Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Trao đổi với VnExpress sáng 1/9, ông Đinh Hồng Phong, Phó chủ tịch thường trực UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, công tác chuẩn bị cho khai trương không gian đi bộ khu vực hồ Gươm và vùng phụ cận (từ 19h tối nay) đã cơ bản hoàn thành.

pho-di-bo-ho-guom-co-nhieu-nha-ve-sinh-mien-phi-cho-du-khach

Khu vực hồ Gươm và vùng phụ cận hiện có 6 nhà vệ sinh công cộng. Ảnh: Võ Hải.

“Các đơn vị liên quan đang hoàn tất rửa đường, dọn vệ sinh, đặt thùng rác mới, trang trí đèn, hoa… để không gian đi bộ hồ Gươm xanh sạch đẹp, làm hài lòng nhân dân Thủ đô và du khách trong ngoài nước”, ông Phong nói.

Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm cho biết, có 6 nhà vệ sinh công cộng đang hoạt động ở khu vực hồ Gươm, gồm: Phố Lê Lai (đối diện Cung văn hóa thiếu nhi Hà Nội); bên hồ Hoàn Kiếm (cạnh cây Lộc Vừng 9 gốc, đối diện Tổng công ty điện lực Hà Nội); đường đôi Đinh Tiên Hoàng; số 8 Lê Thái Tổ; số 29 Hàng Khay.

Hưởng ứng đề nghị của quận, 9 đơn vị (nhà hàng Long Vân, tòa nhà Hàm Cá Mập, nhà hàng Lục Thủy…) đã đăng ký mở cửa phục vụ nhu cầu đi vệ sinh của nhân dân và du khách. Trung tâm văn hóa hồ Gươm số 2 Lê Thái Tổ đã mở cửa, phục vụ người dân đi vệ sinh miễn phí từ sáng 1/9.

Các công sở lớn trong khu vực hồ Gươm như bưu điện bờ Hồ, Tổng công ty điện lực Hà Nội, điện lực Hoàn Kiếm, Sở văn hóa thể thao… không mở cửa nhà vệ sinh cho du khách với lý do đảm bảo an ninh trật tự.

pho-di-bo-ho-guom-co-nhieu-nha-ve-sinh-mien-phi-cho-du-khach-1

Thùng rác mẫu mới được đặt quanh hồ Gươm sáng 1/9. Ảnh: Võ Hải.

Cũng trong sáng 1/9, một tổ công tác đã đi kiểm tra việc cung cấp wifi miễn phí để phục vụ nhu cầu dùng internet của người dân khi đến với không gian đi bộ hồ Gươm.

Từ tối nay, thành phố Hà Nội tổ chức thí điểm không gian đi bộ khu vực hồ Gươm và vùng phụ cận trong 3 ngày cuối tuần. Riêng dịp Quốc khánh 2/9 sẽ tổ chức các tuyến phố đi bộ trong 4 đêm (từ 1-4/9) với khung giờ từ 19-24h. Các tuần tiếp theo sẽ tổ chức phố đi bộ trong 3 ngày từ thứ 6 đến chủ nhật.

Khu vực không gian đi bộ hồ Gươm sẽ có sóng wifi miễn phí với 31 trạm phát sóng quanh hồ để đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách. Bên cạnh đó, các nhà hàng, quán bar trên địa bàn quận Hoàn Kiếm sẽ được kinh doanh đến 2h sáng thay vì 24h như lâu nay.

Võ Hải

1800-ty-dong-nao-vet-rach-xuyen-khu-phu-my-hung

Rạch Thầy Tiêu với cầu Ánh Sao bắc ngang, nằm ở khu trung tâm của Phú Mỹ Hưng. Ảnh: Duy Trần

UBND TP HCM vừa phê duyệt dự án nạo vét trục thoát nước rạch Thầy Tiêu (quận 7) của một nhà đầu tư. Dự án được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (BT) với tổng kinh phí gần 1.800 tỷ đồng, từ năm 2017 đến 2019.

Rạch Thầy Tiêu dài khoảng 3,6 km, bắt đầu từ ngã ba rạch Ông Lớn (thuộc phường Tân Hưng) và kết thúc tại điểm giao với rạch Dĩa (gần cầu Ánh Sao, phường Tân Phú).

Theo các chuyên gia, tình trạng ngập nước ở đường Huỳnh Tấn Phát và một số khu vực tại quận 7 do các tuyến kênh Cả Cấm, Thầy Tiêu, Rạch Đĩa... bị lấn chiếm, không được nạo vét thường xuyên. Việc cải tạo kênh Thầy Tiêu xuyên Phú Mỹ Hưng cũng góp phần chỉnh trang lại "khu nhà giàu" của Sài Gòn.

Con rạch này có cầu Ánh Sao (dài 170 m) - cầu đi bộ đầu tiên của Sài Gòn - bắc ngang qua. Đây là khu vực tập trung nhiều bạn trẻ đến vui chơi về đêm, nhất là cuối tuần.

Duy Trần

khoi-kinh-nang-hon-tan-de-chet-nguoi-dan-ong-han-quoc

Một xe cẩu làm việc tại Công ty Diệt may Panko Tam Thăng. Ảnh: Sơn Thủy.

Tối 31/8, tại Công ty Dệt may Panko Tam Thăng (KCN Tam Thăng, Quảng Nam), xe cẩu đang nâng khối kính nặng 1,4 tấn bên trong xưởng may. Ông Yoon Hyun Jun (32 tuổi, người Hàn Quốc) giữ chức Trưởng phòng tổng hợp công ty đứng phía dưới để hỗ trợ dịch chuyển. Bất ngờ khối kính tuột xuống, va vào ngực khiến ông Jun tử vong. 

Đại tá Nguyễn Đức Dũng, Trưởng phòng Tham mưu kiêm người phát ngôn Công an tỉnh Quảng Nam, cho hay đã nắm thông tin về vụ việc và đang tiếp tục điều tra. "Đây là vụ tai nạn lao động", ông Dũng nhận định ban đầu.

Sơn Thủy

nguoi-dan-ong-dot-xe-tay-ga-tren-cau-chuong-duong

Chiếc xe tay ga mang biển số Hải Phòng cháy rụi trên cầu Chương Dương(Hà Nội) lúc rạng sáng nay. Ảnh: Sơn Dương

Khoảng 1h sáng 1/9, người đàn ông ngoài 30 tuổi đi xe tay ga mang biển kiểm soát Hải Phòng lên cầu Chương Dương dừng lại và châm lửa đốt. Tổ bảo vệ cầu Chương Dương gồm anh Nguyễn Tiến Hùng và anh Phạm Văn Dũng đang trực 2 đầu Nam và Bắc, nghe thấy tiếng nổ lớn kèm khói lửa bốc ở khu vực giữa cầu đã cầm theo bình cứu hỏa mini chạy đến tìm cách dập lửa. 

"Chiếc xe đang bốc cháy nghi ngút, người đàn ông trong tình trạng nửa tỉnh nửa say, miệng nói đốt xe cho bõ tức" một nhân chứng kể lại.

Lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường sau đó đã điều 2 xe cứu hỏa dập tắt đám cháy. Công an phường Ngọc Thụy, Long Biên khống chế người đàn ông và đưa về trụ sở để làm rõ nguyên nhân.

Phương Sơn

canh-sat-hinh-su-hoa-trang-tren-pho-di-bo-chong-dao-chich

Cảnh sát hình sự sẽ hoá trang xen lẫn vào dòng người đi bộ quanh Hồ Gươm để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các trường hợp trộm cắp, móc túi, cướp giật. Ảnh minh hoạ: Ngọc Thành

Từ 1/9, nhiều tuyến phố quanh Hồ Gươm (Hà Nội) được tổ chức thành không gian đi bộ.

Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã lên kế hoạch chi tiết để đảm bảo an ninh trật tự cho khu vực có phố đi bộ. Cụ thể, ngoài 12 chốt với 48 cán bộ chiến sỹ cùng lực lượng dân phòng, tự quản được bố trí ở các ngã ba, ngã tư, nút giao lớn, công an Quận còn bố trí đội cảnh sát hình sự gồm hàng chục chiến sỹ hoá trang, đi bộ trên khắp các tuyến phố cổ. Các lực lượng chức năng được giao nhiệm vụ kịp thời phát hiện, ngăn chặn và bắt giữ các trường hợp phạm pháp hình sự như trộm cắp, móc túi, gây rối hoặc bán hàng rong đeo bám người dân, du khách...

Lực lượng cảnh sát hình sự của Công an thành phố cũng sẽ phối hợp với công an quận Hoàn Kiếm ngăn chặn các hành vi 'đạo chích', trông giữ xe trái phép, bắt chẹt du khách.

Đội cảnh sát giao thông - trật tự - phản ứng nhanh với hàng chục chiến sỹ sẽ tuần tra xung quanh khu vực tổ chức tuyến phố đi bộ, phối hợp với các đơn vị khác xử lý triệt để các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, không để ô tô, xe máy dừng đỗ dưới lòng đường, vỉa hè sai quy định, gây cản trở giao thông.

Theo kế hoạch của Phòng cảnh sát giao thông, bắt đầu từ 19h tối nay, các phương tiện sẽ bị cấm đi vào khu vực các tuyến phố quanh Hồ Gươm để phục vụ người dân và du khách đi bộ. Đợt Quốc khánh 2/9 này sẽ tổ chức các tuyến phố đi bộ trong 4 đêm từ 1-4/9 trong khung giờ từ 19-24h. Các tuần tiếp theo sẽ tổ chức phố đi bộ trong 3 ngày từ thứ 6 đến chủ nhật.

Bá Đô

Sở Nội vụ Thanh Hóa cho hay, năm học 2016-2017, toàn tỉnh thiếu 1.154 giáo viên so với định biên biên chế được giao. Cụ thể, khối mầm non còn thiếu 649 biên chế, khối tiểu học thiếu 438, khối THPT thiếu 67 giáo viên, 53 cán bộ quản lý và 421 nhân viên hành chính. Trong khi hầu hết cấp học thiếu giáo viên thì khối THCS, Thanh Hóa lại thừa 1.005 người.

Theo đại diện Sở Nội vụ, mặc dù tình trạng dôi dư giáo viên còn lớn, nhưng những năm qua, lãnh đạo các huyện thị và hiệu trưởng nhà trường vẫn ký hợp đồng lao động trái quy định 4.208 giáo viên, nhân viên hành chính. Trong đó, mầm non là 1.295 hợp đồng, tiểu học 1.154, khối THCS là 994 và THPT là 765.

thanh-hoa-thieu-hon-1000-giao-vien-truoc-ngay-khai-giang

Việc thiếu hàng loạt giáo viên bậc tiểu học khiến công tác dạy học ở các nhà trường tại Thanh Hóa gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Lê Hoàng.

Để giải quyết tình trạng bất cập nêu trên, UBND tỉnh Thanh Hóa đang yêu cầu các Sở Giáo dục, Nội vụ đưa ra một số giải pháp trước mắt như điều chuyển giáo viên bậc THCS có chuyên ngành đào tạo phù hợp xuống dạy trường tiều học, mầm non.

Sau khi điều chuyển giáo viên THCS, nếu còn thiếu sẽ rà soát, tổng hợp chỉ tiêu, xây dựng kế hoạch tuyển dụng trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Trong đó, ưu tiên giáo viên đang hợp đồng ngoài biên chế đã được UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí và lao động hợp đồng đủ tiêu chuẩn, phù hợp với vị trí việc làm hiện có…

Bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa cho biết, việc thiếu số lượng lớn giáo viên trong khi sắp khai giảng năm học ảnh hưởng đến công tác giảng dạy ở các nhà trường. Do đó, UBND tỉnh đang giao Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với ngành giáo dục khẩn trương rà soát, luân chuyển sớm, bố trí đủ nhân lực cho các trường nhằm đảm bảo chất lượng dạy học.

Trước băn khoăn về việc giáo viên cấp THCS gặp trở ngại khi được điều chuyển xuống giảng dạy bậc Tiểu học và Mầm non, bà Hằng cho hay, đây không phải vấn đề lớn. Những giáo viên nằm trong diện điều chuyển trước khi nhận công tác mới sẽ được bồi dưỡng nghiệp vụ qua các lớp tập huấn ngắn hạn do Sở tổ chức.

Lê Hoàng

thu-tuong-viet-nam-dong-gop-tich-cuc-vao-duy-tri-hoa-binh-khu-vuc

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chào mừng các đại sứ, trưởng các cơ quan đại diện đến dự tiệc Quốc khánh. Ảnh: Giang Huy

"Trên cơ sở coi hợp tác bình đẳng, cùng có lợi và cùng phát triển, Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị, thân tình với các nước láng giềng chung đường biên giới, cùng các nước thành viên xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, đoàn kết, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong bài phát biểu chào mừng, thông cáo của Bộ Ngoại giao cho biết.

Ông Nguyễn Xuân Phúc lưu ý đến tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khó lường, hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, khoa học công nghệ phát triển mạnh, bước vào làn sóng công nghiệp lần thứ 4 với những tiến bộ vượt bậc, sáng tạo đột phá. Trong khi đó biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai, dịch bệnh, sử dụng nguồn nước là những thách thức toàn cầu trở nên ngày càng trầm trọng, khó dự báo. 

Theo Thủ tướng, Việt Nam luôn ủng hộ giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế; tiếp tục đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Việt Nam cũng sẽ làm sâu sắc hơn, hiệu quả hơn quan hệ với các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các nước bạn bè truyền thống, đẩy mạnh quan hệ hữu nghị, hợp tác với tất cả các quốc gia, bạn bè trên thế giới.

Thay mặt các đại sứ và trưởng các cơ quan đại diện ở Việt Nam, ông El Houcine Fardani, Đại sứ Maroc tại Việt Nam, khẳng định nhờ chính sách đối ngoại độc lập, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ, Việt Nam nay đóng vai trò tích cực trong khu vực và trên trường quốc tế, góp phần giữ gìn hoà bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Ông Fardani nhấn mạnh các đại sứ cam kết phát triển hơn nữa mối quan hệ bền chặt giữa Việt Nam và các quốc gia và tổ chức quốc tế đại diện ở đây, trên cơ sở hợp tác tích cực và hiệu quả vì lợi ích chung.

thu-tuong-viet-nam-dong-gop-tich-cuc-vao-duy-tri-hoa-binh-khu-vuc-1

Các lãnh đạo Việt Nam đón các đại sứ tại tiệc chiêu đãi tối nay. Ảnh: Giang Huy

Việt Anh

nhung-quy-dinh-noi-bat-co-hieu-luc-tu-thang-9

Phạt tiền đến 3 triệu đồng với hành vi kinh doanh sản xuất mà để phân bón tiếp xúc trực tiếp với nền nhà, mặt đất tại địa điểm kinh doanh. Ảnh minh họa: Quốc Dũng

Hỗ trợ 15kg gạo/tháng cho mỗi học sinh đặc biệt khó khăn

Nghị định 116/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn có hiệu lực từ 1/9.

Theo đó, hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương cơ sở/tháng/học sinh; tiền nhà bằng 10% mức lương cơ sở/tháng/học sinh nếu phải tự túc chỗ ở và 15kg gạo/tháng/học sinh (các mức hỗ trợ không quá 9 tháng/năm/học sinh).

Trường phổ thông dân tộc bán trú tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo định mức khoán kinh phí tối thiểu bằng 135% mức lương cơ sở/1 tháng/30 học sinh.

Công chức quản lý thị trường không được sách nhiễu, đòi tiền

Pháp lệnh Quản lý thị trường, có hiệu lực từ 1/9, quy định công chức quản lý thị trường không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm.

Công chức quản lý thị trường cũng không được dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thái độ, cử chỉ, phát ngôn không đúng quy định đối với tổ chức, cá nhân trong khi thi hành công vụ.

Pháp lệnh này quy định, công chức quản lý thị trường đã được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và không trong thời gian bị kỷ luật sẽ được cấp thẻ kiểm tra thị trường; thẻ có thời hạn sử dụng 5 năm kể từ ngày được cấp. 

Bổ sung trường hợp chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 bổ sung và bãi bỏ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005, có hiệu lực từ 1/9, quy định thêm những trường hợp chịu thuế mới như: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

Theo quy định hiện hành, những trường hợp chịu thuế gồm: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

Luật này cũng quy định những trường hợp hàng hóa được miễn, giảm thuế, hoàn thuế cụ thể như: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam trong định mức phù hợp với Điều ước quốc tế; tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại...

Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp cho một số trường hợp 

Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành thông tư hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, hiệu lực từ 1/9.

Theo đó, đối với người có mức lương hưu từ 1,75 triệu đồng/tháng trở xuống, sẽ được điều chỉnh thêm 0,25 triệu đồng/tháng; đối với người có lương hưu trên 1,75 triệu đồng/tháng, mức lương hưu sau điều chỉnh là 2 triệu đồng/tháng. 

Đối với người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ 1,85 triệu đồng/tháng trở xuống, mức trợ cấp mới  bằng trợ cấp hằng tháng trước điều chỉnh cộng thêm 0,15 triệu đồng/tháng...

Để phân bón dưới nền nhà bị phạt đến 3 triệu đồng

Theo Nghị định 115/2016 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 15/9, hành vi quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng không có giấy xác nhận quảng cáo do Bộ Y tế cấp sẽ bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng; trường hợp quảng cáo không đúng theo Giấy xác nhận quảng cáo bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng.

Phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng với hành vi kinh doanh sản xuất mà xếp, để sản phẩm phân bón lẫn với nguyên liệu sản xuất tại nhà xưởng sản xuất phân bón hoặc không xếp phân bón lên kệ mà để tiếp xúc trực tiếp với nền nhà, mặt đất tại địa điểm kinh doanh. 

Bá Đô

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 vừa diễn ra, Tổ công tác của Thủ tướng đã báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng giao các bộ, cơ quan, địa phương 8 tháng đầu năm 2016 và kết quả kiểm tra tại Bộ Kế hoạch đầu tư (KHDT), Bộ Tài chính.

Theo số liệu thống kê trên Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi, từ đầu năm tới ngày 29/8, có tổng số 3.726 nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao các bộ, cơ quan, địa phương. Trong đó có 1.739 nhiệm vụ đã hoàn thành (đúng hạn 1.310, quá hạn 429); chưa hoàn thành 1.987 (trong hạn 1.812, quá hạn 175).

Một số bộ, cơ quan, địa phương có nhiều nhiệm vụ quá hạn chưa thực hiện, như các Bộ: KHDT, Tài chính, Công an, Thanh tra Chính phủ; UBND Thành phố: HCM, Hà Nội, Đà Nẵng…

to-cong-tac-cua-thu-tuong-diem-danh-co-quan-cham-tre-cong-viec

Tổ công tác của Thủ tướng làm việc tại Bộ Kế hoạch và đầu tư. Ảnh: CP

Đối với Bộ KHĐT, Tổ công tác nêu rõ lãnh đạo Bộ cần sâu sát hơn nữa trong chỉ đạo triển khai thực hiện một số nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao.  Trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, thay vì tư tưởng co kéo thẩm quyền về Bộ, cơ chế xin cho, Bộ cần phân cấp mạnh mẽ trong quản lý vốn đầu tư công; rà soát, cắt bỏ tất cả những gì là rào cản, là giấy phép con gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Tài chính cần tiếp tục thay đổi cách lập, duyệt dự toán thu ngân sách, bảo đảm công khai, minh bạch, sát thực tế. Chấm dứt tình trạng lãnh đạo địa phương lên “xin” giao dự toán thấp để có phần vượt thu cao so với dự toán. Tiếp tục cải cách hành chính mạnh mẽ hơn nữa trong lĩnh vực thuế, hải quan, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong lĩnh vực này. Lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả hoạt động của ngành thuế, hải quan.

Bộ Tài chính cần khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến thể chế, chính sách, đặc biệt là việc xây dựng Nghị định về chống chuyển giá, trốn thuế, Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017…

Thủ tướng đã quyết định thành lập Tổ công tác kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng.

Tổ công tác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm Tổ trưởng.

Tổ công tác sẽ kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng tại các bộ, cơ quan, địa phương. Định kỳ hàng tháng hoặc sau mỗi đợt kiểm tra, Tổ công tác có nhiệm vụ báo cáo đầy đủ và chính xác tình hình, kiến nghị các biện pháp xử lý vi phạm theo quy định (nếu có).

Xuân Hoa

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 vừa diễn ra, Tổ công tác của Thủ tướng đã báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng giao các bộ, cơ quan, địa phương 8 tháng đầu năm 2016 và kết quả kiểm tra tại Bộ Kế hoạch đầu tư (KHDT), Bộ Tài chính.

Theo số liệu thống kê trên Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi, từ đầu năm tới ngày 29/8, có tổng số 3.726 nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao các bộ, cơ quan, địa phương. Trong đó có 1.739 nhiệm vụ đã hoàn thành (đúng hạn 1.310, quá hạn 429); chưa hoàn thành 1.987 (trong hạn 1.812, quá hạn 175).

Một số bộ, cơ quan, địa phương có nhiều nhiệm vụ quá hạn chưa thực hiện, như các Bộ: KHDT, Tài chính, Công an, Thanh tra Chính phủ; UBND Thành phố: HCM, Hà Nội, Đà Nẵng…

to-cong-tac-cua-thu-tuong-diem-danh-cac-co-quan-de-cong-viec-cham-tre

Tổ công tác của Thủ tướng làm việc tại Bộ Kế hoạch và đầu tư. Ảnh: CP

Đối với Bộ KHĐT, Tổ công tác nêu rõ lãnh đạo Bộ cần sâu sát hơn nữa trong chỉ đạo triển khai thực hiện một số nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao.  Trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, thay vì tư tưởng co kéo thẩm quyền về Bộ, cơ chế xin cho, Bộ cần phân cấp mạnh mẽ trong quản lý vốn đầu tư công; rà soát, cắt bỏ tất cả những gì là rào cản, là giấy phép con gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Tài chính cần tiếp tục thay đổi cách lập, duyệt dự toán thu ngân sách, bảo đảm công khai, minh bạch, sát thực tế. Chấm dứt tình trạng lãnh đạo địa phương lên “xin” giao dự toán thấp để có phần vượt thu cao so với dự toán. Tiếp tục cải cách hành chính mạnh mẽ hơn nữa trong lĩnh vực thuế, hải quan, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong lĩnh vực này. Lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả hoạt động của ngành thuế, hải quan.

Bộ Tài chính cần khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến thể chế, chính sách, đặc biệt là việc xây dựng Nghị định về chống chuyển giá, trốn thuế, Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017…

Thủ tướng đã quyết định thành lập Tổ công tác kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng.

Tổ công tác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm Tổ trưởng.

Tổ công tác sẽ kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng tại các bộ, cơ quan, địa phương. Định kỳ hàng tháng hoặc sau mỗi đợt kiểm tra, Tổ công tác có nhiệm vụ báo cáo đầy đủ và chính xác tình hình, kiến nghị các biện pháp xử lý vi phạm theo quy định (nếu có).

Xuân Hoa

Bãi rác Đa Phước

Cách trung tâm TP HCM gần 20 km, Khu liên hợp Xử lý chất thải rắn Đa Phước (bãi rác Đa Phước) có tổng số vốn hơn 100 triệu USD do Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (Vietnam Waste Solutions - VWS) làm chủ đầu tư, được khởi công hồi tháng 7/2005 tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh.

Bãi rác Đa Phước nằm biệt lập như một cù lao được bao quanh bởi hệ thống kênh rạch. Để đưa rác về đây, xe tải từ tất cả các quận huyện phải đi qua con đường độc đạo là Quốc lộ 50, rẽ vào đường nội bộ dài khoảng 1,5 km trước khi qua một cây cầu để vào bên trong bãi rác.

Dự án dự kiến bao phủ trên diện tích 138 ha, chia làm bốn giai đoạn, hoạt động trong 24 năm. Ở giai đoạn 1, một bãi chôn lấp có diện tích 30,6 ha và thể tích không gian khoảng 3 triệu m3 đã được xây dựng. Bãi chôn lấp được thiết kế với công suất 10.000 tấn rác thải một ngày. Công trình chính thức hoạt động từ tháng 11/2007.

Hạng mục chính của công trình gồm nhà máy phân loại rác, nhà máy sản xuất phân compost và bãi chôn lấp rác được cho là "theo các tiêu chuẩn tiên tiến của thế giới". Ngoài ra, công trình còn có một số hạng mục phụ như vành đai đê bao, hệ thống xử lý nước rỉ rác, hệ thống truy thu khí...

khu-lien-hiep-da-phuoc-dang-xu-ly-nhung-chat-thai-gi

Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước ở xã Đa Phước huyện Bình Chánh, TP HCM. Ảnh: Google maps

Khi mới hoạt động, bãi rác Đa Phước tiếp nhận và chôn lấp 3.000 tấn rác mỗi ngày. Năm 2009, khi vừa vận hành được 2 năm, bãi rác lớn nhất TP HCM bị người dân tố thải nước bẩn ra môi trường. Cảnh sát môi trường thành phố sau khi điều tra xác định có việc xả nước rỉ rác ra môi trường như dư luận phản ánh. Đơn vị này đã báo cáo lên UBND thành phố để xử lý, chấn chỉnh.

Đến năm 2014, thanh tra thành phố kết luận có bất thường trong việc quản lý, giám sát bãi rác Đa Phước như: công ty này chưa thực hiện phân loại, tái chế như hợp đồng mà chôn lấp toàn bộ trong thời gian 24 năm. Bên cạnh đó, đơn vị này cũng chưa thực hiện đúng giấy phép đầu tư khi không xây dựng và điều hành nhà máy phân loại, thu gom nguyên liệu tái chế và tái sử dụng chất thải công suất 2.500-3.000 tấn một ngày.

khu-lien-hiep-da-phuoc-dang-xu-ly-nhung-chat-thai-gi-1

Cây cầu dẫn vào khu xử lý rác thải Đa Phước. Ảnh: Hữu Nguyên

Nhà máy xử lý bùn thải Sài Gòn Xanh

Cũng nằm tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, nhà máy do Công ty TNHH Sài Gòn Xanh xây dựng theo chủ trương xã hội hóa việc xử lý bùn thải từ các nhà máy xử lý nước thải, nhà máy cấp nước cũng như bùn thải (không nguy hại) từ công tác duy tu, nạo vét hệ thống cống rãnh, kênh rạch trên địa bàn của UBND TP HCM

Được đầu tư 195 tỷ đồng, nhà máy Xử lý bùn thải Sài Gòn Xanh có diện tích 47,6. Khi chính thức xây dựng hoàn chỉnh (dự kiến cuối năm 2019) nhà máy có thể xử lý 5.200 m3 bùn mỗi ngày (tương đương 70-80% lượng bùn thải của thành phố theo thời điểm lập dự án là năm 2014).

Nhà máy được quy hoạch gồm các khu: xử lý nước thải, bến thủy nội địa, trung tâm nghiên cứu thực nghiệm kết hợp tái chế chất thải không nguy hại, đất xưởng sản xuất, khu lưu chứa xử lý bùn (nạo vét kênh rạch, cống thoát nước, bùn hầm cầu, bùn từ các hệ thống/trạm xử lý nước thải tập trung của KCN, KCX, bùn đất từ các công trình xây dựng cao ốc, trung tâm thương mại…).

Bùn thải hữu cơ không nguy hại sau khi được tách nước, cát, đá, xà bần… được xử lý bằng phương pháp hóa vi sinh (ủ compost) kết hợp với hoạt chất tự nhiên khử mùi. Phương pháp này được cho là sẽ khử được mùi hôi của bùn và có thể tái sử dụng để trồng cây hoặc làm phân bón.

Nhà máy xử lý chất thải Hòa Bình

Thuộc Công ty TNHH Dịch vụ môi trường đô thị Hòa Bình, nhà máy được đầu tư hơn 30 tỷ đồng, hoạt động từ tháng 3/2008. Nhà máy chuyên xử lý các loại bùn hầm cầu, bùn nạo vét từ hệ thống thoát nước và kênh rạch trên địa bàn TP HCM. Theo công suất thiết kế, trong giai đoạn một nhà máy xử lý bùn hầm cầu này sẽ đạt công suất thiết kế đến 250 m3 mỗi ngày đêm; giai đoạn 2 đạt 500 m3.

Theo giới thiệu của công ty, chất thải rút hầm cầu sẽ được xử lý bằng công nghệ sinh học theo phương pháp hiếu khí nước thải sau khi xử lý đạt loại B, đủ tiêu chuẩn xả ra kênh rạch. Đây là nhà máy xử lý chất thải rút hầm cầu được xem là hiện đại đảm bảo xử lý đúng các quy trình công nghệ và không gây ô nhiễm môi trường.

Ngay sau khi nhà máy xử lý bùn hầm cầu Hòa Bình chính thức vận hành, Sở Tài nguyên – Môi trường TP HCM đã ra quyết định ngưng mọi hoạt động tiếp nhận bùn hầm cầu tại bãi rác Đông Thạnh (huyện Hóc Môn TP HCM). Trước đó, mỗi ngày có khoảng 300 m3 bùn hầm cầu được xả đổ tại bãi rác Đông Thạnh gây bức xúc cho hàng trăm hộ dân sống xung quanh.

Vài tháng nay người dân khu đô thị Phú Mỹ Hưng, (quận 7, TP HCM) phải sống trong không khí có mùi hôi "khủng khiếp" xuất hiện từ ban đêm tới sáng. Cũng tầm thời gian này, mùi hôi thối còn tấn công cả khu dân cư lân cận Tân Mỹ (gần đường Hoàng Quốc Việt, quận 7), Nhà Bè, Bình Chánh. Có người nói nó giống mùi bể phốt, có người miêu tả giống phân tươi bón ruộng, rất nồng nặc và không thể chịu nổi. Ngoài ra, người dân sống dọc Quốc lộ 50 nhiều năm qua cũng phải kêu cứu vì tình trạng mùi hôi phát sinh từ bãi rác Đa Phước.

Được Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu điều tra nguồn phát sinh ô nhiễm, Sở Tài nguyên - Môi trường đã khoanh vùng, xác định có khả năng phát sinh mùi lớn nhất là Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước với 3 đơn vị gồm nhà máy xử lý rác thải rắn sinh hoạt Đa Phước (bãi rác Đa Phước), công ty xử lý bùn Sài Gòn Xanh, đơn vị xử lý chất thải hầm cầu Hòa Bình. Tuy nhiên, trao đổi với VnExpress, cả 3 đơn vị này đều bác bỏ. 

Dự kiến, ngày 5/9, Sở Tài Nguyên - Môi trường sẽ hoàn tất kiểm tra các cơ sở.

Hữu Nguyên

Ông Đặng Hồng Thuẩn, Chủ tịch UBND xã An Lộc (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) cho biết, chính quyền địa phương đang kêu gọi, giúp đỡ tài chính với gia đình ông Đặng Văn Lịch (trú thôn Thống Nhất) để đưa thi thể con trai Đặng Văn Quang (22 tuổi, du học sinh Nhật Bản) về nước mai táng.

du-hoc-sinh-viet-tu-vong-khi-tam-bien-o-nhat-ban

Du học sinh Đặng Văn Quang.

Ngày 27/8, Quang đi tắm biển ở Koya (Kasuga, Fukouka) thì bị sóng cuốn trôi. Sau 12 tiếng tìm kiếm, nhà chức trách phát hiện thi thể nam sinh cách bãi biển khoảng 2 km.

Theo chính quyền địa phương, Quang sang Nhật Bản du học tự túc vào năm 2013, dự định sau khi học xong sẽ ở lại làm việc gửi tiền về cho bố mẹ trả nợ.

Gia đình Quang thuộc diện khó khăn, để đưa thi thể về cần khoảng 250 triệu đồng. Bố và anh trai của nam sinh này đã vay mượn, làm thủ tục để sang Nhật Bản đưa thi thể con về mai táng.

Đức Hùng

Bãi rác Đa Phước

Cách trung tâm TP HCM gần 20 km, Khu liên hợp Xử lý chất thải rắn Đa Phước (bãi rác Đa Phước) có tổng số vốn hơn 100 triệu USD do Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (Vietnam Waste Solutions - VWS) làm chủ đầu tư, được khởi công hồi tháng 7/2005 tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh.

Bãi rác Đa Phước nằm biệt lập như một cù lao được bao quanh bởi hệ thống kênh rạch. Để đưa rác về đây, xe tải từ tất cả các quận huyện phải đi qua con đường độc đạo là Quốc lộ 50, rẽ vào đường nội bộ dài khoảng 1,5 km trước khi qua một cây cầu để vào bên trong bãi rác.

Dự án dự kiến bao phủ trên diện tích 138 ha, chia làm bốn giai đoạn, hoạt động trong 24 năm. Ở giai đoạn 1, một bãi chôn lấp có diện tích 30,6 ha và thể tích không gian khoảng 3 triệu m3 đã được xây dựng. Bãi chôn lấp được thiết kế với công suất 10.000 tấn rác thải một ngày. Công trình chính thức hoạt động từ tháng 11/2007.

Hạng mục chính của công trình gồm nhà máy phân loại rác, nhà máy sản xuất phân compost và bãi chôn lấp rác được cho là "theo các tiêu chuẩn tiên tiến của thế giới". Ngoài ra, công trình còn có một số hạng mục phụ như vành đai đê bao, hệ thống xử lý nước rỉ rác, hệ thống truy thu khí...

3-cong-ty-bi-nghi-la-thu-pham-gay-mui-thoi-o-nam-sai-gon

Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước ở xã Đa Phước huyện Bình Chánh, TP HCM. Ảnh: Google maps

Khi mới hoạt động, bãi rác Đa Phước tiếp nhận và chôn lấp 3.000 tấn rác mỗi ngày. Năm 2009, khi vừa vận hành được 2 năm, bãi rác lớn nhất TP HCM bị người dân tố thải nước bẩn ra môi trường. Cảnh sát môi trường thành phố sau khi điều tra xác định có việc xả nước rỉ rác ra môi trường như dư luận phản ánh. Đơn vị này đã báo cáo lên UBND thành phố để xử lý, chấn chỉnh.

Đến năm 2014, thanh tra thành phố kết luận có bất thường trong việc quản lý, giám sát bãi rác Đa Phước như: công ty này chưa thực hiện phân loại, tái chế như hợp đồng mà chôn lấp toàn bộ trong thời gian 24 năm. Bên cạnh đó, đơn vị này cũng chưa thực hiện đúng giấy phép đầu tư khi không xây dựng và điều hành nhà máy phân loại, thu gom nguyên liệu tái chế và tái sử dụng chất thải công suất 2.500-3.000 tấn một ngày.

3-cong-ty-bi-nghi-la-thu-pham-gay-mui-thoi-o-nam-sai-gon-1

Cây cầu dẫn vào khu xử lý rác thải Đa Phước. Ảnh: Hữu Nguyên

Nhà máy xử lý bùn thải Sài Gòn Xanh

Cũng nằm tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, nhà máy do Công ty TNHH Sài Gòn Xanh xây dựng theo chủ trương xã hội hóa việc xử lý bùn thải từ các nhà máy xử lý nước thải, nhà máy cấp nước cũng như bùn thải (không nguy hại) từ công tác duy tu, nạo vét hệ thống cống rãnh, kênh rạch trên địa bàn của UBND TP HCM

Được đầu tư 195 tỷ đồng, nhà máy Xử lý bùn thải Sài Gòn Xanh có diện tích 47,6. Khi chính thức xây dựng hoàn chỉnh (dự kiến cuối năm 2019) nhà máy có thể xử lý 5.200 m3 bùn mỗi ngày (tương đương 70-80% lượng bùn thải của thành phố theo thời điểm lập dự án là năm 2014).

Nhà máy được quy hoạch gồm các khu: xử lý nước thải, bến thủy nội địa, trung tâm nghiên cứu thực nghiệm kết hợp tái chế chất thải không nguy hại, đất xưởng sản xuất, khu lưu chứa xử lý bùn (nạo vét kênh rạch, cống thoát nước, bùn hầm cầu, bùn từ các hệ thống/trạm xử lý nước thải tập trung của KCN, KCX, bùn đất từ các công trình xây dựng cao ốc, trung tâm thương mại…).

Bùn thải hữu cơ không nguy hại sau khi được tách nước, cát, đá, xà bần… được xử lý bằng phương pháp hóa vi sinh (ủ compost) kết hợp với hoạt chất tự nhiên khử mùi. Phương pháp này được cho là sẽ khử được mùi hôi của bùn và có thể tái sử dụng để trồng cây hoặc làm phân bón.

Nhà máy xử lý chất thải Hòa Bình

Thuộc Công ty TNHH Dịch vụ môi trường đô thị Hòa Bình, nhà máy được đầu tư hơn 30 tỷ đồng, hoạt động từ tháng 3/2008. Nhà máy chuyên xử lý các loại bùn hầm cầu, bùn nạo vét từ hệ thống thoát nước và kênh rạch trên địa bàn TP HCM. Theo công suất thiết kế, trong giai đoạn một nhà máy xử lý bùn hầm cầu này sẽ đạt công suất thiết kế đến 250 m3 mỗi ngày đêm; giai đoạn 2 đạt 500 m3.

Theo giới thiệu của công ty, chất thải rút hầm cầu sẽ được xử lý bằng công nghệ sinh học theo phương pháp hiếu khí nước thải sau khi xử lý đạt loại B, đủ tiêu chuẩn xả ra kênh rạch. Đây là nhà máy xử lý chất thải rút hầm cầu được xem là hiện đại đảm bảo xử lý đúng các quy trình công nghệ và không gây ô nhiễm môi trường.

Ngay sau khi nhà máy xử lý bùn hầm cầu Hòa Bình chính thức vận hành, Sở Tài nguyên – Môi trường TP HCM đã ra quyết định ngưng mọi hoạt động tiếp nhận bùn hầm cầu tại bãi rác Đông Thạnh (huyện Hóc Môn TP HCM). Trước đó, mỗi ngày có khoảng 300 m3 bùn hầm cầu được xả đổ tại bãi rác Đông Thạnh gây bức xúc cho hàng trăm hộ dân sống xung quanh.

Vài tháng nay người dân khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7, TP HCM) phải sống trong không khí có mùi hôi "khủng khiếp" xuất hiện từ ban đêm tới sáng. Cũng tầm thời gian này, mùi hôi thối còn tấn công cả khu dân cư lân cận Tân Mỹ (gần đường Hoàng Quốc Việt, quận 7). Có người nói nó giống mùi bể phốt, có người miêu tả giống phân tươi bón ruộng, rất nồng nặc và không thể chịu nổi. Ngoài ra, người dân sống dọc Quốc lộ 50 nhiều năm qua cũng phải kêu cứu vì tình trạng mùi hôi phát sinh từ bãi rác Đa Phước.

Được Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu điều tra nguồn phát sinh ô nhiễm, Sở Tài nguyên - Môi trường đã khoanh vùng, xác định có khả năng phát sinh mùi lớn nhất là Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước. Hiện, khu này bao gồm nhà máy xử lý rác thải rắn sinh hoạt Đa Phước (bãi rác Đa Phước), công ty xử lý bùn Sài Gòn Xanh, đơn vị xử lý chất thải hầm cầu Hòa Bình.

Hữu Nguyên

Tại cuộc họp báo chiều 31/8, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã trả lời câu hỏi liên quan đến nguyên nhân mùi hôi thối ở khu Nam Sài Gòn.

- Vừa qua cư dân phía Nam TP HCM liên tục phản ánh tình trạng bị tra tấn vì mùi hôi. Nhiều người nghi ngờ mùi hôi xuất phát từ khu liên hiệp xử lý rác thải Đa Phước. Chính phủ có chỉ đạo gì về vấn đề này?

- Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Sở Tài nguyên TP HCM đã trực tiếp khảo sát, kiểm tra, nhận định ban đầu "có lẽ hoạt động của toàn bộ khu liên hợp xử lý rác Đa Phước là nguyên nhân chính". Bên cạnh đó còn có công ty xử lý bùn Sài Gòn Xanh - đơn vị đang xử lý chất thải hầm cầu, nằm gần khu vực và gây ô nhiễm không khí. Sở Tài nguyên TP HCM đang xem xét, đánh giá kỹ, đặc biệt là về công nghệ xử lý rác thải của Công ty môi trường Đa Phước.

cong-nghe-xu-ly-rac-cua-da-phuoc-chu-yeu-la-chon-lap

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. Ảnh: Vinh An

- Nhiều chuyên gia cho rằng công nghệ xử lý rác tại Đa Phước không tiên tiến, chủ yếu chôn lấp, giá thành cao. Quan điểm của Bộ trưởng như thế nào?

- Bộ Tài nguyên đã biết việc xử lý rác ở khu liên hợp Đa Phước chủ yếu là chôn lấp, với quy trình công nghệ, quy chuẩn đã được áp dụng ở Mỹ. Tuy nhiên, qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện nhiều hạng mục liên quan đến xử lý nước rác (ví dụ bể chứa) chưa hoàn thành.

Những vấn đề này, Bộ đang giao cho Sở Tài nguyên trực tiếp kiểm tra và đề xuất hướng xử lý.

Việc xử lý rác thải dưới hình thức chôn lấp đang được nhiều nước sử dụng, tuy nhiên công nghệ chôn lấp sẽ không triệt để và không giải quyết hoàn toàn bài toán về môi trường. Trong điều kiện đất đai không có nhiều thì giải pháp chôn lấp chỉ là trước mắt.

- Vị trí bãi rác không phù hợp với quy hoạch phát triển của TP HCM, phía Nam được coi là trung tâm mới với nhiều đô thị hiện đại. Cơ quan chức năng đánh giá thế nào về nhận định trên?

- Về quy hoạch, trước đây việc bố trí khu xử lý rác Đa Phước có vẻ hợp lý, nhưng với tốc độ phát triển của TP HCM như hiện nay thì cần phải tính toán quy hoạch theo vùng với tầm nhìn xa hơn, rộng hơn. Về lâu dài, cần áp dụng công nghệ xử lý rác hiện đại, ví dụ như thiêu đốt rác.

cong-nghe-xu-ly-rac-cua-da-phuoc-chu-yeu-la-chon-lap-1

Khu xử lý rác Đa Phước. Ảnh: Hữu Nguyên 

- Vì sao dự án xử lý rác thải Đa Phước được chấp thuận ở TP HCM? 

- Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đào Quang Thu: Từ khi Luật Đầu tư 2005 ra đời đến nay, Bộ Kế hoạch không can dự vào việc cấp phép các dự án đầu tư của địa phương. Việc cấp phép dự án như Đa Phước là do địa phương tự thẩm định, cấp phép.

Võ Hải - Hoài Thu

Vừa dập tắt đám cháy thiêu rụi quán karaoke số 157 phố Vũ Tông Phan (Thanh Xuân, Hà Nội), lực lượng cứu hoả tiếp tục phải di chuyển để cứu ngôi nhà cách đó 200 m.

Ý kiến bạn đọc ()

Tại cuộc họp báo chiều 31/8, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã trả lời câu hỏi liên quan đến nguyên nhân mùi hôi thối ở khu Nam Sài Gòn.

- Vừa qua cư dân phía Nam TP HCM liên tục phản ánh tình trạng bị tra tấn vì mùi hôi. Nhiều người nghi ngờ mùi hôi xuất phát từ khu liên hiệp xử lý rác thải Đa Phước. Chính phủ có chỉ đạo gì về vấn đề này?

- Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Sở Tài nguyên TP HCM đã trực tiếp khảo sát, kiểm tra, nhận định ban đầu "có lẽ hoạt động của toàn bộ khu liên hợp xử lý rác Đa Phước là nguyên nhân chính". Bên cạnh đó còn có công ty xử lý bùn Sài Gòn Xanh - đơn vị đang xử lý chất thải hầm cầu, nằm gần khu vực và gây ô nhiễm không khí. Sở Tài nguyên TP HCM đang xem xét, đánh giá kỹ, đặc biệt là về công nghệ xử lý rác thải của Công ty môi trường Đa Phước.

cong-nghe-chon-lap-rac-nhu-da-phuoc-khong-giai-quyet-triet-de-bai-toan-moi-truong

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. Ảnh: Vinh An

- Nhiều chuyên gia cho rằng công nghệ xử lý rác tại Đa Phước không tiên tiến, chủ yếu chôn lấp, giá thành cao. Quan điểm của Bộ trưởng như thế nào?

- Bộ Tài nguyên đã biết việc xử lý rác ở khu liên hợp Đa Phước chủ yếu là chôn lấp, với quy trình công nghệ, quy chuẩn đã được áp dụng ở Mỹ. Tuy nhiên, qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện nhiều hạng mục liên quan đến xử lý nước rác (ví dụ bể chứa) chưa hoàn thành.

Những vấn đề này, Bộ đang giao cho Sở Tài nguyên trực tiếp kiểm tra và đề xuất hướng xử lý.

Việc xử lý rác thải dưới hình thức chôn lấp đang được nhiều nước sử dụng, tuy nhiên công nghệ chôn lấp sẽ không triệt để và không giải quyết hoàn toàn bài toán về môi trường. Trong điều kiện đất đai không có nhiều thì giải pháp chôn lấp chỉ là trước mắt.

- Vị trí bãi rác không phù hợp với quy hoạch phát triển của TP HCM, phía Nam được coi là trung tâm mới với nhiều đô thị hiện đại. Cơ quan chức năng đánh giá thế nào về nhận định trên?

- Về quy hoạch, trước đây việc bố trí khu xử lý rác Đa Phước có vẻ hợp lý, nhưng với tốc độ phát triển của TP HCM như hiện nay thì cần phải tính toán quy hoạch theo vùng với tầm nhìn xa hơn, rộng hơn. Về lâu dài, cần áp dụng công nghệ xử lý rác hiện đại, ví dụ như thiêu đốt rác.

cong-nghe-chon-lap-rac-nhu-da-phuoc-khong-giai-quyet-triet-de-bai-toan-moi-truong-1

Khu xử lý rác Đa Phước. Ảnh: Hữu Nguyên 

- Vì sao dự án xử lý rác thải Đa Phước được chấp thuận ở TP HCM? 

- Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đào Quang Thu: Từ khi Luật Đầu tư 2005 ra đời đến nay, Bộ Kế hoạch không can dự vào việc cấp phép các dự án đầu tư của địa phương. Việc cấp phép dự án như Đa Phước là do địa phương tự thẩm định, cấp phép.

Võ Hải - Hoài Thu

Ngày 31/8, Công an huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) ra quyết định xử phạt 5,5 triệu đồng đối với ông Hồ Văn Sắn (48 tuổi, ở huyện Châu Đức) về hành vi bơm nước vào miệng heo để trục lợi.

Quá trình bơm nước vào miệng heo. Ảnh: Xuân Thắng

Ông Sắn bơm nước vào miệng heo bị camera lò mổ ghi hình. Ảnh: Cắt từ clip

Bốn ngày trước, ập vào lò giết mổ tập trung ở xã Láng Lớn, cảnh sát phát hiện ông Sắn đang bơm nước vào miệng 15 con heo. Thấy lực lượng chức năng, người đàn ông này lật đật tháo vòi nước phi tang và giả vờ như đang tắm heo. Nhưng hình ảnh camera được gắn ở lò mổ đã tố cáo hành vi của ông ta.

Làm việc với cơ quan chức năng, ông Sắn thừa nhận việc bơm nước vào heo trước khi giết mổ để nhằm tăng trọng lượng. Mỗi lần bơm nước cho một con heo kéo dài khoảng một phút.

Ông Bùi Ngọc Quy, chủ lò mổ cho biết, lò mổ của ông có hơn 10 người hợp đồng thuê để giết gia súc. Trước đây, người quản lý đã phản ánh tình trạng bơm nước vào đàn heo của một số người thuê nên ông gắn nhiều camera giám sát để bắt quả tang. 

Sắn ký cam kết không tái phạm. Ảnh: Xuân Thắng

Ông Sắn ký cam kết không tái phạm. Ảnh: Xuân Thắng

Xuân Thắng

Tại cuộc họp báo chiều 31/8, Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà đã trả lời câu hỏi liên quan đến nguyên nhân mùi hôi thối ở khu Nam Sài Gòn.

- Vừa qua cư dân phía Nam TP HCM liên tục phản ánh tình trạng bị tra tấn vì mùi hôi. Nhiều người nghi ngờ mùi hôi xuất phát từ khu liên hiệp xử lý rác thải Đa Phước. Chính phủ có chỉ đạo gì về vấn đề này chưa?

- Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Sở Tài nguyên TP HCM đã trực tiếp tiến hành khảo sát, kiểm tra, nhận định ban đầu "có lẽ hoạt động của toàn bộ khu liên hợp xử lý rác Đa Phước là nguyên nhân chính". Bên cạnh đó còn có công ty xử lý bùn Sài Gòn Xanh - đơn vị hiện đang xử lý chất thải hầm cầu, nằm ở gần khu vực và gây ô nhiễm về không khí. Hiện sở Tài nguyên TP HCM đang xem xét, đánh giá kỹ, đặc biệt là về công nghệ xử lý rác thải của Công ty môi trường Đa Phước.

bo-truong-tai-nguyen-mui-hoi-co-nguyen-nhan-chinh-tu-da-phuoc

Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà. Ảnh: Vinh An

- Nhiều chuyên gia cho rằng công nghệ xử lý rác thải tại Đa Phước là không tiên tiến, chủ yếu chôn lấp, giá thành cao. Quan điểm của Bộ trưởng như thế nào?

- Về phía Bộ Tài nguyên đã biết việc xử lý rác ở khu liên hợp Đa Phước chủ yếu là chôn lấp, với quy trình công nghệ, quy chuẩn đã được áp dụng ở Mỹ. Tuy nhiên, qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện nhiều hạng mục liên quan đến xử lý nước rác (ví dụ cần có bể chứa) chưa hoàn thành.

Những vấn đề này, Bộ đang giao cho Sở Tài nguyên trực tiếp kiểm tra và đề xuất hướng xử lý.

Việc xử lý rác thải dưới hình thức chôn lấp đang được nhiều nước sử dụng, tuy nhiên công nghệ chôn lấp sẽ không triệt để và không giải quyết hoàn toàn bài toán về môi trường. Trong điều kiện đất đai không có nhiều thì giải pháp chôn lấp chỉ là trước mắt.

- Vị trí bãi rác không phù hợp với quy hoạch phát triển của TP HCM, phía Nam được coi là trung tâm mới với nhiều đô thị hiện đại. Cơ quan chức năng đánh giá thế nào về nhận định trên?

- Về quy hoạch, trước đây việc bố trí khu xử lý rác Đa Phước có vẻ hợp lý, nhưng với tốc độ phát triển của TP HCM như hiện nay thì cần phải tính toán quy hoạch theo vùng với tầm nhìn xa hơn, rộng hơn. Về lâu dài, điều quan trọng là cần áp dụng công nghệ xử lý rác hiện đại, ví dụ như thiêu đốt rác.

bo-truong-tai-nguyen-mui-hoi-co-nguyen-nhan-chinh-tu-da-phuoc-1

Khu xử lý rác Đa Phước. Ảnh: Hữu Nguyên 

- Vì sao dự án xử lý rác thải Đa Phước được chấp thuận ở TP HCM? 

- Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đào Quang Thu: Từ khi Luật Đầu tư 2005 ra đời đến nay, Bộ Kế hoạch không can dự vào việc cấp phép các dự án đầu tư của địa phương. Việc cấp phép dự áa như Đa Phước là do địa phương tự thẩm định, cấp phép.

Võ Hải - Hoài Thu

Bãi rác Đa Phước

Được khởi công hồi tháng 7/2005 tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP HCM, Khu liên hợp Xử lý chất thải rắn Đa Phước (bãi rác Đa Phước) có tổng số vốn hơn 100 triệu USD do Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (Vietnam Waste Solutions - VWS) làm chủ đầu tư.

Dự án dự kiến bao phủ trên diện tích 138 ha, chia làm bốn giai đoạn, hoạt động trong 24 năm. Trong giai đoạn một, một bãi chôn lấp có diện tích 30,6 ha và thể tích không gian khoảng 3 triệu m3 đã được xây dựng. Bãi chôn lấp được thiết kế với công suất 10.000 tấn rác thải một ngày. Công trình chính thức hoạt động từ tháng 11/2007.

Hạng mục chính của công trình gồm nhà máy phân loại rác, nhà máy sản xuất phân compost và bãi chôn lấp rác được cho là "theo các tiêu chuẩn tiên tiến của thế giới". Ngoài ra, công trình còn có một số hạng mục phụ như vành đai đê bao, hệ thống xử lý nước rỉ rác, hệ thống truy thu khí...

Khi mới hoạt động, bãi rác Đa Phước tiếp nhận và chôn lấp 3.000 tấn rác mỗi ngày. Từ cuối năm 2014, lượng rác chuyển về đây được tăng thêm 2.000 tấn, nâng tổng số rác xử lý một ngày lên 5.000 tấn, chiếm khoảng 70% lượng rác của TP HCM.

Năm 2009, khi vừa vận hành được 2 năm, bãi rác lớn nhất TP HCM bị người dân tố thải nước bẩn ra môi trường. Cảnh sát môi trường thành phố sau khi điều tra xác định có việc xả nước rỉ rác ra môi trường như dư luận phản ánh. Đơn vị này đã báo cáo lên UBND thành phố để xử lý, chấn chỉnh.

Đến năm 2014, thanh tra thành phố kết luận có bất thường trong việc quản lý, giám sát bãi rác Đa Phước như: công ty này chưa thực hiện phân loại, tái chế như hợp đồng mà chôn lấp toàn bộ trong thời gian 24 năm. Bên cạnh đó, đơn vị này cũng chưa thực hiện đúng giấy phép đầu tư khi không xây dựng và điều hành nhà máy phân loại, thu gom nguyên liệu tái chế và tái sử dụng chất thải công suất 2.500-3.000 tấn một ngày.

3-noi-bi-nghi-gay-mui-thoi-o-nam-sai-gon

Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước ở xã Đa Phước huyện Bình Chánh, TP HCM. Ảnh: Google maps

Nhà máy xử lý bùn thải Sài Gòn Xanh

Cũng nằm tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, nhà máy do Công ty TNHH Sài Gòn Xanh xây dựng theo chủ trương xã hội hóa việc xử lý bùn thải từ các nhà máy xử lý nước thải, nhà máy cấp nước cũng như bùn thải (không nguy hại) từ công tác duy tu, nạo vét hệ thống cống rãnh, kênh rạch trên địa bàn của UBND TP HCM

Được đầu tư 195 tỷ đồng, nhà máy Xử lý bùn thải Sài Gòn Xanh có diện tích 47,6. Khi chính thức xây dựng hoàn chỉnh (dự kiến cuối năm 2019) nhà máy có thể xử lý 5.200 m3 bùn mỗi ngày (tương đương 70-80% lượng bùn thải của thành phố theo thời điểm lập dự án là năm 2014).

Nhà máy được quy hoạch gồm các khu: xử lý nước thải, bến thủy nội địa, trung tâm nghiên cứu thực nghiệm kết hợp tái chế chất thải không nguy hại, đất xưởng sản xuất, khu lưu chứa xử lý bùn (nạo vét kênh rạch, cống thoát nước, bùn hầm cầu, bùn từ các hệ thống/trạm xử lý nước thải tập trung của KCN, KCX, bùn đất từ các công trình xây dựng cao ốc, trung tâm thương mại…).

Bùn thải hữu cơ không nguy hại sau khi được tách nước, cát, đá, xà bần… được xử lý bằng phương pháp hóa vi sinh (ủ compost) kết hợp với hoạt chất tự nhiên khử mùi. Phương pháp này được công ty giới thiệu là "không những khử được mùi hôi của bùn mà còn đem lại lợi ích tái sử dụng sau xử lý làm đất trồng cây hoặc phân bón và không cần đến diện tích chôn lấp, máy móc đặc biệt cũng như không cần đến năng lượng lớn như giải pháp đốt bùn”.

Nhà máy xử lý chất thải Hòa Bình

Đây là nhà máy của Công ty TNHH Dịch vụ môi trường đô thị Hòa Bình, được đầu tư hơn 30 tỷ đồng, hoạt động từ tháng 3/2008. Nhà máy này chuyên xử lý các loại bùn hầm cầu, bùn nạo vét từ hệ thống thoát nước và kênh rạch trên địa bàn TP HCM. Theo công suất thiết kế, trong giai đoạn một nhà máy xử lý bùn hầm cầu này sẽ đạt công suất thiết kế đến 250 m3 mỗi ngày đêm; giai đoạn 2 đạt 500 m3.

Theo giới thiệu của công ty, chất thải rút hầm cầu sẽ được xử lý bằng công nghệ sinh học theo phương pháp hiếu khí nước thải sau khi xử lý đạt loại B, đủ tiêu chuẩn xả ra kênh rạch. Đây là nhà máy xử lý chất thải rút hầm cầu được xem là hiện đại nhất TP HCM với công nghệ tiên tiến nhất, đảm bảo xử lý đúng các quy trình công nghệ và không gây ô nhiễm môi trường.

Ngay sau khi nhà máy xử lý bùn hầm cầu Hòa Bình chính thức vận hành, Sở Tài nguyên – Môi trường TP HCM đã ra quyết định ngưng mọi hoạt động tiếp nhận bùn hầm cầu tại bãi rác Đông Thạnh (huyện Hóc Môn TP HCM). Trước đó, mỗi ngày có khoảng 300 m3 bùn hầm cầu được xả đổ tại bãi rác Đông Thạnh gây bức xúc cho hàng trăm hộ dân sống xung quanh.

Hữu Nguyên

no-phong-tro-o-sai-gon-doi-nam-nu-nguy-kich

Hiện trường nổ căn phòng trọ tại quận 12. Ảnh: A.X

Chiều 31/8, sau tiếng tiếng nổ lớn, người dân phát hiện lửa và khói bốc lên nghi ngút tại căn phòng trọ trên đường 23, phường Hiệp Thành, quận 12. Có tiếng la hét, kêu cứu bên trong nhưng cửa ngoài khoá chặt.

Nhiều người dùng xà beng phá cửa, lao vào dập lửa, phát hiện đôi nam nữ bị bỏng nặng nằm bất động trên sàn nhà. Hai nạn nhân ngoài 40 tuổi được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

Nhân chứng cho biết, người đàn ông làm nghề xe ôm, người phụ nữ bán hàng ăn, sống với nhau như vợ chồng. "Họ mới chuyển về đây trọ gần nửa tháng. Mấy hôm trước có cãi nhau, người đàn ông bỏ đi. Trưa nay ổng về thì xảy ra chuyện", anh này nói.

no-phong-tro-o-sai-gon-doi-nam-nu-nguy-kich-1

Cảnh sát khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ việc. Ảnh: A.X

Nguyên nhân vụ việc đang được điều tra, làm rõ.

Sơn Hòa

Chiều 31/8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng trả lời câu hỏi về việc hơn 4.400 người thôi quốc tịch Việt Nam trong năm 2015.

Ông Dũng cho hay năm 2015 có 15 người nhập quốc tịch Việt Nam, 14 người trở lại quốc tịch Việt Nam và 4.474 người thôi quốc tịch Việt Nam. 

"Việc xin nhập và thôi quốc tịch là quyền của công dân theo Hiến pháp và pháp luật. Qua thống kê cho thấy đa số các trường hợp xin thôi quốc tịch Việt Nam là cô dâu lấy chồng nước ngoài, xin thôi để nhập quốc tịch theo chồng", ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, trung bình mỗi năm có hàng vạn phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, như vậy số lượng xin thôi quốc tịch Việt Nam nêu trên là không nhiều. Với xu thế toàn cầu hóa, nhiều công dân khác cũng có nguyện vọng xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, tạo thuận tiện trong làm ăn, sinh sống. Gần đây có một số trường hợp công dân là chủ doanh nghiệp đã tiến hành xin nhập quốc tịch nước ngoài và vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.

Thời gian tới Chính phủ là sẽ rà soát, tổng kết thực hiện pháp luật về quốc tịch, trong đó có việc xin nhập, xin thôi và xin trở lại quốc tịch Việt Nam. 

Võ Hải - Hoài Thu

Tại cuộc họp báo chiều 31/8, Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà đã trả lời câu hỏi liên quan đến nguyên nhân mùi hôi thối ở khu Nam Sài Gòn.

Theo ông Hà, Sở Tài nguyên TP HCM đã trực tiếp tiến hành khảo sát, kiểm tra, nhận định ban đầu "có lẽ hoạt động của toàn bộ khu liên hợp xử lý rác Đa Phước là nguyên nhân chính". Bên cạnh đó còn có công ty xử lý bùn Sài Gòn Xanh - đơn vị hiện đang xử lý chất thải hầm cầu, nằm ở gần khu vực và gây ô nhiễm về không khí. 

"Sở Tài nguyên TP HCM đang xem xét, đánh giá kỹ, đặc biệt là về công nghệ xử lý rác thải của Công ty môi trường Đa Phước", ông Hà nói.

nhieu-hang-muc-lien-quan-khu-xu-ly-rac-da-phuoc-chua-hoan-thanh

Khu xử lý rác Đa Phước. Ảnh: Hữu Nguyên 

Về phía Bộ Tài nguyên đã biết việc xử lý rác ở khu liên hợp Đa Phước chủ yếu là chôn lấp, với quy trình công nghệ, quy chuẩn đã được áp dụng ở Mỹ. Tuy nhiên, qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện nhiều hạng mục liên quan đến xử lý nước rác (ví dụ cần có bể chứa) chưa hoàn thành. “Những vấn đề này, chúng tôi đang giao cho Sở Tài nguyên trực tiếp kiểm tra và đề xuất hướng xử lý”- ông Hà cho biết.

Cũng theo ông Hà, việc xử lý rác thải dưới hình thức chôn lấp đang được nhiều nước sử dụng, tuy nhiên công nghệ chôn lấp sẽ không triệt để và không giải quyết hoàn toàn bài toán về môi trường. Trong điều kiện đất đai không có nhiều thì giải pháp chôn lấp chỉ là trước mắt.

Về quy hoạch, trước đây việc bố trí khu xử lý rác Đa Phước có vẻ hợp lý, nhưng với tốc độ phát triển của TP HCM như hiện nay thì cần phải tính toán quy hoạch theo vùng với tầm nhìn xa hơn, rộng hơn. "Về lâu dài, điều quan trọng là cần áp dụng công nghệ xử lý rác hiện đại như thiêu đốt", ông Hà nhấn mạnh.

Võ Hải - Hoài Thu

Chiều 31/8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng (người phát ngôn Chính phủ) đã trả lời câu hỏi liên quan đến những thua lỗ của Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) trong vụ ông Trịnh Xuân Thanh.

Theo đó, ông Dũng cho biết, Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ theo chức năng và nhiệm vụ được giao chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và các cơ quan liên quan điều tra làm rõ các vi phạm dẫn đến thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2013) tại Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).

Đồng thời, cơ quan chức năng cũng được Thủ tướng giao thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của PVC giai đoạn 2008-2013. Trọng tâm của thanh tra là việc đầu tư, thực hiện các dự án; qua đó để kiểm tra, kết luận rõ đúng sai việc thực hiện quy định Đảng và pháp luật của Nhà nước về thuyên chuyển, tiếp nhận, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đối với ông Trịnh Xuân Thanh (nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang). 

“Chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về vụ việc liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh đã thể hiện quyết tâm chính trị cao của người đứng đầu Đảng. Đó là kiên quyết chống tham nhũng, chống tiêu cực, chống lợi ích nhóm, kể cả lợi ích nhóm trong đề bạt, bổ nhiệm, thuyên chuyển cán bộ. Sau chỉ đạo này, đã có sự chuyển động của cả hệ thống, trong đó có các cơ quan lập pháp, hành pháp”, ông Dũng nói.

Ngày 9/6, Văn phòng Trung ương Đảng có công văn truyền đạt ý kiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giao 9 cơ quan kiểm tra, xem xét, kết luận những nội dung báo chí nêu liên quan đến Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh.

Có 3 vấn đề được đề cập, thứ nhất ông Trịnh Xuân Thanh được đưa đón bằng xe Lexus LX570 là xe tư, nhưng gắn biển xanh; thứ hai là tình trạng thua lỗ nặng ở Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí VN (PVC), nơi ông Thanh giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt từ năm 2007 đến năm 2013 và cuối cùng dù lãnh đạo doanh nghiệp làm ăn thua lỗ ông Thanh vẫn được luân chuyển nhiều vị trí quan trọng ở Bộ Công Thương rồi được bổ nhiệm Phó chủ tịch tỉnh.

Võ Hải

Chiều 31/8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng (người phát ngôn Chính phủ) đã trả lời câu hỏi liên quan đến những thua lỗ của Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) trong vụ ông Trịnh Xuân Thanh.

Theo đó, ông Dũng cho biết, về vụ việc này, Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ theo chức năng và nhiệm vụ được giao chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và các cơ quan liên quan điều tra làm rõ các vi phạm dẫn đến thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2013) tại Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).

Đồng thời, cơ quan chức năng cũng được Thủ tướng giao thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doạn của PVC giai đoạn 2008-2013. Trọng tâm của thanh tra là việc đầu tư, thực hiện các dự án; qua đó để kiểm tra, kết luận rõ đúng sai việc thực hiện quy định Đảng và pháp luật của Nhà nước về thuyên chuyển, tiếp nhận, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đối với ông Trịnh Xuân Thanh (nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang).

Hiện nay, các bộ, cơ quan đang triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng.

Ngày 9/6, Văn phòng Trung ương Đảng có công văn truyền đạt ý kiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giao 9 cơ quan kiểm tra, xem xét, kết luận những nội dung báo chí nêu liên quan đến Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh.

Có 3 vấn đề được đề cập, thứ nhất ông Trịnh Xuân Thanh được đưa đón bằng xe Lexus LX570 là xe tư, nhưng gắn biển xanh; thứ hai là tình trạng thua lỗ nặng ở Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí VN (PVC), nơi ông Thanh giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt từ năm 2007 đến năm 2013 và cuối cùng dù lãnh đạo doanh nghiệp làm ăn thua lỗ ông Thanh vẫn được luân chuyển nhiều vị trí quan trọng ở Bộ Công Thương rồi được bổ nhiệm Phó chủ tịch tỉnh.

Võ Hải

hai-hoc-sinh-lop-3-bi-tuong-sap-de-tu-vong

Nơi 3 học sinh gặp nạn. Ảnh: A.X

Ba học sinh lớp 3 (2 nữ, một nam) trên đường đến trường đã tấp vào ngôi nhà hoang ven đường ở xã Vĩnh Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang nô đùa khi trời có mưa giông, trưa 30/8.

Bất ngờ mảng tường lớn của căn nhà đổ sập đè lên ba em. "Nghe tiếng động mạnh, chúng tôi chạy đến bốc dỡ các mảng tường bị sập cứu các cháu nhưng hai em đã tử vong, bé nữ còn lại bị thương nặng", người dân nói.

Ngôi nhà cấp 4 bỏ hoang chỉ có vách tường, không có trần, bị chủ nhà bỏ hoang nhiều năm qua. Để tránh tại nạn tiếp tục xảy ra, người dân đã xô ngã hoàn toàn các bức tường còn lại của căn nhà.

Ông Cao Hùng Cường, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hòa Phú cho biết, các cơ quan chưc năng huyện Châu Thành đã đến khám nghiệm hiện trường và đang điều tra nguyên nhân vụ việc.

Chính quyền địa phương đã hỗ trợ gia đình mỗi em thiệt mạng 7 triệu đồng và 3,5 triệu đồng đối với học sinh bị thương.

Cửu Long - Phúc Hưng

Ngày 31/8, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP HCM Nguyễn Toàn Thắng cho biết đã lập đoàn kiểm tra gồm 16 người thuộc Phòng quản lý chất thải rắn và Ban quản lý các khu liên hiệp xử lý thải, phối hợp với các quận huyện liên quan, kiểm tra tất cả các nguồn có khả năng phát sinh mùi hôi, tìm giải pháp khắc phục.

giam-doc-so-tai-nguyen-tp-hcm-khu-da-phuoc-phat-mui-hoi-lon-nhat

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP HCM. Ảnh: Ngọc Hậu

Theo ông Thắng, Sở nhận được phản ánh của người dân huyện Nhà Bè, Bình Chánh và quận 7 về việc xuất hiện mùi hôi thối trong không khí. Mùi không có liên tục trong ngày mà theo đợt, sau đó ngừng. Đơn vị đã khoanh vùng, xác định nguồn có khả năng phát sinh mùi lớn nhất là Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước. Hiện, khu này bao gồm nhà máy xử lý rác thải rắn sinh hoạt Đa Phước (bãi rác Đa Phước), công ty xử lý bùn Sài Gòn Xanh, đơn vị xử lý chất thải hầm cầu Hòa Bình...

Để hạn chế mùi phát sinh, đối với nhà máy xử lý chất thải rắn, Sở Tài nguyên Môi trường đang xem lại quy trình tiếp nhận, điều chỉnh thời gian tiếp nhận đóng mở bãi như thế nào cho hợp lý và tăng cường lưu lượng chế phẩm xử lý mùi.

Nhà máy xử lý bùn phải xem lại quy trình tiếp nhận, làm sao phải xử lý nhanh nhất rồi đóng lại. Tương tự, nhà máy xử lý chất thải hầm cầu cũng phải tập trung xem xét lại toàn bộ quy trình hoạt động.

Ông Thắng nói rằng phải có cơ sở khoa học mới có thể kết luận, công bố nguyên nhân gây mùi thối. Sở đang phối hợp với các chuyên gia và các cơ quan chuyên môn theo dõi tần suất, mật độ, phác đồ cùng các yếu tố (kể cả hướng gió) để xác định nguyên nhân chính. Không chỉ khoanh vùng khu vực người dân phản ánh phát sinh mùi mà đoàn kiểm tra sẽ làm trên diện rộng ở những địa điểm khác.

"Sở đã phối hợp các quận huyện kiểm tra địa điểm phản ánh của người dân vào đêm 30/8, sau cơn mưa lớn thì không ghi nhận mùi hôi phát sinh. Hiện, chúng tôi cho người trực tại khu vực Phú Mỹ Hưng (quận 7), Đa Phước, Hưng Long (huyện Bình Chánh), Nhơn Đức, Phước Lộc, Phước Kiểng (huyện Nhà Bè)", ông Thắng nói.

Sở Tài nguyên Môi trường cũng lập đường dây nóng nhận phản ánh của người dân về mùi hôi, số 083 293 653 và 0909 022 688. Sở sẽ cử người xuống ghi nhận để kiểm tra nguồn phát sinh khi người dân gọi báo.

mui-hoi-thoi-o-khu-nam-sai-gon

Khu xử lý rác Đa Phước (xã Đa Phước, huyện Bình Chánh). Ảnh: Hữu Nguyên

Thời gian gần đây người dân khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7, TP HCM) phải sống trong không khí có mùi hôi "khủng khiếp" xuất hiện từ ban đêm tới sáng. Cũng tầm thời gian này, mùi hôi thối còn tấn công cả khu dân cư lân cận Tân Mỹ (gần đường Hoàng Quốc Việt, quận 7). Có người nói nó giống mùi bể phốt, có người miêu tả giống phân tươi bón ruộng, rất nồng nặc và không thể chịu nổi.

Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) - chủ đầu tư bãi xử lý rác Đa Phước - cho biết đã thực hiện kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt đối với công tác vận hành và khẳng định quy trình vận hành của bãi rác rất tốt và ổn định.

Ngọc Hậu 

Ngày 31/8, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP HCM Nguyễn Toàn Thắng cho biết đã lập đoàn kiểm tra gồm 16 người thuộc Phòng quản lý chất thải rắn và Ban quản lý các khu liên hiệp xử lý thải, phối hợp với các quận huyện liên quan, kiểm tra tất cả các nguồn có khả năng phát sinh mùi hôi, tìm giải pháp khắc phục.

khu-xu-ly-chat-thai-ran-da-phuoc-bi-nghi-gay-mui-hoi-o-sai-gon

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP HCM. Ảnh: Ngọc Hậu

Theo ông Thắng, Sở nhận được phản ánh của người dân huyện Nhà Bè, Bình Chánh và quận 7 về việc xuất hiện mùi hôi thối trong không khí. Mùi không có liên tục trong ngày mà theo đợt, sau đó ngừng. Đơn vị đã khoanh vùng, xác định nguồn có khả năng phát sinh mùi lớn nhất là Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước. Hiện, khu này bao gồm nhà máy xử lý rác thải rắn sinh hoạt Đa Phước (bãi rác Đa Phước), công ty xử lý bùn Sài Gòn Xanh, đơn vị xử lý chất thải hầm cầu Hòa Bình...

Để hạn chế mùi phát sinh, đối với nhà máy xử lý chất thải rắn, Sở Tài nguyên Môi trường đang xem lại quy trình tiếp nhận, điều chỉnh thời gian tiếp nhận đóng mở bãi như thế nào cho hợp lý và tăng cường lưu lượng chế phẩm xử lý mùi.

Nhà máy xử lý bùn phải xem lại quy trình tiếp nhận, làm sao phải xử lý nhanh nhất rồi đóng lại. Tương tự, nhà máy xử lý chất thải hầm cầu cũng phải tập trung xem xét lại toàn bộ quy trình hoạt động.

Ông Thắng nói rằng phải có cơ sở khoa học mới có thể kết luận, công bố nguyên nhân gây mùi thối. Sở đang phối hợp với các chuyên gia và các cơ quan chuyên môn theo dõi tần suất, mật độ, phác đồ cùng các yếu tố (kể cả hướng gió) để xác định nguyên nhân chính. Không chỉ khoanh vùng khu vực người dân phản ánh phát sinh mùi mà đoàn kiểm tra sẽ làm trên diện rộng ở những địa điểm khác.

"Sở đã phối hợp các quận huyện kiểm tra địa điểm phản ánh của người dân vào đêm 30/8, sau cơn mưa lớn thì không ghi nhận mùi hôi phát sinh. Hiện, chúng tôi cho người trực tại khu vực Phú Mỹ Hưng (quận 7), Đa Phước, Hưng Long (huyện Bình Chánh), Nhơn Đức, Phước Lộc, Phước Kiểng (huyện Nhà Bè)", ông Thắng nói.

Sở Tài nguyên Môi trường cũng lập đường dây nóng nhận phản ánh của người dân về mùi hôi, số 083 293 653 và 0909 022 688. Sở sẽ cử người xuống ghi nhận để kiểm tra nguồn phát sinh khi người dân gọi báo.

mui-hoi-thoi-o-khu-nam-sai-gon

Khu xử lý rác Đa Phước (xã Đa Phước, huyện Bình Chánh). Ảnh: Hữu Nguyên

Thời gian gần đây người dân khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7, TP HCM) phải sống trong không khí có mùi hôi "khủng khiếp" xuất hiện từ ban đêm tới sáng. Cũng tầm thời gian này, mùi hôi thối còn tấn công cả khu dân cư lân cận Tân Mỹ (gần đường Hoàng Quốc Việt, quận 7). Có người nói nó giống mùi bể phốt, có người miêu tả giống phân tươi bón ruộng, rất nồng nặc và không thể chịu nổi.

Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) - chủ đầu tư bãi xử lý rác Đa Phước - cho biết đã thực hiện kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt đối với công tác vận hành và khẳng định quy trình vận hành của bãi rác rất tốt và ổn định.

Ngọc Hậu 

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Làm việc với Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP HCM sáng 31/8, ông Nguyễn Văn Hiếu – Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo – cho biết Sở sẽ thực hiện nghiêm chỉ đạo của thành phố về ngưng dạy thêm trong trường. Đơn vị này cũng đang tham mưu cho UBND TP HCM điều chỉnh Quyết định 21 về quản lý dạy thêm, học thêm đúng theo quy phạm pháp luật.

Trong thời gian chờ điều chỉnh, Sở Giáo dục không cho phép giáo viên dạy thêm cho học sinh mình đang dạy chính khóa, trong bất cứ trường hợp nào, kể cả trong trường hay ngoài trường. Giáo viên vi phạm có thể bị xử lý ở mức cao nhất là đuổi việc.

"Hiệu trưởng cũng chịu mức kỷ luật cao nhất nếu để xảy ra việc giáo viên ép buộc học sinh tham gia học thêm", ông Hiếu nói và cho biết Sở ngừng cấp phép mới cho hoạt động dạy thêm trong trường đồng thời phối hợp với các quận huyện thanh kiểm tra nhằm chấm dứt dạy thêm sai quy định.

tp-hcm-se-duoi-viec-giao-vien-vi-pham-lenh-cam-day-them

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM Lê Hồng Sơn. Ảnh: Mạnh Tùng

Cũng tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM Lê Hồng Sơn khẳng định, tất cả các hoạt động dạy học ngoài giờ học chính trong nhà trường được xem là dạy thêm. Trước đây, việc dạy thêm trong trường tồn tại ở hai dạng: trường đứng ra tổ chức hoặc liên kết với các đơn vị bên ngoài.

Ông Sơn thừa nhận, không có cơ sở vật chất nào cho việc dạy thêm tốt hơn ở trong trường nên việc các trung tâm bên ngoài tổ chức dạy thêm gây nhiều băn khoăn. Chấm dứt dạy thêm và học thêm trong trường là cần thiết, song ngành giáo dục sẽ đề xuất lãnh đạo thành phố cho lộ trình hợp lý.

Thống kê cho thấy có khoảng một phần ba học sinh đang học thêm. Trong đó, 100.000 học sinh tiểu học học thêm văn hóa ngoài giờ chính khóa; 190.000 học sinh THCS, THPT học thêm tại cơ sở dạy thêm trong nhà trường và 30.000 em tham gia học tập tại các cơ sở ngoài nhà trường.

Theo Sở Giáo dục, việc dạy thêm học thêm chủ yếu xuất phát từ nhu cầu chính đáng của phụ huynh, học sinh lo cho các kỳ thi cuối cấp như tuyển sinh vào lớp 10 và cuối lớp 12. Đề thi THPT quốc gia hiện nay phân hóa rất lớn, nặng về kiểm tra kiến thức nên buộc nhiều học sinh phải học thêm.

Thực tế có hiện tượng dạy thêm bị biến tướng nhưng chỉ chiếm tỷ lệ dưới 10%. Một thực tế khác là nhiều trường dạy thêm để có thêm nguồn thu nhập cho giáo viên, trả công cho giáo viên và nhân viên mà trường phải hợp đồng thêm vì không có biên chế.

Phản ánh với Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP HCM, nhiều lãnh đạo trường THPT cho rằng, việc cấm dạy thêm trong trường là vội vàng, thiếu căn cứ rõ ràng và sẽ gây nhiều khó khăn cho phụ huynh, học sinh.

"Chúng ta thừa nhận tiêu cực trong dạy thêm thời gian qua là có nhưng tỷ lệ thấp. Ngay như trường chúng tôi có 60 giáo viên dạy thêm thì chỉ có 1-2 trường hợp tiêu cực. Do đó, chúng ta cần tìm cách chấn chỉnh, quản lý những biểu hiện sai trái này chứ không phải cấm như vậy", đại diện trường THPT Lê Minh Xuân (Bình Chánh) nói.

Trong khi đó, một số trường ở huyện lo lắng học sinh có nhu cầu học thêm sẽ phải di chuyển xa để vào trung tâm thành phố, đến các trung tâm văn hóa.

"Bây giờ học sinh ở Bình Chánh phải vào quận 6 hay quận 11 để học thêm. Những lúc kẹt xe, mưa to ngập nước, việc đi lại của các em thế nào? Ai quản lý nếu chúng ham chơi, xin ba mẹ đi học nhưng vào rạp chiếu phim, la cà quán cà phê?", bà Nguyễn Thị Hồng Chương - Hiệu trưởng trường THPT Tân Túc (Bình Chánh) - đặt vấn đề.

Mạnh Tùng

Ông Lý Trường Sơn, đại diện Công ty quản lý bến xe Hà Nội cho biết, đến nay chưa có nhà xe nào báo cáo xin tăng giá vé dịp 2/9. 

Theo ông Sơn, dịp nghỉ lễ Quốc khánh năm nay kéo dài 3 ngày song dự báo lượng khách chỉ tăng 5-10% so với trước. Trong thời gian này, nhiều sinh viên đã tựu trường, các gia đình không còn đi du lịch xa vì trẻ em sắp vào năm học nên "xe cộ không căng thẳng như các đợt cao điểm khác". 

Ngoài ra, các doanh nghiệp vận tải ở Hà Nội đã lên kế hoạch tăng phương tiện từ 50-100 lượt xe cho vào các tuyến ngắn như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Phú Thọ…

khong-tang-gia-ve-may-bay-tau-xe-dip-2-9

Các hãng xe hoạt động ở Hà Nội không tăng giá vé dịp 2/9. Ảnh: Đ.Loan

Hiện vé máy bay đi các điểm du lịch như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc còn rất nhiều, thậm chí có thời điểm giá vé rẻ hơn ngày thường. Vé máy bay Vietjet Air chặng Hà Nội - Nha Trang thấp nhất là 1,8 triệu đồng khứ hồi. Vé chặng Hà Nội - Đà Nẵng hơn 2 triệu khứ hồi...

Đại diện các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air và Jetstar Pacific cho biết dịp này tăng chuyến không đáng kể so với ngày thường, do bắt đầu vào thời gian thấp điểm của hàng không. 

khong-tang-gia-ve-may-bay-tau-xe-dip-2-9-1

Hàng không dự báo không quá tải vào dịp 2/9. Ảnh: Xuân Hoa

Dịp lễ 2/9, nếu hành khách chọn tàu hỏa làm phương tiện đi lại cũng không lo thiếu vé. Bà Phùng Thị Lý Hà, Phó tổng giám đốc Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết, ngoài các mác tàu Thống Nhất và các mác tàu địa phương chạy thường xuyên hàng ngày với 155 đoàn tàu chính, Công ty đã lập thêm 16 đoàn tàu với khoảng 250 xe các chủng loại trên chặng đi Thanh Hóa, Vinh, Đồng Hới, Lào Cai. Giá vé tàu tăng cường giữ nguyên như vé tàu chính

Hiện nay, ga Hà Nội vẫn còn nhiều vé tàu đi các điểm du lịch vào ngày 1/9 như: tàu Hà Nội - Vinh còn gần 300 vé; tàu Hà Nội - Lào Cai SP1/2 còn 180 vé; tàu Hà Nội - Quảng Bình còn hơn 160 vé... Chiều ngược lại vào ngày 4/9 cũng còn nhiều vé. 

Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp 2/9, Thủ tướng có công điện chỉ đạo các cơ quan chức năng: Siết chặt quản lý chất lượng và an toàn giao thông đối với các phương tiện vận tải hành khách; tập trung triển khai tổ chức, điều tiết giao thông hợp lý, bố trí đầy đủ phương tiện, kịp thời giải quyết các sự cố, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài, đặc biệt là tuyến cửa ngõ ra vào thành phố Hà Nội và TP HCM...

Đoàn Loan

chay-mot-phan-cho-an-dong-hang-tram-tieu-thuong-thao-chay

Các tiểu thương, bảo vệ chuyển hàng hóa ra bên ngoài, nhiều người bị ngạt khói. Ảnh: Sơn Hòa

5h, các tiểu thương tại chợ thực phẩm An Đông (quận 5) trên đường Nguyễn Duy Dương phát hiện khói đen phát ra tại khu vực nhập hàng ở tầng một của siêu thị nên hoảng loạn la hét, bỏ chạy. Một số người dùng bình chữa cháy lao vào dập lửa nhưng không thành do ngạt khói.

Sau phút hoảng loạn ban đầu, nhiều tiểu thương, nhân viên siêu thị và bảo vệ quay trở lại sạp di chuyển hàng hóa đi nơi khác để giảm thiệt hại.

Hàng chục cảnh sát cứu hỏa cùng nhiều xe chữa cháy được huy động đến hiện trường ứng cứu. Tuyến đường được phong tỏa, hệ thống điện bị ngắt để phục vụ công tác chữa cháy.

chay-mot-phan-cho-an-dong-hang-tram-tieu-thuong-thao-chay-1

Nhiều xe chữa cháy được điều đến hiện trường. Ảnh: Sơn Hòa

Hơn hai giờ sau đám cháy được dập tắt. Hỏa hoạn không gây thương vong, song đã khiến nhiều đồ đạc trong khu chợ và siêu thị bị ngấm nước, hư hỏng. Nguyên nhân đang được công an điều tra.

Chợ An Đông là một trong những chợ trung tâm của thành phố, nằm trên đường An Dương Vương, mặt sau là đường Hùng Vương. Hai bên là dãy phố chợ đường Nguyễn Duy Dương và đường Yết Kiêu. Hiện nay chợ gần 3.000 quầy hàng với 4.000 tiểu thương đang kinh doanh.

Sơn Hòa

chay-cho-thuc-phm-an-dong-hang-tram-tieu-thuong-thao-chay

Các tiểu thương, bảo vệ chuyển hàng hóa ra bên ngoài, nhiều người bị ngạt khói. Ảnh: Sơn Hòa

5h, các tiểu thương tại chợ thực phẩm An Đông (quận 5) trên đường Nguyễn Duy Dương phát hiện khói đen phát ra tại khu vực nhập hàng ở tầng 1 của siêu thị nên hoảng loạn la hét, bỏ chạy. Một số người dùng bình chữa cháy lao vào dập lửa nhưng không thành do ngạt khói.

Sau phút hoảng loạn ban đầu, nhiều tiểu thương, nhân viên siêu thị và bảo vệ quay trở lại sạp di chuyển hàng hóa đi nơi khác để giảm thiệt hại.

Hàng chục cảnh sát cứu hỏa cùng nhiều xe chữa cháy được huy động đến hiện trường ứng cứu. Tuyến đường được phong tỏa, hệ thống điện bị ngắt để phục vụ công tác chữa cháy.

chay-cho-thuc-phm-an-dong-hang-tram-tieu-thuong-thao-chay-1

Nhiều xe chữa cháy được điều đến hiện trường. Ảnh: Sơn Hòa

Hơn hai giờ sau, đám cháy được dập tắt. Hỏa hoạn không gây thương vong, song đã khiến nhiều đồ đạc trong khu chợ và siêu thị bị ngấm nước, hư hỏng.

Nguyên nhân đang được công an điều tra.

Sơn Hòa

Ngày 31/8, theo tin từ Văn phòng UBND huyện Nông Cống (Thanh Hóa), lãnh đạo Huyện vừa kết luận một số nội dung liên quan đến công tác thực hiện chế độ chính sách hộ nghèo, thu phí, quỹ tại xã Trường Sơn.

Theo đó, chính quyền xã Trường Sơn được cho là "chưa đúng" khi chậm giao quyết định công nhận hộ nghèo cho một số hộ dân thôn Thành Liên, thu quỹ phòng chống thiên tai, chậm cấp thẻ BHYT...

Huyện cũng xác định việc huy động đóng góp tu sửa nghĩa trang Đá Bùa của hai thôn Phúc Thọ, Yên Minh (mức thu 150.000 đồng/khẩu) và áp mức đóng với cả trẻ em, người cao tuổi là chưa phù hợp với quy định của Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở.

lanh-dao-xa-xin-loi-vi-tre-em-phai-dong-tien-tu-sua-nghia-trang

Một tuyến đường nội đồng ở xã Trường Sơn, huyện Nông Cống đang được thảm bê tông. Do áp lực xây dựng nông thôn mới, xã này đã thu nhiều khoản phí, quỹ không đúng quy định. Ảnh: Lam Sơn.

UBND huyện Nông Cống đã chỉ đạo xã Trường Sơn, khắc phục sai sót, cấp tận tay quyết định công nhận hộ nghèo, thẻ bảo hiểm y tế; xin lỗi và hoàn trả lại quỹ thu phòng chống thiên tai đã thu của các hộ nghèo; tổ chức họp dân, công khai xin lỗi và hoàn trả lại tiền cho các đối tượng trong diện được miễn là trẻ em và người cao tuổi.

Chủ tịch UBND xã Trường Sơn bị yêu cầu tổ chức kiểm điểm các cá nhân, tập thể, làm rõ trách nhiệm đề xuất hình thức kỉ luật theo thẩm quyền. Riêng Chủ tịch UBND và Chủ tịch HĐND xã Trường Sơn nhận kiểm điểm trách nhiệm cá nhân trong việc quản lý, điều hành đã để xảy ra sai sót tại địa phương.

UBND huyện Nông Cống cũng đề nghị Ban thường vụ Huyện ủy kiểm điểm trách nhiệm cá nhân đối với Bí thư đảng ủy xã Trường Sơn vì chỉ đạo chưa sát sao, để xảy ra những sai sót trên.

Trước đó, báo chí phản ánh tình trạng lạm thu ở xã Trường Sơn, Nông Cống (Thanh Hóa) đã diễn ra nhiều năm nay. Một số gia đình khó khăn, chưa có tiền đóng quỹ bị chính quyền “ém” sổ hộ nghèo, thẻ bảo hiểm… Riêng việc thôn Thành Liên tổ chức tạm thu chiếc giường của gia đình một hộ nghèo về nhà văn hóa thôn để thu nợ, huyện Nông Cống xác định vụ việc diễn ra từ năm 2006, sau đó đã được khắc phục, hoàn trả tài sản cho người dân.

Lê Hoàng

Thứ tư, 31/8/2016 | 09:14 GMT+7

Thứ tư, 31/8/2016 | 09:14 GMT+7

Hàng trăm tàu thuyền nằm bờ, cuộc sống của ngư dân ở Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn sau 4 tháng kể từ khi Formosa "đầu độc" biển miền Trung.

 Đức Hùng

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }

Từng bỏng toàn bộ vòm họng, làn da tổn thương khi luyện tập nhưng Thanh Xuân không từ bỏ niềm đam mê. Sau một năm miệt mài, cô trở thành vũ công thổi lửa được biết tên ở sân khấu phía Bắc.

Ý kiến bạn đọc ()

Thứ tư, 31/8/2016 | 00:29 GMT+7

Thứ tư, 31/8/2016 | 00:29 GMT+7

4 tháng trôi qua kể từ khi Formosa Hà Tĩnh "đầu độc" biển miền Trung, nhiều ngư dân vẫn trong tình trạng gác mái chèo.

Cảng cá thôn Ba Đồng (xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) nằm ở tâm điểm sự cố môi trường biển. Cuối tháng 8, hàng trăm tàu thuyền vẫn nằm bờ phơi mưa phơi nắng. Lâu ngày không ra khơi, ngư dân lấy chăn màn che thuyền, nhưng nắng gió đã làm rách tơi tả tấm che. Cách đó khoảng 2 km, ống khói nhà máy trong công trường Formosa hoạt động đều đặn.

 

Sau 4 tháng thuyền nằm bờ, mỏ neo bị rỉ sét. Một số ngư dân cho hay, tàu thuyền lâu ngày không nổ máy nên đa số đều bị hỏng hóc, khi đánh bắt trở lại dự tính chi phí sửa chữa sẽ tốn hàng chục triệu đồng.
 

Vào năm học mới, nhiều ngư dân lo lắng các khoản tiền đóng góp cho con em mình do thu nhập gia đình giảm đáng kể từ sau sự cố môi trường biển. Ông Phan Duy Vĩnh, Phó chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho biết toàn thị xã có 54 thôn xóm bị ảnh hưởng bởi bởi sự cố do Formosa gây ra.

Tình trạng tương tự Hà Tĩnh được ghi nhận tại Quảng Trị. Trong ảnh: Hàng chục chiếc thuyền nằm bờ ở bãi ngang xã Trung Giang (huyện Gio Linh, Quảng Trị). Ông Trần Viết Tiễn cho biết, ngư dân chặt cây dứa dại đầy gai đặt trong lòng thuyền, vừa tránh nắng mưa, vừa ngăn trẻ con phá hoại. “Khoảng 2 tháng thì cây dứa héo, phải thay cây mới. Đã 2 lần thay dứa mà vẫn chưa được ra khơi được"

Ngư dân Phan Văn Sơn cho biết, không đi biển được, gia đình ông phải chuyển sang nuôi heo, buôn bán qua ngày. 

Ngày 22/8, Bộ Tài nguyên công bố nước biển "đạt chuẩn", nhiều ngư dân ở Quảng Trị rục rịch tu sửa lại thuyền thúng bị mục nát do nằm bờ lâu ngày. 

Ông Sơn (huyện Gio Linh, Quảng Trị) cùng con trai đưa chiếc thuyền nan 90CV lên bờ để tu sửa, chờ mùa biển mới. “Hy vọng cuối tháng 8 âm lịch, biển lại có cá để ngư dân chúng tôi ra khơi”.

Tại thôn Bắc Hải (xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh), từ tháng 4 tới nay nhiều ruộng muối bị bỏ hoang. Ông Nguyễn Đức Việt (46 tuổi) cho biết, muối làm ra bán không được vì tâm lý người tiêu dùng cho rằng muối cũng bị nhiễm độc nước biển. Hiện xã có khoảng 70 ha làm muối tạm bỏ hoang.

Lượng khách du lịch đến Quảng Trị giảm còn 1/10 so với cùng kỳ năm 2015. Công suất đặt phòng tại các khu du lịch ven biển chỉ 10-15%. Trong ảnh: Một buổi sáng cuối tháng 8, bãi tắm Cửa Việt vắng bóng du khách. 

Công suất các lò hấp cá tại xã Gio Hải và thị trấn Cửa Việt (huyện Gio Linh) giảm còn 1/3 so với trước. Nhiều lò không có việc, bãi phơi cá trống trơn. 

Chợ cá Thạch Kim (Cảng Cửa Sót, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) nằm cách nhà máy Formosa khoảng 100 km. Đây là một trong những chợ cá đầu mối lớn nhất tại Hà Tĩnh. Thời điểm xảy ra sự cố môi trường, chợ cá Thạch Kim vắng bóng người, nay chợ bắt đầu hoạt động trở lại.

Ông Đinh Ngọc Hùng, Trưởng công an xã Thạch Kim cho biết, lượng cá đánh bắt về giảm so với trước, giá các loại hải sản "có dấu hiệu nhích lên". Đơn cử, cá cam trước khoảng 40 nghìn đồng/kg, nay tăng lên 45 nghìn đồng/kg. 

Chợ cá đông người mua bán hơn hồi tháng 4, tháng 5, tuy nhiên nhiều thương lái cho biết họ vẫn dè dặt trong thu mua, chờ thêm công bố chính thức của Bộ Y tế về độ an toàn của cá biển.

Đức Hùng - Hoàng Táo

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật trong tuần

Đối tác

Mời các bạn ghé thăm:
Bảo Châu ELEC chuyên cung cấp lắp đặt các hệ thống Audio chuyên nghiệp như:
Loa klipsch

Tham khảo thêm Loa klipsch hay, giá rẻ khác


Loa Klipsch chính hãng, nghe nhạc cực hay, xem phim cực chất, đa dạng mẫu mã, giá tốt nhất tại Việt Nam.
Xem thêm nhiều loa Jamo chính hãng, giá tốt khác

Xem thêm nhiều loa Jamo chính hãng, giá tốt khác


Bảo Châu Elec - hệ thống chuỗi cửa hàng âm thanh hiện đại hàng đầu tại Việt Nam. Hiện đang cung cấp dòng loa Jamo chính hãng với giá cực tốt. Quý khách đang có nhu cầu sở hữu dòng loa nghe nhạc đỉnh cao, âm thanh chất lượng, kiểu dáng sang trọng này hãy xem thêm tại đây.