Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Ngày 20/9, Bộ Y tế thông tin về việc sử dụng hải sản tại vùng biển Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Theo đó, Bộ này đã phối hợp với các bộ ngành liên quan và địa phương nghiên cứu quy mô lớn với 1.040 mẫu hải sản được lấy hàng ngày ở tất cả cảng cá, gò cá, các thuyền đánh bắt cá, đầm nuôi tại 4 tỉnh miền Trung.

Từ kết quả nghiên cứu, Bộ Y tế kết luận, tất cả các hải sản như cá ngừ, cá thu, cá nục các loại, cá chỉ vàng, bạc má, cá hố,  cá bò, cá cam, trích, đối, cá cơm và các loại hải sản khác sống ở tầng nổi, hải sản tại đầm nuôi của 4 tỉnh miền Trung đều an toàn để dùng làm thực phẩm.

Các hải sản như: ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá và các hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 13,5 hải lý (tương đương 25 km) chưa đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm. 

Bộ Y tế khuyến cáo không sử dụng các loại hải sản sống ở tầng đáy nêu trên trong vòng 20 hải lý. 

bo-y-te-hai-sansong-o-tang-day-trong-vong-13-5-hai-ly-chua-an-toan

Theo kết luận của Bộ Y tế, các loại cá biển tầng nổi đủ an toàn để dùng làm thực phẩm. Ảnh: Hoàng Táo.

Theo Bộ Y tế, các mẫu đều được kiểm nghiệm chỉ tiêu xyanua, phenol, thủy ngân, cadimi, chì, crom, asen và sắt tại Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và Viện Dinh dưỡng.

Tất cả các loại hải sản tại 4 tỉnh miền Trung và 3 tỉnh nhóm chứng (các tỉnh không chịu ảnh hưởng sự cố môi trường gồm Hải Phòng, Khánh Hòa và Bà Rịa - Vũng Tàu), đều không phát hiện bất kỳ mẫu nào có xyanua - chất được xác định là một trong những nguyên nhân gây ra cá chết hàng loạt.

Các chỉ số: thủy ngân, cadimi, chì, crom, asen và sắt trong hải sản ở 7 tỉnh (4 tỉnh miền Trung và 3 tỉnh nhóm chứng) trên đều nằm trong giới hạn cho phép, đảm bảo an toàn theo quy định.

Kết quả xét nghiệm đối với hải sản tại các đầm nuôi 4 tỉnh miền Trung đều đảm bảo an toàn.

Cũng theo kết quả kiểm nghiệm, đối với phenol, tất cả các mẫu hải sản tầng nổi như cá ngừ, cá thu, cá nục các loại, cá chỉ vàng, cá bạc má, cá hố, cá bò, cá cam, cá trích, cá đối, cá cơm và các loại hải sản khác sống ở tầng nổi tại bốn tỉnh miền Trung đều không phát hiện mẫu nào có phenol.

Tuy nhiên, Bộ Y tế phát hiện 132/1040 mẫu hải sản của bốn tỉnh miền Trung có phenol, bao gồm ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá - đây là những loài hải sản sống ở tầng đáy. Phân bố 132 mẫu hải sản có phát hiện phenol đều nằm trong vùng từ 5 đến 25 km (tương đương với khoảng 2,7-13,5 hải lý) với tỷ lệ mẫu nhiễm cao nhất tại Hà Tĩnh và Quảng Bình và thấp nhất tại biển Lăng Cô - Thừa Thiên Huế.

Hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn từ một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Cuối tháng 6, Formosa Hà Tĩnh đã thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố môi trường biển, cam kết bồi thường 500 triệu USD.

Hoàng Phương

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

oto-dam-4-xe-may-tren-cau-vinh-tuy-nhieu-nguoi-bi-thuong

Ít nhất 4 xe máy bị hư hỏng nặng sau khi bị ôtô đâm phải. Ảnh: Trần Vinh

10h30 sáng 20/9, ôtô Kia Forte biển Hà Nội chạy hướng Gia Lâm về Hà Nội, khi đến giữa cầu Vĩnh Tuy (Long Biên) thì đánh lái sang làn bên cạnh và đâm vào 4 xe máy đi chiều ngược lại.

Ít nhất 3 người được đưa đi cấp cứu kịp thời, một vài người khác bị choáng. 4 xe máy hư hỏng nặng, bắn văng cách nhau vài mét. Ôtô bị móp phần đầu. 

Đội Cảnh sát giao thông số 5 đã tới phân luồng, tránh ùn tắc trên cầu và phối hợp với lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường, làm rõ nguyên nhân tai nạn.

oto-dam-4-xe-may-tren-cau-vinh-tuy-nhieu-nguoi-bi-thuong-1

Nhiều người đi xe máy nằm la liệt trên cầu sau tai nạn. Ảnh: Trần Vinh

Làm việc với công an, tài xế ôtô gây tai nạn cho rằng, do tránh xe tải chạy phía trước chuyển làn nên phải đánh lái sang đường đối diện và va chạm với hàng loạt xe máy.

Phương Sơn

Thứ ba, 20/9/2016 | 12:52 GMT+7

Thứ ba, 20/9/2016 | 12:52 GMT+7

Ùn tắc kéo dài hơn 2km, từ 7h30 đến hơn 10h ở đường Phan Trọng Tuệ, đoạn qua cầu Tó (Hà Nội) khiến người và phương tiện giao thông chen cứng.

Từ 7h30, cả nghìn người đã đứng chôn chân tại ngã tư Phan Trọng Tuệ-Kim Giang đoạn qua cầu Tó (Hà Nội).

Nguyên nhân tắc đường được cho là do vụ va chạm giữa hai xe ôtô chạy cùng chiều trong giờ cao điểm.

Đường Phan Trọng Tuệ có mặt cắt ngang rộng 40m, gồm 2 lòng đường xe chạy chính và dải phân cách, vỉa hè. Đây là tuyến đường thuộc trục quốc lộ 70, có nhiều xe siêu trường siêu trọng lưu thông, nên rất dễ ùn tắc dù chỉ xảy ra một sự cố nhỏ.

Hàng dài ôtô, xe máy nối đuôi nhau.

Người dân chở trẻ em đến trường nhưng không thể di chuyển trong nhiều giờ

Các phương tiện giao thông cũng nối dài trên đường Kim Giang, giao cắt với đường Phan Trọng Tuệ.

Anh Chiến, bảo vệ tòa nhà CT10C, chung cư Đại Thanh (gần cầu Tó) cho biết lâu nay đường Phan Trọng Tuệ thường xuyên ùn ứ khoảng 30 phút. Tuy nhiên, sáng nay "người và xe không nhích được mét nào" trong nhiều giờ. 

Chị Yến (CT8 Đại Thanh, gần cầu Tó) cho biết:"Sáng nay 7h20 bước ra đường đã thấy tắc, vậy mà tới 9h30 mới đến được cơ quan, ở đây 2 năm rồi mà chưa thấy lần nào ùn tắc dài và lâu đến thế".

Dòng phương tiện và lực lượng chức năng chờ đợi trong cảnh ùn ứ kéo dài.

Đến hơn 10h, nhờ sự phối hợp phân luồng của CSGT, Thanh tra giao thông, công an phường sở tại, các phương tiện đã có thể di chuyển chậm.

Ngọc Thành

Thứ ba, 20/9/2016 | 12:52 GMT+7

Thứ ba, 20/9/2016 | 12:52 GMT+7

Ùn tắc kéo dài hơn 2km, từ 7h30 đến hơn 10h ở đường Phan Trọng Tuệ, đoạn qua cầu Tó (Hà Nội) khiến người và phương tiện giao thông chen cứng "từng centimet".

Từ 7h30, cả nghìn người đã đứng chôn chân tại ngã tư Phan Trọng Tuệ-Kim Giang đoạn qua cầu Tó (Hà Nội).

Nguyên nhân tắc đường được cho là do vụ va chạm giữa hai xe ôtô chạy cùng chiều trong giờ cao điểm.

Đường Phan Trọng Tuệ có mặt cắt ngang rộng 40m, gồm 2 lòng đường xe chạy chính và dải phân cách, vỉa hè. Đây là tuyến đường thuộc trục quốc lộ 70, có nhiều xe siêu trường siêu trọng lưu thông, nên rất dễ ùn tắc dù chỉ xảy ra một sự cố nhỏ.

Hàng dài ôtô, xe máy nối đuôi nhau.

Người dân chở trẻ em đến trường nhưng không thể di chuyển trong nhiều giờ

Các phương tiện giao thông cũng nối dài trên đường Kim Giang, giao cắt với đường Phan Trọng Tuệ.

Anh Chiến, bảo vệ tòa nhà CT10C, chung cư Đại Thanh (gần cầu Tó) cho biết lâu nay đường Phan Trọng Tuệ thường xuyên ùn ứ khoảng 30 phút. Tuy nhiên, sáng nay "người và xe không nhích được mét nào" trong nhiều giờ. 

Chị Yến (CT8 Đại Thanh, gần cầu Tó) cho biết:"Sáng nay 7h20 bước ra đường đã thấy tắc, vậy mà tới 9h30 mới đến được cơ quan, ở đây 2 năm rồi mà chưa thấy lần nào ùn tắc dài và lâu đến thế".

Dòng phương tiện và lực lượng chức năng chờ đợi trong cảnh ùn ứ kéo dài.

Đến hơn 10h, nhờ sự phối hợp phân luồng của CSGT, Thanh tra giao thông, công an phường sở tại, các phương tiện đã có thể di chuyển chậm.

Ngọc Thành

Sáng 20/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào dự thảo Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước (sửa đổi).

chu-nhiem-uy-ban-tu-phap-ngoi-tu-oan-lay-dau-ra-hoa-don-chung-minh-thiet-hai

Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga. Ảnh: Q.H

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, một trong những điểm vô lý của thực tế bồi thường án oai sai lâu nay chưa được dự thảo Luật điều chỉnh, là cơ quan tố tụng yêu cầu người bị oan sai muốn bồi thường phải chứng minh được thiệt hại, đòi hỏi có hoá đơn, chứng từ… “Trong mấy chục năm người ta ngồi tù, gia đình khốn đốn thì lấy đâu ra để chứng minh, vậy sửa luật có giải quyết được thực tế này không?", bà Nga nêu câu hỏi. 

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long thẳng thắn thừa nhận, “không dám hứa sửa đổi luật này sẽ giải quyết được hết những vướng mắc”. Ông nói, khi đưa luật vào cuộc sống đều xảy ra trường hợp tổ chức thi hành không tốt, nên có khoảng cách giữa nội dung luật và thực tế.

Trong các vụ oan sai vừa qua của ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), ông Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận), Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao Tống Anh Hào khẳng định quan điểm của TANDTC là bồi thường ngay, đúng pháp luật, nhưng cái khó là người liên quan thường chứng minh thiệt hại của mình bằng các chứng từ không đảm bảo thời gian. "Chứng minh thiệt hại về vật chất như tài sản, thu nhập đã khó, chứng minh thiệt hại về tinh thần còn khó hơn", ông Hào tâm tư.

chu-nhiem-uy-ban-tu-phap-ngoi-tu-oan-lay-dau-ra-hoa-don-chung-minh-thiet-hai-1

Đại diện TANDTC xin lỗi công khai ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) tại địa phương.

Chia sẻ quan điểm trên, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhận định bồi thường về tinh thần khó đo lường cụ thể. “Nếu là người có chức vụ mà bị hàm oan thì phục hồi danh dự cho họ thế nào? Chỉ một lời xin lỗi có được không?”, Phó chủ tịch Tòng Thị Phóng nêu vấn đề.

“Có trường hợp thời gian kéo dài, làm oan lớn nhưng chỉ xin lỗi công khai trong 2 phút, khiến dư luận và người dân phản ứng là bồi thường, xin lỗi chỉ làm hình thức, chiếu lệ”, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga phản ánh và đặt câu hỏi "trách nhiệm bồi hoàn Nhà nước của người làm sai thế nào?”.

Phó chủ tịch Tòng Thị Phóng bày tỏ không hài lòng khi nguyên tắc bồi hoàn không được thể hiện đầy đủ trong dự luật. “Nhà nước bồi thường thì người có trách nhiệm phải bồi hoàn vào ngân sách theo quy định. Dự thảo luật cần ghi rõ: thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi hoàn cho Nhà nước bấy nhiêu”, bà Phóng dứt khoát.

Tiếp thu ý kiến, Bộ trưởng Tư pháp hứa dự thảo Luật sẽ dựa trên nguyên tắc tất cả các công chức gây ra thiệt hại đều phải bồi hoàn. Ban soạn thảo cố gắng đưa ra công thức tính để lượng hoá thiệt hại về vật chất, tinh thần để đền bù, cũng như xác định khung bồi hoàn.

“Luật sẽ thiết kế hợp lý để cán bộ, công chức ý thức việc sẽ phải bỏ tiền bồi hoàn thiệt hại do mình gây ra, nhưng cũng không đến mức quá kinh khủng để người ta không dám làm gì”, ông Long nói.

Tham gia thảo luận, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Hữu Thể chia sẻ: “Nói ra thì xấu hổ khi cơ quan chức năng phải cò kè bớt một thêm hai, vì vậy chúng ta cần có quy định rất chuẩn để cơ quan Nhà nước căn cứ vào đó tính toán mức bồi thường".

chu-nhiem-uy-ban-tu-phap-ngoi-tu-oan-lay-dau-ra-hoa-don-chung-minh-thiet-hai-2

Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Hữu Thể cho rằng, quy định không rõ sẽ khiến cơ quan bồi thường mang tiếng "cò kè bớt một thêm hai". Ảnh: VPQH

Dự thảo Luật có 9 chương, 84 điều dự kiến sẽ được trình Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 2, vào tháng 10 tới.

6 năm bồi thường 204 vụ án oan

Theo báo cáo tổng kết thi hành Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước, tổng số vụ việc mà các cơ quan giải quyết bồi thường Nhà nước đã thụ lý, giải quyết sau 6 năm thi hành Luật là 258 vụ việc, trong đó đã giải quyết xong 204 vụ việc.

Trong 3 năm (từ 2013 đến 2015), số bị can được đình chỉ điều tra do không cấu thành tội phạm là 98 người, số bị can được đình chỉ điều tra do hết thời hạn điều tra không chứng minh được tội phạm là 57 người.

Riêng trong lĩnh vực tố tụng hình sự, theo Báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì trong 3 năm (từ tháng 10/2011 đến tháng 9/2014), còn xảy ra 71 người bị oan và một số trường hợp khác có dấu hiệu bị oan đang được xem xét, giải quyết.

8 cá nhân khác được đề nghị xét tặng công dân thủ đô ưu tú gồm:

Đại tá - Nhà giáo ưu tú Nguyễn Trọng Vĩnh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường Nguyễn Siêu;

PGS.TS. BS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội;

Bà Đỗ Thúy Hà, Chủ tịch Hội người mù quận Đống Đa;

Bà Tạ Thị Ngọc Thanh, PCT Hội Khuyến học phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy;

Ông Đinh Quang Bào, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH sản xuất DV- TM sản phẩm da LADODA, Chủ tịch Hội da giầy thành phố Hà Nội;

Nghệ nhân Trần Văn Độ, thôn 3 Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm;

Ông Nguyễn Trọng Long - Hội viên Hội Nông dân xã Tân Ước, Chủ nhiệm HTX Hoàng Long, huyện Thanh Oai;

Ông Nguyễn Văn Hùng, Tổ trưởng Tổ tuần tra chuyên trách phường Khương Mai, quận Thanh Xuân.

Ngày 20/9, các Bộ Y tế thông tin về việc sử dụng hải sản tại vùng biển Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Theo đó, Bộ này đã phối hợp với các bộ ngành liên quan và địa phương nghiên cứu quy mô lớn với 1.040 mẫu hải sản được lấy hàng ngày ở tất cả các cảng cá, gò cá, các thuyền đánh bắt cá, đầm nuôi tại 4 tỉnh miền Trung.

Từ kết quả nghiên cứu, Bộ Y tế kết luận, tất cả các hải sản như cá ngừ, cá thu, cá nục các loại, cá chỉ vàng, bạc má, cá hố,  cá bò, cá cam, trích, đối, cá cơm và các loại hải sản khác sống ở tầng nổi, hải sản tại đầm nuôi của 4 tỉnh miền Trung đều an toàn để dùng làm thực phẩm.

Các hải sản như: ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá và các hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 13,5 hải lý (tương đương 25 km) chưa đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm. 

Bộ Y tế khuyến cáo không sử dụng các loại hải sản sống ở tầng đáy nêu trên trong vòng 20 hải lý. 

bo-y-te-hai-sansong-o-tang-day-trong-vong-13-5-hai-ly-chua-an-toan

Theo kết luận của Bộ Y tế, các loại cá biển tầng nổi đủ an toàn để dùng làm thực phẩm. Ảnh: Hoàng Táo.

Theo Bộ Y tế, các mẫu đều được kiểm nghiệm chỉ tiêu xyanua, phenol, thủy ngân, cadimi, chì, crom, asen và sắt tại Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và Viện Dinh dưỡng.

Tất cả các loại hải sản tại 4 tỉnh miền Trung và 3 tỉnh nhóm chứng (các tỉnh không chịu ảnh hưởng sự cố môi trường gồm Hải Phòng, Khánh Hòa và Bà Rịa-Vùng Tàu), đều không phát hiện bất kỳ mẫu nào có xyanua - chất được xác định là một trong những nguyên nhân gây ra cá chết hàng loạt.

Các chỉ số: thủy ngân, cadimi, chì, crom, asen và sắt trong hải sản ở 7 tỉnh (4 tỉnh miền Trung và 3 tỉnh nhóm chứng) trên đều nằm trong giới hạn cho phép, đảm bảo an toàn theo quy định.

Kết quả xét nghiệm đối với hải sản tại các đầm nuôi 4 tỉnh miền Trung đều đảm bảo an toàn.

Cũng theo kết quả kiểm nghiệm, đối với phenol, tất cả các mẫu hải sản tầng nổi như cá ngừ, cá thu, cá nục các loại, cá chỉ vàng, cá bạc má, cá hố, cá bò, cá cam, cá trích, cá đối, cá cơm và các loại hải sản khác sống ở tầng nổi tại bốn tỉnh miền Trung đều không phát hiện mẫu nào có phenol.

Tuy nhiên, Bộ Y tế phát hiện 132/1040 mẫu hải sản của bốn tỉnh miền Trung có phenol, bao gồm ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá - đây là những loài hải sản sống ở tầng đáy. Phân bố 132 mẫu hải sản có phát hiện phenol đều nằm trong vùng từ 5 đến 25 km (tương đương với khoảng 2,7-13,5 hải lý) với tỷ lệ mẫu nhiễm cao nhất tại Hà Tĩnh và Quảng Bình và thấp nhất tại biển Lăng Cô - Thừa Thiên Huế.

Hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn từ một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Cuối tháng 6, Formosa Hà Tĩnh đã thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố môi trường biển, cam kết bồi thường 500 triệu USD.

Hoàng Phương

Sáng 20/9, Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E) phát hiện 2 con trâu bị tông chết ở đầu đường cao tốc TP HCM - Long Thành, đoạn qua địa bàn quận 2 (TP HCM).

Khi nhân viên đường cao tốc đến nơi, xe gây tai nạn đã rời hiện trường. Hai con trâu nặng khoảng 200 kg nằm sõng soài giữa đường, gây cản trở giao thông nên đơn vị quản lý đường cao tốc phong tỏa một đoạn để xe cẩu mang xác trâu ra ngoài, chờ chủ đến nhận.

2-con-trau-bi-tong-chet-tren-cao-toc-tp-hcm-long-thanh

Hai con trâu bị ôtô tông chết. Ảnh: H.P

Theo VEC E, dọc tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây đều có hàng rào kẽm gai bảo vệ, song ở những điểm giao cắt không có. Hai con trâu có thể đi lối ôtô từ cao tốc xuống (ngược chiều). Hiện, đơn vị chỉ bố trí nhân viên trực ở hướng ôtô từ các nhánh đường khác lên cao tốc, nhánh từ cao tốc xuống chưa có.

Do hệ thống camera thông minh giám sát toàn tuyến cao tốc đến cuối năm nay mới hoàn thành nên đơn vị quản lý chưa thể trích xuất hình ảnh từ camera để tìm hiểu nguyên nhân các vụ tai nạn.

Dài 55 km, có tổng vốn đầu tư hơn 20.600 tỷ đồng đi qua địa phận TP HCM và tỉnh Đồng Nai, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây khánh thành toàn tuyến vào đầu năm 2015. Nó rút ngắn đường từ TP HCM về Vũng Tàu và Đồng Nai rất nhiều so với trước đây, song chỉ có ôtô được lưu thông. Dự án là một bộ phận của hệ thống đường bộ cao tốc Bắc - Nam, nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Hữu Nguyên

Từ 7h30 sáng 20/9, giao thông trên đường Phan Trọng Tuệ, đoạn qua cầu Tó (huyện Thanh Trì, Hà Nội) rơi vào ùn tắc nghiêm trọng, kéo dài suốt nhiều giờ đồng hồ.

un-tac-giao-thong-nhieu-gio-lien-o-ha-noi

Người dân chở theo trẻ em nhưng không thể di chuyển trong nhiều giờ. Ảnh: Ngọc Thành 

Anh Chiến, bảo vệ tòa nhà CT10C, chung cư Đại Thanh (gần cầu Tó) cho biết lâu nay đường Phan Trọng Tuệ thường xuyên ùn ứ khoảng 30 phút . Tuy nhiên, chưa rõ vì sao sáng nay người tham gia giao thông "kín như nêm", từ 7h30 đến 10h "không nhích được mét nào". 

un-tac-giao-thong-nhieu-gio-lien-o-ha-noi-1

Các phương tiện kéo dài trên đường Phan Trọng Tuệ. Ảnh: Ngọc Thành

Ông Trần Văn Cương, đội 14 cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, nguyên nhân vụ tắc đường xuất phát từ va chạm giữa xe ben (hướng nghĩa trang Văn Điển về bệnh viện 103) và ôtô 4 chỗ (từ Kim Giang về bệnh viện 103) vào lúc 7h30.

un-tac-giao-thong-nhieu-gio-lien-o-ha-noi-2

Cảnh sát phân luồng giao thông. Ảnh: Ngọc Thành

Sau vụ va chạm giữa hai ôtô nêu trên, dù lực lượng cảnh sát đã chỉ dẫn hai xe vào ven đường nhưng sự việc diễn ra trong giờ cao điểm, phương tiện mỗi lúc càng đông, nên tình trạng ùn tắc kéo dài đến 10h30.

Ngọc Thành

Ngày 20/9, các Bộ Tài nguyên môi trường, Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thông tin về môi trường biển và việc khai thác, sử dụng hải sản tại vùng biển Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Theo đó, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ ngành liên quan và địa phương nghiên cứu quy mô lớn với 1.040 mẫu hải sản được lấy hàng ngày ở tất cả các cảng cá, gò cá, các thuyền đánh bắt cá, đầm nuôi tại 4 tỉnh miền Trung.

Từ kết quả nghiên cứu, Bộ Y tế kết luận, tất cả các hải sản như cá ngừ, cá thu, cá nục các loại, cá chỉ vàng, bạc má, cá hố,  cá bò, cá cam, trích, đối, cá cơm và các loại hải sản khác sống ở tầng nổi, hải sản tại đầm nuôi của 4 tỉnh miền Trung đều an toàn để dùng làm thực phẩm.

Các hải sản như: ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá và các hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 13,5 hải lý chưa đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm. 

Bộ Y tế khuyến cáo không sử dụng các loại hải sản sống ở tầng đáy nêu trên trong vòng 20 hải lý. 

bo-y-te-hai-sansong-o-tang-day-trong-vong-13-5-hai-ly-chua-an-toan

Theo kết luận của Bộ Y tế, các loại cá biển tầng nổi đủ an toàn để dùng làm thực phẩm. Ảnh: Hoàng Táo.

Theo Bộ Y tế, các mẫu đều được kiểm nghiệm chỉ tiêu xyanua, phenol, thủy ngân, cadimi, chì, crom, asen và sắt tại Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và Viện Dinh dưỡng.

Hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn từ một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Cuối tháng 6, Formosa Hà Tĩnh đã thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố môi trường biển, cam kết bồi thường 500 triệu USD.

Hoàng Phương

Ngày 20/9, các Bộ Tài nguyên môi trường, Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thông tin về môi trường biển và việc khai thác, sử dụng hải sản tại vùng biển Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Theo đó, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ ngành liên quan và địa phương nghiên cứu quy mô lớn với 1.040 mẫu hải sản được lấy hàng ngày ở tất cả các cảng cá, gò cá, các thuyền đánh bắt cá, đầm nuôi tại 4 tỉnh miền Trung.

Từ kết quả nghiên cứu, Bộ Y tế kết luận, tất cả các hải sản như cá ngừ, cá thu, cá nục các loại, cá chỉ vàng, bạc má, cá hố,  cá bò, cá cam, trích, đối, cá cơm và các loại hải sản khác sống ở tầng nổi, hải sản tại đầm nuôi của 4 tỉnh miền Trung đều an toàn để dùng làm thực phẩm.

bo-y-te-hai-sansong-o-tang-day-trong-vong-13-5-hai-ly-chua-an-toan

Theo kết luận của Bộ Y tế, các loại cá biển tầng nổi đủ an toàn để dùng làm thực phẩm. Ảnh: Hoàng Táo.

Bộ Y tế cho biết, các hải sản như: ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá và các hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 13,5 hải lý chưa đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm. Đồng thời, Bộ khuyến cáo không sử dụng các loại hải sản sống ở tầng đáy nêu trên trong vòng 20 hải lý.

Theo Bộ Y tế, các mẫu đều được kiểm nghiệm chỉ tiêu xyanua, phenol, thủy ngân, cadimi, chì, crom, asen và sắt tại Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và Viện Dinh dưỡng.

Hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn từ một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Cuối tháng 6, Formosa Hà Tĩnh đã thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố môi trường biển, cam kết bồi thường 500 triệu USD.

Hoàng Phương

Ngày 20/9, các Bộ Tài nguyên môi trường, Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thông tin về môi trường biển và việc khai thác, sử dụng hải sản tại vùng biển Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Theo đó, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ ngành liên quan và địa phương nghiên cứu quy mô lớn với 1.040 mẫu hải sản được lấy hàng ngày ở tất cả các cảng cá, gò cá, các thuyền đánh bắt cá, đầm nuôi tại 4 tỉnh miền Trung.

Từ kết quả nghiên cứu, Bộ Y tế kết luận, tất cả các hải sản như cá ngừ, cá thu, cá nục các loại, cá chỉ vàng, bạc má, cá hố,  cá bò, cá cam, trích, đối, cá cơm và các loại hải sản khác sống ở tầng nổi, hải sản tại đầm nuôi của 4 tỉnh miền Trung đều an toàn để dùng làm thực phẩm.

bo-y-te-hai-sansong-o-tang-day-trong-vong-13-5-hai-ly-chua-an-toan

Theo kết luận của Bộ Y tế, các loại cá biển tầng nổi đủ an toàn để dùng làm thực phẩm. Ảnh: Hoàng Táo.

Bộ Y tế cho biết, các hải sản như: ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá và các hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 13,5 hải lý chưa đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm. Đồng thời, Bộ khuyến cáo không sử dụng các loại hải sản sống ở tầng đáy nêu trên trong vòng 20 hải lý.

Theo Bộ Y tế, các mẫu đều được kiểm nghiệm chỉ tiêu xyanua, phenol, thủy ngân, cadimi, chì, crom, asen và sắt tại Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và Viện Dinh dưỡng.

Hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn từ một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Cuối tháng 6, Formosa Hà Tĩnh đã thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố môi trường biển, cam kết bồi thường 500 triệu USD.

Hoàng Phương

Đại diện Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội cho hay, từ đầu tháng 9, công ty mở rộng phạm vi hỗ trợ dịch vụ thu hộ tiền điện nhằm tạo thêm nhiều thuận tiện cho người dân.

Cụ thể, người dân có thể đến 228 phòng giao dịch khách hàng các công ty điện lực, đội quản lý điện, phòng giao dịch các ngân hàng hợp tác với Tổng công ty Điện lực Hà Nội (ABBank, BIDV, VIB, VCB, VietinBank...), các tổ chức thanh toán trung gian như ECPay, Payoo, để thanh toán tiền điện.

Các giao dịch thu hộ tiền điện hoàn toàn miễn phí, thủ tục nhanh chóng, thuận tiện. Khi đi thanh toán chỉ cần mang theo thẻ khách hàng sử dụng điện hoặc mã khách hàng.

"Những chương trình này giúp người dân thuận tiện hơn nữa trong việc thanh toán tiền điện, đa dạng hóa hình thức thu, địa điểm thu tiền điện", đại diện Tổng Công ty Điện lực Hà Nội chia sẻ.

dien-luc-ha-noi-mo-rong-dich-vu-thu-ho-tien-dien

Hiện tại, khách hàng có thể lựa chọn nhiều hình thức khác nhau để thanh toán hóa đơn tiền điện. Đó là việc thanh toán qua ngân hàng bằng trích nợ tự động tài khoản, sử dụng dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking, hay đến phòng giao dịch ngân hàng (tiền mặt hoặc chuyển khoản), trả bằng ví điện tử.

"Hệ thống dịch vụ thanh toán tiền điện linh hoạt, đa dạng giúp theo đúng chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh việc giao dịch thanh toán qua tài khoản ngân hàng, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt. Đồng thời điều này giúp công ty thực hiện mục tiêu nhân viên điện lực không trực tiếp đến thu tiền điện tại nhà khách hàng vào cuối năm 2020", vị đại diện nhấn mạnh.

Minh Trí

Ngày 20/9, các Bộ Tài nguyên môi trường, Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thông tin về môi trường biển và việc khai thác, sử dụng hải sản tại vùng biển Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Theo đó, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ ngành liên quan và địa phương nghiên cứu quy mô lớn với 1.040 mẫu hải sản được lấy hàng ngày ở tất cả các cảng cá, gò cá, các thuyền đánh bắt cá, đầm nuôi tại 4 tỉnh miền Trung.

Từ kết quả nghiên cứu, Bộ Y tế kết luận, tất cả các hải sản như cá ngừ, cá thu, cá nục các loại, cá chỉ vàng, bạc má, cá hố,  cá bò, cá cam, trích, đối, cá cơm và các loại hải sản khác sống ở tầng nổi, hải sản tại đầm nuôi của 4 tỉnh miền Trung đều an toàn để dùng làm thực phẩm.

bo-y-te-hai-sansong-o-tang-day-trong-vong-13-5-hai-ly-chua-an-toan

Theo kết luận của Bộ Y tế, các loại cá biển tầng nổi đủ an toàn để dùng làm thực phẩm. Ảnh: Hoàng Táo.

Bộ Y tế cho biết, các hải sản như: ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá và các hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 13,5 hải lý chưa đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm. Đồng thời, khuyến cáo không sử dụng các loại hải sản sống ở tầng đáy nêu trên trong vòng 20 hải lý.

Theo Bộ Y tế, các mẫu đều được kiểm nghiệm chỉ tiêu xyanua, phenol, thủy ngân, cadimi, chì, crom, asen và sắt tại Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và Viện Dinh dưỡng.

Hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn từ một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Cuối tháng 6, Formosa Hà Tĩnh đã thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố môi trường biển, cam kết bồi thường 500 triệu USD.

Hoàng Phương

Cầu Ngọc Thảo dài 100 m, rộng 2 m là tuyến chính giúp hơn 1.000 hộ dân phường Ngọc Hiệp vào trung tâm TP Nha Trang (Khánh Hòa). Hiện cầu đã xuống cấp nghiêm trọng, bêtông lan can bị vỡ lòi sắt gỉ, rung bần bật mỗi khi xe chạy qua.

Ý kiến bạn đọc ()

Trạm dừng chân đầu tiên trên cao tốc TP HCM-Trung Lương. Ảnh: Hoàng Nam

Trạm dừng chân đầu tiên trên cao tốc TP HCM - Trung Lương được xây cả hai hướng đặt ở huyện Thủ Thừa, Long An. Ảnh: Hoàng Nam

Ngày 19/9, Văn phòng Quản lý khu vực phía Nam (Cục Quản lý đường bộ cao tốc) cho biết, trạm dừng chân cao tốc TP HCM - Trung Lương tại huyện Thủ Thừa, Long An) sẽ hoàn thành cuối năm nay, kịp phục vụ Tết Đinh Dậu 2017.

Đây là trạm dừng chân đầu tiên trên cao tốc TP HCM -Trung Lương, do Công ty Cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn, Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư, khởi công hồi đầu năm. Trạm dừng chân được xây dựng cả hai chiều, nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, sửa xe, vá vỏ, đổ xăng và vệ sinh của hành khách.

Cao tốc Trung Lương dài gần 62 km, thông xe năm 2010, là cao tốc đầu tiên tại miền Nam. Cao tốc rút ngắn thời gian từ TP HCM đi các tỉnh miền Tây có tổng đầu tư gần 10.000 tỷ đồng. Sáu năm qua, do không có trạm dừng chân nên nhiều ôtô đã đậu hai đầu cao tốc để hành khách đi vệ sinh, vứt rác thải rất nhếch nhác.

Hoàng Nam

xe-7-cho-mat-lai-dam-lien-tiep-gan-10-xe-may

Chiếc xe 7 chỗ mất kiểm soát, đâm từ bên lề phải sang lề trái đường. Ảnh: Quảng Hà

Khoảng 17h ngày 19/9, chiếc ôtô 7 chỗ hiệu Hyundai Santa Fe, do một người đàn ông điều khiển từ đường Nguyễn Hoàng (xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị, Quảng Trị) hướng ra quốc lộ 1A thì mất lái, đâm liên tiếp vào gần 10 xe máy.

5 xe máy ở phía phải hướng đi của ôtô bẹp dúm, dính chặt vào nhau. Sau đó, xe ôtô lách qua lề trái đâm vào nhiều xe máy khác và 2 phụ nữ ở vỉa hè.

xe-7-cho-mat-lai-dam-lien-tiep-gan-10-xe-may-1

5 chiếc xe máy bẹp dúm, dính chặt vào nhau sau cú đâm đầu tiên của chiếc ôtô. Ảnh: Quảng Hà

Hiện trường cho thấy nhiều mảnh vỡ khắp nơi, mũ bảo hiểm, giày dép và áo mưa của nạn nhân rơi vãi.

Thời điểm xảy ra vụ tai nạn, lòng đường rộng rãi và thông thoáng. Vụ việc khiến ít nhất 4 người nhập viện cấp cứu.

Hoàng Táo

ha-noi-thu-nghiem-che-phm-dac-biet-giai-ho-o-nhiem

Hồ Ba Mẫu sau nhiều ngày thử nghiệm chế phẩm đặc biệt, nước đã sạch và không còn mùi hôi thối. Ảnh: Bá Đô

Chiều 19/9, họp báo công bố việc làm sạch nước một số hồ trên địa bàn Thủ đô bằng chế phẩm Redoxy-3C, Công ty thoát nước Hà Nội cho biết quá trình thử nghiệm tại hồ Giáp Bát, Hố Mẻ, Ba Mẫu cho kết quả khả quan. Nước trong hồ không còn mùi khó chịu, người dân xung quanh hồ có phản hồi tích cực về hiệu quả xử lý nước. 

Sau thử nghiệm, độ pH kiềm, nồng độ TSS, BOD, COD... và mật độ coliform trong các hồ giảm, thông số thuỷ lý hoá không vượt ngưỡng, các loài sinh vật, thuỷ sinh sinh trưởng và phát triển tốt.

Ông Trần Trọng Văn, Phó tổng giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết với kết quả thử nghiệm như trên, hy vọng thời gian tới Hà Nội có thể áp dụng với các ao hồ, diện tích mặt nước trên địa bàn.

ha-noi-thu-nghiem-cong-nghe-doc-quyen-giai-cuu-o-nhiem-ao-ho-1

Sau khi thử nghiệm chế phẩm, nước ở bể cá cảnh trước cửa UBND TP Hà Nội đã sạch và có thể nuôi cá. Ảnh: Sơn Dương

Cũng theo ông Văn, để chất lượng nước hồ sau xử lý được duy trì, đảm bảo không lãng phí đầu tư, cần phải tiếp tục duy trì vệ sinh vớt rác trên hồ, bổ sung chế phẩm theo định kỳ... Kết quả ban đầu cho thấy đây là giải pháp có nhiều triển vọng, không mất nhiều thời gian, công sức, dễ làm, tốn ít nhân lực, từ đó chi phí sẽ giảm. Toàn bộ kinh phí thử nghiệm do ngân sách thành phố cấp, tuy nhiên con số cụ thể chưa được thống kê.

ha-noi-thu-nghiem-che-phm-dac-biet-giai-cuu-o-nhiem-ao-ho-2

Chế phẩm Redoxy-3C do Đức sản xuất để làm sạch môi trường nước trong các hồ ở Hà Nội.

Trước đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã mời một công ty đến từ Cộng hoà Liên bang Đức chuyên sản xuất các chế phẩm ứng dụng trong xử lý nước đến Hà Nội nghiên cứu, sản xuất chế phẩm xử lý làm sạch nước ở hồ tại Thủ đô. Trong tháng 7, chế phẩm Redoxy-3C được tạo ra và Chủ tịch Hà Nội giao cho Công ty thoát nước thử nghiệm. Đây sẽ là sản phẩm công nghệ độc quyền của UBND TP Hà Nội. 

Bá Đô

Khoảng 14h chiều 19/9, hai thanh niên chạy xe máy trên đường Cách Mạng tháng Tám, hướng từ cầu Tuyên Sơn về cầu vượt Hòa Cầm (Đà Nẵng). 

hai-nguoi-tu-vong-duoi-gam-xe-tai

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Nguyễn Đông.

Đến giao lộ Cách Mạng tháng Tám - Lê Thanh Nghị, hai người này dừng đèn đỏ. Khi đèn tín hiệu vừa chuyển sang xanh, chiếc xe máy chuyển làn rẽ trái về hướng cầu Hòa Xuân, bị xe tải biển Khánh Hòa đi cùng chiều chạy hướng thẳng về cầu vượt Hòa Cầm cuốn vào gầm.

Hai thanh niên bị bánh xe tải cán qua người, tử vong tại chỗ. Chiếc xe máy bị vỡ nát, nhiều mảnh vỡ vương vãi khắp nơi. Tai nạn khiến nút giao thông này bị ùn tắc cục bộ.

CSGT quận Hải Châu đã đến phân luồng giao thông, điều tra nguyên nhân tai nạn.

Nguyễn Đông

Ngày 19/9, UBND phường Mân Thái có báo cáo gửi quận Sơn Trà (Đà Nẵng) về việc lực lượng quy tắc đô thị phường này thu giữ xe 3 bánh của người khuyết tật.

Trước đó, đoạn clip lực lượng quy tắc đô thị thu giữ phương tiện của người đàn ông chống nạng đi bán vé số, kẹo dạo trước quán nhậu, được chia sẻ trên mạng xã hội, khiến nhiều người phê bình cách ứng xử của lực lượng này với người tàn tật.

ban-hang-tai-khu-vuc-cam-xe-cua-nguoi-khuyet-tat-bi-thu-giu

Người khuyết tật (áo vàng) đứng nhìn lực lượng quy tắc đô thị thu giữ chiếc xe 3 bánh của mình đỗ trên vỉa hè. Ảnh: Cắt từ clip.

Theo báo cáo của UBND phường Mân Thái, tối 16/9, tổ kiểm tra quy tắc đô thị phường và quận đi tuần tra trên đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp đã phát hiện ông Hoàng (quê Quảng Nam) đỗ xe 3 bánh trên vỉa hè dành cho người đi bộ để vào quán nhậu bán hàng rong.

Quản lý đô thị đã yêu cầu ông Hoàng di chuyển xe máy về đỗ đúng nơi quy định và chấm dứt hành vi bán hàng rong tại tuyến đường cấm. Tuy nhiên, ông Hoàng được cho là đã không hợp tác, nên quản lý đô thị đưa phương tiện của ông Hoàng về trụ sở UBND phường Mân Thái.

Sau đó, tại trụ sở phường Mân Thái, ông Hoàng không xuất trình được giấy phép lái xe môtô 3 bánh, giấy đăng ký xe và giấy tờ tùy thân. Tổ quy tắc đô thị phường Mân Thái cho biết, ông Hoàng khi tham gia giao thông tại địa bàn thường không đội mũ bảo hiểm và bán vé số dạo trên đoạn đường cấm. Ông Hoàng đã nhiều lần bị nhắc nhở và ký cam kết không bán hàng rong tại khu vực cấm, nhưng vẫn tái phạm. Sau khi làm việc với cơ quan chức năng, ông Hoàng thừa nhận việc bán dạo tại tuyến đường du lịch là sai quy định nên đã chấp hành nộp phạt hành chính, nhận lại phương tiện.

Nguyễn Đông

* Tên người khuyết tật đã được thay đổi. 

Ông Phan Duy Vĩnh, Phó chủ tịch thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho biết, tổng số học sinh nghỉ học từ cuối tháng 8 là 1.051, tới nay 1.047 em trở lại lớp. "Có 4 học sinh lớp 9 trường THCS Hà Hải đã nghỉ hẳn đi biển và vào miền Nam làm ăn", ông Vĩnh nói.

Từ ngày 25/8, nhiều học sinh ở xã Kỳ Hà bị bố mẹ cho nghỉ ở nhà. Đến sáng 5/9, gần 1.000 em không tới dự lễ khai giảng. Phụ huynh cho biết từ ngày xảy ra sự cố môi trường khiến cá chết hàng loạt, ruộng muối bỏ hoang, thuyền gác mái chèo không ra khơi, gia đình không có thu nhập. Họ kiến nghị địa phương miễn tất cả khoản đóng góp thì mới yên tâm để con em trở lại trường.

tat-ca-hoc-sinh-ha-tinh-da-tro-lai-truong

Sau nhiều tuần nghỉ ở nhà, học sinh xã Kỳ Hà đã quay lại trường. Ảnh: Đức Hùng

Nhằm động viên học sinh trở lại lớp, chính quyền thị xã Kỳ Anh trước mắt không thu tiền xây dựng, miễn học phí đối với học sinh Kỳ Hà. Theo Phó chủ tịch thị xã Kỳ Anh, nhà chức trách đang rà soát những gia đình có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ, động viên bố mẹ yên tâm cho con đi học.

"Chính quyền đã vận động người dân ở hai thôn Thanh Hà và Bắc Hà (xã Kỳ Hà) hợp tác kiểm đếm nhằm đền bù thiệt hại sự cố môi trường biển. Vẫn còn 5 thôn, trong đó có một thôn ở Kỳ Hà và 4 thôn ở xã Kỳ Lợi chưa hợp tác để kê khai", ông Phan Duy Vĩnh thông tin.

Đầu tháng 4, hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn từ một số lồng bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), sau đó lan đến biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Hầu hết ngư dân đánh bắt gần bờ của 4 tỉnh trên không thể ra khơi do biển không còn cá và nếu đánh bắt được cũng không thể tiêu thụ.

Cuối tháng 6, Formosa Hà Tĩnh đã thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố môi trường biển và đã hoàn thành việc bồi thường 500 triệu USD.

Xem thêm: Phụ huynh đồng loạt không cho cả nghìn học sinh đi khai giảng

Đức Hùng

oto-bien-xanh-chay-nguoc-chieu-bi-tuoc-giay-phep-3-thang

Xe biển xanh bị người dân chặn lại. Ảnh cắt từ clip.

Ôtô 7 chỗ đeo biển xanh 80A chạy vào làn ngược chiều trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, hướng từ trung tâm TP HCM về quận Tân Bình, chiều 15/9. Khi qua giao lộ Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lý Chính Thắng (quận 3), xe này va quẹt với ôtô khác (chạy đúng làn) nhưng tài xế vẫn ngồi im bên trong, nhiều lần muốn đi tiếp bất chấp bị người đàn ông liên tục đập capo yêu cầu xuống giải quyết.

Vụ việc gây hỗn loạn đường phố, ùn tắc giao thông cho đến khi CSGT Đội Bàn Cờ (quận 3) đến giải quyết.

Ngày 19/9, trung tá Lê Thanh Hoàng - Phó đội Tổng hợp Công an quận 3, TP HCM - cho biết ôtô biển xanh thuộc quản lý của Văn phòng Tổng Cục Hải quan (trụ sở tại Hà Nội), thời điểm đó tài xế 45 tuổi cầm lái. Ông này đã vi phạm lỗi "điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình" từ đó dẫn đến va chạm với ôtô khác.

Theo trung tá Hoàng, cảnh sát đã đo nồng cồn của tài xế nhưng không phát hiện vi phạm. Ông này đã thỏa thuận bồi thường 2 triệu đồng cho ôtô bị nạn nên Công an quận 3 chỉ lập biên bản theo Luật giao thông đường bộ là phạt một triệu đồng và tước giấy phép lái xe 3 tháng.

Quốc Thắng

Ngày 19/9, ông Đỗ Minh Tuấn, Phó bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết lãnh đạo tỉnh này đã chỉ đạo cơ quan điều tra khẩn trương vào cuộc vụ tung tin đồn Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến có "bồ nhí" trên mạng xã hội và một số blog. Đồng thời, Thanh Hóa cũng đề nghị Bộ Công an cử chuyên gia kỹ thuật hỗ trợ làm rõ vụ việc.

Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện thông tin về quan hệ "bồ nhí" giữa Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá Trịnh Văn Chiến và một nữ cán bộ cấp phòng ở Sở Xây dựng. Theo đó, nữ cán bộ này sở hữu nhiều tài sản đắt tiền nhờ mối quan hệ với lãnh đạo.

“Chúng tôi khẳng định thông tin trên mạng, blog viết về Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trịnh Văn Chiến là hoàn toàn bịa đặt và không có căn cứ, nhằm mục đích bôi nhọ, hạ uy tín lãnh đạo”, ông Tuấn nói.

Ông cho hay, vụ việc không chỉ liên quan đến cá nhân Bí thư Tỉnh ủy mà còn ảnh hưởng đến uy tín, danh dự một số cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh.

thanh-hoa-de-nghi-cong-an-xac-minh-tin-don-bi-thu-co-bo-nhi

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến. Ảnh: Lê Hoàng

Về thông tin nữ cán bộ cấp phòng ở Sở Xây dựng Thanh Hóa sở hữu khối tài sản lớn dù tuổi đời còn khá trẻ, ông Tuấn cho biết tỉnh cũng đã chỉ đạo làm rõ, “cơ quan nào tuyển dụng, bổ nhiệm thì phải có trách nhiệm xác minh thông tin”.

Hiện Sở Xây dựng và nữ cán bộ liên quan chưa lên tiếng về vụ việc.

Sáng 19/9, trao đổi với VnExpress, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến bác bỏ tin đồn liên quan đến ông, đồng thời cho biết tỉnh đã có công văn (ngày 18/9) gửi Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin truyền thông đề nghị chỉ đạo, xử lý việc đưa thông tin bịa đặt, sai sự thật về Thanh Hóa của một số blog, mạng xã hội.

Khối không khí lạnh khô từ phía bắc liên tục tăng cường về phía đông nam, ngăn quá trình phát triển mây ở Bắc Bộ, nên hôm nay (19/9) nắng xuất hiện tại khu vực khá sớm, mức nhiệt phổ biến 33-35 độ, tuy nhiên mọi người không có cảm giác oi nóng do độ ẩm không khí 55-65%.

bac-bo-giam-nhiet-mien-trung-mua-to

Miền Bắc giảm nhiệt vào ngày mai. Ảnh: Ngọc Thành.

Ngày mai, khối không khí lạnh khô sẽ ảnh hưởng miền Bắc, khiến trời tiếp tục ít mây, sáng sớm một lớp mù nhẹ và nhiệt độ giảm còn 32-34 độ C. Riêng vùng núi như Hà Giang, Lào Cai và Lai Châu vẫn có mưa rào và giông, nguy cơ xảy ra sạt lở đất tương đối cao.

Tại Trung Trung Bộ, hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp đới gió đông bắc từ khối không khí lạnh, tạo nên vùng hội tụ gió chạy dài từ Nghệ An đến Quảng Ngãi, nên từ chiều tối và đêm mai sẽ xuất hiện đợt mưa vừa, mưa to diện rộng. Cường độ mưa tâp trung ở 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình, nguy cơ cao về lũ quét và sạt lở sẽ quay lại.

Diện mưa và lượng mưa ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Nam Bộ cũng tăng lên từ chiều mai. Cơ quan khí tượng cảnh báo hiện tượng gió giật trong mưa giông và đề phòng lũ lên nhanh kèm sạt lở đất ở bắc Tây Nguyên.

Các điểm đổi giấy phép lái xe bìa giấy sang vật liệu PET tại TP HCM mấy ngày này luôn chật kín người, dù đến cuối năm 2020 mới hết thời hạn.

Tấn Nguyên  |  

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang lấy ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia về Đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố". 

Theo đề án này, lộ trình hạn chế xe máy ở Thủ đô theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2020 sẽ hạn chế xe máy hoạt động trong khu vực phố cổ hai ngày cuối tuần, lễ, tết. Năm 2021 sẽ dừng hoạt động đối với xe máy ngoại tỉnh vào khu vực nội đô (vành đai 1) từ 7h đến 19h hàng ngày, đồng thời hạn chế xe máy hoạt động trong khu vực phố cổ các ngày trong tuần. 

Giai đoạn 2 từ năm 2023 sẽ dừng hoạt động đối với xe máy ngoại tỉnh trong vành đai 2, đồng thời mở rộng hạn chế ra các tuyến phố cũ (phố Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt...). 

Giai đoạn 3 đến năm 2025 sẽ cấm xe máy một số địa điểm trong vành đai 3.

Ôtô cá nhân sẽ bị hạn chế hoạt động theo giờ tại một số tuyến đường, khu vực. Ngoài ra, một số khu vực trung tâm cho phép ôtô cá nhân đi vào giờ cao điểm nhưng có thu phí. Hà Nội sẽ dừng cấp phép sử dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi đỗ ôtô, xe máy tại 4 quận nội đô (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa) và tăng phí trông giữ ôtô, xe máy tại khu vực trung tâm, không khuyến khích sử dụng phương tiện cá nhân.  

de-xuat-han-che-oto-theo-gio-cam-xe-may-ngoai-tinh-o-ha-noi

Hà Nội hiện có hơn 5 triệu xe máy  và hơn 500.000 ôtô các loại. Ảnh: Xuân Hoa

Song song với hạn chế xe cá nhân, thành phố Hà Nội sẽ bố trí các điểm trung chuyển, điểm đỗ xe và các phương tiện công cộng nhằm hỗ trợ tối đa cho người dân tiếp cận tốt nhất với hệ thống vận tải hành khách công cộng vào trung tâm thành phố.

Sở Giao thông đặt lộ trình phát triển vận tải hành khách công cộng đến năm 2020, đầu tư mới 500-550 xe buýt mỗi năm (gồm cả mini buýt). 

Mạng lưới xe buýt nhanh BRT đến năm 2020 sẽ có 3 tuyến là Kim Mã - Lê Văn Lương - Yên Nghĩa dài 14km; tuyến đi theo vành đai 3 Mai Dịch - Dương Xá dài 25km; tuyến đi theo vành đai 2,5 và quốc lộ 5 kéo dài 54km.

Đường sắt đô thị sẽ hoàn thành 5 tuyến, gồm tuyến số 1 Ngọc Hồi - Yên Viên; tuyến số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo và đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình; tuyến số 2A đoạn Cát Linh - Hà Đông; tuyến số 3 đoạn Nhổn – Ga Hà Nội; tuyến số 5 đoạn Văn Cao – vành đai 4.

Hiện Hà Nội có hơn 5 triệu xe máy (tăng 7,6%/năm) và hơn 500.000 ôtô các loại (tăng 12,9% mỗi năm), trên 1 triệu xe đạp, hơn 10.000 xe đạp điện, chưa kể số lượng lớn các phương tiện ngoại tỉnh hoạt động. Trong khi đó, tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của thành phố đạt ở mức bình quân 3,9%/năm. 

Với tốc độ tăng tự nhiên phương tiện ôtô, xe máy mà không có biện pháp giảm thì đến năm 2020 Hà Nội sẽ có 938.000 ôtô; hơn 6,2 triệu xe máy; đến 2025 sẽ có 1,3 triệu ô tô, 7,3 triệu xe máy. Như vậy, đến năm 2020, nếu toàn bộ phương tiện lưu hành với vận tốc 20km/h thì diện tích chiếm dụng vượt 502% (5 lần) diện tích mặt đường của thành phố. Tương tự đến năm 2025, sẽ vượt 690% (vượt 6,9 lần). Nếu ở trong vành đai 3 thì vượt 12 lần năng lực hệ thống đường bộ và các phương tiện không thể di chuyển trên đường.

Đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội" do Sở Giao thông Vận tải Hà Nội và Viện chiến lược phát triển GTVT (Bộ GTVT) soạn thảo, đang được lấy ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia. Dự kiến đề án lấy ý kiến Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Mặt trận tổ quốc vào tháng 9/2016, trình Thường vụ Thành uỷ, Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố trong tháng 10. 

Đề án dự kiến trình HĐND Thành phố kỳ họp hội đồng nhân dân cuối năm. Nếu được HĐND thành phố thông qua, UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt ban hành Đề án và xây dựng kế hoạch phân công tổ chức thực hiện trong tháng 12/2016.

Đoàn Loan 

Ngày 19/9, ông Đỗ Minh Tuấn, Phó bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết lãnh đạo tỉnh này đã chỉ đạo cơ quan điều tra khẩn trương vào cuộc vụ tung tin đồn Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến có "bồ nhí" trên mạng xã hội và một số blog. Đồng thời, Thanh Hóa cũng đề nghị Bộ Công an cử chuyên gia kỹ thuật hỗ trợ làm rõ vụ việc.

Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện thông tin về quan hệ "bồ nhí" giữa Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá Trịnh Văn Chiến và một nữ cán bộ cấp phòng ở Sở Xây dựng. Theo đó, nữ cán bộ này sở hữu nhiều tài sản đắt tiền nhờ mối quan hệ với lãnh đạo.

“Chúng tôi khẳng định thông tin trên mạng, blog viết về Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trịnh Văn Chiến là hoàn toàn bịa đặt và không có căn cứ, nhằm mục đích bôi nhọ, hạ uy tín lãnh đạo”, ông Tuấn nói.

Ông cho hay, vụ việc không chỉ liên quan đến cá nhân Bí thư Tỉnh ủy mà còn ảnh hưởng đến uy tín, danh dự một số cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh.

thanh-hoa-de-nghi-cong-an-xac-minh-tin-bi-thu-co-bo-nhi

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến. Ảnh: Lê Hoàng

Về thông tin nữ cán bộ cấp phòng ở Sở Xây dựng Thanh Hóa sở hữu khối tài sản lớn dù tuổi đời còn khá trẻ, ông Tuấn cho biết tỉnh cũng đã chỉ đạo làm rõ, “cơ quan nào tuyển dụng, bổ nhiệm thì phải có trách nhiệm xác minh thông tin”.

Hiện Sở Xây dựng và nữ cán bộ liên quan chưa lên tiếng về vụ việc.

Sáng 19/9, trao đổi với VnExpress, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến bác bỏ tin đồn liên quan đến ông, đồng thời cho biết tỉnh đã có công văn (ngày 18/9) gửi Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin truyền thông đề nghị chỉ đạo, xử lý việc đưa thông tin bịa đặt, sai sự thật về Thanh Hóa của một số blog, mạng xã hội.

Ngày 19/9, ông Đỗ Minh Tuấn, Phó bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết lãnh đạo tỉnh này đã chỉ đạo cơ quan điều tra khẩn trương vào cuộc vụ tung tin đồn Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến có "bồ nhí" trên mạng xã hội và một số blog. Đồng thời, Thanh Hóa cũng đề nghị Bộ Công an cử chuyên gia kỹ thuật hỗ trợ làm rõ vụ việc.

Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện thông tin về quan hệ "bồ nhí" giữa Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá Trịnh Văn Chiến và một nữ cán bộ cấp phòng ở Sở Xây dựng. Theo đó, nữ cán bộ này sở hữu nhiều tài sản đắt tiền nhờ mối quan hệ với lãnh đạo.

“Chúng tôi khẳng định thông tin trên mạng, blog viết về Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trịnh Văn Chiến là hoàn toàn bịa đặt và không có căn cứ, nhằm mục đích bôi nhọ, hạ uy tín lãnh đạo”, ông Tuấn nói.

Ông cho hay, vụ việc không chỉ liên quan đến cá nhân Bí thư Tỉnh ủy mà còn ảnh hưởng đến uy tín, danh dự một số cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh.

thanh-hoa-de-nghi-cong-an-vao-cuoc-vu-tung-tin-bi-thu-co-bo-nhi

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến. Ảnh: Lê Hoàng

Về thông tin nữ cán bộ cấp phòng ở Sở Xây dựng Thanh Hóa sở hữu khối tài sản lớn dù tuổi đời còn khá trẻ, ông Tuấn cho biết tỉnh cũng đã chỉ đạo làm rõ, “cơ quan nào tuyển dụng, bổ nhiệm thì phải có trách nhiệm xác minh thông tin”.

Hiện Sở Xây dựng và nữ cán bộ liên quan chưa lên tiếng về vụ việc.

Sáng 19/9, trao đổi với VnExpress, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến bác bỏ tin đồn liên quan đến ông, đồng thời cho biết tỉnh đã có công văn (ngày 18/9) gửi Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin truyền thông đề nghị chỉ đạo, xử lý việc đưa thông tin bịa đặt, sai sự thật về Thanh Hóa của một số blog, mạng xã hội.

diu-con-tron-ve-viet-nam-nguoi-phu-nu-to-bi-lua-ban-sang-trung-quoc

Chị Trần Thị Chung cho rằng bị lừa bán sang Trung Quốc 6 năm trước, nay có con 16 tháng tuổi. Ảnh: Sơn Dương.

Khoảng 10h sáng 19/9, tổ công tác Đội CSGT số 5 (Hà Nội) làm nhiệm vụ trên Quốc lộ 1B nhận tin báo một phụ nữ địu con nhỏ lang thang trên đường suốt đêm với dáng vẻ mệt mỏi, cần giúp đỡ.

Tổ công tác đã rà soát và phát hiện mẹ con chị Trần Thị Chung (33 tuổi ở Quảng Minh, Hải Hà, Quảng Ninh) có biểu hiện mệt lả trên vệ đường.

Người phụ nữ trẻ sau khi được cảnh sát giúp đỡ cho biết, cách đây 6 năm bị đưa sang Trung Quốc làm việc, rồi lừa bán cho một gia đình để làm vợ. Vài ngày trước, lợi dụng chồng Trung Quốc đi vắng, chị đã địu con gái khoảng 16 tháng tuổi tìm đường về Việt Nam.

Do không nhớ đường, trên người không có giấy tờ và tiền bạc, chị cho hay đã bị nhà xe chạy tuyến Quảng Ninh thả xuống quốc lộ. 

Tại trụ sở đội CSGT số 5, tổ công tác đã xác minh qua Công an xã Quảng Minh, huyện Hải Hà, liên hệ được với bố mẹ đẻ chị. CSGT Hà Nội đã hỗ trợ tiền và tìm xe đưa hai mẹ con chị về quê.

Một nhà xe chạy tuyến Hà Nội - Quảng Ninh biết hoàn cảnh mẹ con chị Chung đã cam kết đưa nạn nhân về tận nhà, miễn toàn bộ chi phí vé xe, ăn nghỉ dọc đường.

Phương Sơn

ong-dinh-la-thang-yeu-cau-khn-cap-chong-ngap-cho-tan-son-nhat

Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng phát biểu tại cuộc họp sáng nay. Ảnh: T.N

Sáng 19/9, làm việc với với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng cùng các sở ngành của TP HCM về nguyên nhân và các giải pháp chống ngập ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình), Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đề nghị UBND phải khẩn trương xây dựng kế hoạch điều hành tổng thể để chống ngập. Trong đó bao gồm cả việc phân cấp, phân quyền, đầu tư hạ tầng, giao nhiệm vụ cho từng đơn vị cụ thể.

"Một số dự án Sở Giao thông Vận tải đã báo cáo thì cần triển khai nhanh hơn. Cái gì cần cơ chế đột phá báo cáo Chính phủ để thực hiện sớm, giải quyết những vấn đề cấp bách nhằm phục vụ người dân", người đứng đầu Thành ủy TP HCM nói về các dự án chống ngập và ùn tắc tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất.

Đối với giải pháp xây hồ điều tiết cho sân bay, ông Thăng cho rằng cần nghiên cứu, tính toán dự án cần bao nhiêu đất, kế hoạch khai thác như thế nào để đảm bảo sử dụng lâu dài.

Trước đó, báo cáo tại cuộc họp, Giám đốc Trung tâm chống ngập TP HCM Nguyễn Ngọc Công cho biết, trong hai ngày 26/8 và 11/9 lượng mưa ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất khá lớn dẫn đến tình tràng ngập cục bộ ở một số vị trí sân đỗ. Đặc biệt trận mưa lớn kỷ lục hôm 26/8 khiến ít nhất 4 vị trí sân đỗ tàu bay bị ngập.

"Sau khi khảo sát thực tế các đơn vị đã nêu nguyên nhân tình trạng ngập chủ yếu là do tuyến kênh A41 bị tắc nghẽn. Con kênh dài 2 km này bị lấn chiếm, lòng kênh bị hẹp lại, không đảm bảo thoát nước", ông Công nói và cho biết giải pháp được đưa ra là nạo vét, mở rộng lòng kênh. Trước mắt sẽ xây hồ điều tiết để thu gom nước khi có mưa lớn.

Lãnh đạo Trung tâm chống ngập cho rằng, về lâu dài sẽ đầu tư, mở rộng tuyến kênh này để đảm bảo thoát nước. Quận Tân Bình được giao làm chủ đầu tư toàn bộ dự án, từ công tác giải phóng, xây dựng và cả quản lý sau này. Nếu để xảy ra tình trạng tái lấn chiếm thì phải chịu trách nhiệm

ong-dinh-la-thang-yeu-cau-khn-cap-chong-ngap-cho-tan-son-nhat-1

Kênh A41 trước đây rộng 8 m, nhưng do bị lấn chiếm nên có đoạn chỉ còn rộng 1 m. Ảnh: H.C

Ba hôm trước, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cùng lãnh đạo các sở ngành cũng xuống thị sát những đoạn kênh bị lấn chiếm khiến sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình) rơi vào cảnh ngập mỗi khi mưa lớn. Đối với tình trạng của kênh A41, ông Phong đề nghị quận Tân Bình sớm báo cáo UBND thành phố về đơn giá bồi thường cho người dân khi mở rộng, cải tạo; còn đối với những hộ lấn chiếm trái phép thì có phương an hỗ trợ.

"Để cho người dân lấn chiếm, giờ hỗ trợ bồi thường cũng tốn rất nhiều tiền. Đó là do công tác quản lý của chúng ta chưa tốt", ông Phong nói và yêu cầu Sở Tài chính tạm ứng kinh phí để dự án sớm được triển khai.

Thời gian gần đây, nhiều trận mưa lớn đã nhấn chìm bãi đỗ máy bay của Tân Sơn Nhất đến 30 cm, hàng loạt chuyến bay buộc hạ cánh nơi khác, nghiêm trọng nhất có thể phải đóng cửa sân bay nếu nước tràn vào làm nổ biến thế trong trạm điện.

Thiên Ngôn

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

ong-dinh-la-thang-muon-khn-cap-chong-ngap-cho-tan-son-nhat

Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng phát biểu tại cuộc họp sáng nay. Ảnh: T.N

Sáng 19/9, làm việc với với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng cùng các sở ngành của TP HCM về nguyên nhân và các giải pháp chống ngập ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình), Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đề nghị UBND phải khẩn trương xây dựng kế hoạch điều hành tổng thể để chống ngập. Trong đó bao gồm cả việc phân cấp, phân quyền, đầu tư hạ tầng, giao nhiệm vụ cho từng đơn vị cụ thể.

"Một số dự án Sở Giao thông Vận tải đã báo cáo thì cần triển khai nhanh hơn. Cái gì cần cơ chế đột phá báo cáo Chính phủ để thực hiện sớm, giải quyết những vấn đề cấp bách nhằm phục vụ người dân", người đứng đầu Thành ủy TP HCM nói về các dự án chống ngập và ùn tắc tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất.

Đối với giải pháp xây hồ điều tiết cho sân bay, ông Thăng cho rằng cần nghiên cứu, tính toán dự án cần bao nhiêu đất, kế hoạch khai thác như thế nào để đảm bảo sử dụng lâu dài.

Trước đó, báo cáo tại cuộc họp, Giám đốc Trung tâm chống ngập TP HCM Nguyễn Ngọc Công cho biết, trong hai ngày 26/8 và 11/9 lượng mưa ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất khá lớn dẫn đến tình tràng ngập cục bộ ở một số vị trí sân đỗ. Đặc biệt trận mưa lớn kỷ lục hôm 26/8 khiến ít nhất 4 vị trí sân đỗ tàu bay bị ngập.

"Sau khi khảo sát thực tế các đơn vị đã nêu nguyên nhân tình trạng ngập chủ yếu là do tuyến kênh A41 bị tắc nghẽn. Con kênh dài 2 km này bị lấn chiếm, lòng kênh bị hẹp lại, không đảm bảo thoát nước", ông Công nói và cho biết giải pháp được đưa ra là nạo vét, mở rộng lòng kênh. Trước mắt sẽ xây hồ điều tiết để thu gom nước khi có mưa lớn.

Lãnh đạo Trung tâm chống ngập cho rằng, về lâu dài sẽ đầu tư, mở rộng tuyến kênh này để đảm bảo thoát nước. Quận Tân Bình được giao làm chủ đầu tư toàn bộ dự án, từ công tác giải phóng, xây dựng và cả quản lý sau này. Nếu để xảy ra tình trạng tái lấn chiếm thì phải chịu trách nhiệm

ong-dinh-la-thang-muon-khn-cap-chong-ngap-cho-tan-son-nhat-1

Kênh A41 trước đây rộng 8 m, nhưng do bị lấn chiếm nên có đoạn chỉ còn rộng 1 m. Ảnh: H.C

Ba hôm trước, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cùng lãnh đạo các sở ngành cũng xuống thị sát những đoạn kênh bị lấn chiếm khiến sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình) rơi vào cảnh ngập mỗi khi mưa lớn. Đối với tình trạng của kênh A41, ông Phong đề nghị quận Tân Bình sớm báo cáo UBND thành phố về đơn giá bồi thường cho người dân khi mở rộng, cải tạo; còn đối với những hộ lấn chiếm trái phép thì có phương an hỗ trợ.

"Để cho người dân lấn chiếm, giờ hỗ trợ bồi thường cũng tốn rất nhiều tiền. Đó là do công tác quản lý của chúng ta chưa tốt", ông Phong nói và yêu cầu Sở Tài chính tạm ứng kinh phí để dự án sớm được triển khai.

Thời gian gần đây, nhiều trận mưa lớn đã nhấn chìm bãi đỗ máy bay của Tân Sơn Nhất đến 30 cm, hàng loạt chuyến bay buộc hạ cánh nơi khác, nghiêm trọng nhất có thể phải đóng cửa sân bay nếu nước tràn vào làm nổ biến thế trong trạm điện.

Thiên Ngôn

Ngày 19/9, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Cầm Ngọc Minh cho biết, cuối tuần qua ông đã chủ trì cuộc họp về vụ chở người bệnh tử vong bằng xe máy trên địa bàn. Sự việc không chỉ gây phản cảm, mà còn liên quan đến quy định vận chuyển bệnh nhân tử vong mắc bệnh truyền nhiệm bằng xe máy, không thực hiện các biện pháp phòng chống nguy cơ phát tán vi khuẩn gây bệnh ra môi trường.

Ông Minh yêu cầu Sở Y tế, bệnh viện kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan theo đúng quy định. 

Hình ảnh người đàn ông chở thi thể Hình ảnh người đàn ông chở thi thể cuốn trong chiếc chiếu lan truyền mạng xã hội, được xác định là anh Lò Văn Muôn chở em gái Lò Thị Phanh mất trên đường xuất viện

Hình ảnh người đàn ông chở thi thể cuốn trong chiếc chiếu lan truyền trên mạng xã hội.

Ông Minh cũng yêu cầu ngành y tế không để tình trạng chở thi thể người bệnh tử vong bằng xe máy từ cơ sở y tế về nhà, đồng thời cơ quan quản lý cần tham mưu cho tỉnh bổ sung chế độ, chính sách hỗ trợ y tế cho hộ nghèo.  

Bên cạnh đó, lãnh đạo Sơn La đề nghị ngành y tế tỉnh xem xét những trường hợp bệnh nhân nghèo, không có khả năng thuê xe dịch vụ thì tỉnh hỗ trợ chở miễn phí để giúp gia đình nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa giảm khó khăn.

Ngày 12/9, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh người đàn ông đi xe máy chở thi thể được cuốn trong chiếc chiếu với đôi chân thò ra ngoài. Người đàn ông là Lò Văn Muôn chở thi thể em gái Lò Thị Phanh (bản Ít B, xã Mường Sại, huyện Quỳnh Nhai) trên đường xuất viện. Nạn nhân trước đó điều trị tại Bệnh viện lao và bệnh phổi Sơn La và được người nhà xin xuất viện đưa về gia đình.

Trong báo cáo gửi tới Sở Y tế tỉnh Sơn La ngày 16/9, bác sĩ Lương Văn Tuận, Giám đốc Bệnh viên lao và bệnh phổi Sơn La cho biết, trong thời gian nằm viện, bệnh nhân được tiếp đón và điều trị theo đúng quy trình chuyên môn. Các chế độ chính sách của người bệnh được đảm bảo. Việc người nhà chở bệnh nhân bằng xe máy về và tử vong trên đường là rất đáng tiếc nhưng ngoài phạm vi kiểm soát của bệnh viện.

Trước đó ngày 8/9, bệnh nhân Lù Văn Sương (bản Nọng Mường, xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai) mắc bệnh lao tái phát tử vong sau thời gian ngắn nhập viện cũng được người thân chở về nhà bằng xe máy.

Xuân Hoa

nhieu-diem-du-lich-cua-quang-ninh-nhay-sang-hai-phong

Khi tìm kiếm trên bản đồ Cốc Cốc sẽ hiện ra một số hang động thuộc Quảng Ninh nằm trong địa giới của TP Hải Phòng. Ảnh: Chụp màn hình

Ngày 18/9 nhiều người truy cập vào bản đồ Cốc Cốc tại tên miền http://ift.tt/2dcfXSO và bản đồ Google, khi tìm kiếm các điểm du lịch nổi tiếng của TP Hạ Long (Quảng Ninh) như: Hang Sửng Sốt, Động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, đảo Ti Tốp…, đã nhận được kết quả các điểm này nằm trong địa giới TP Hải Phòng.

Trao đổi với Vnexpress sáng 19/9, ông Vũ Công Lực, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ninh cho biết, tỉnh sẽ gửi công văn kèm bản đồ Quảng Ninh có các điểm du lịch trên tới công ty quản lý phần mềm bản đồ Cốc Cốc địa chỉ tại Hà Nội, để công ty đính chính. Về phía Google, do Sở thông tin thấy không có địa chỉ do vậy tỉnh Quảng Ninh sẽ gửi một văn bản qua internet để Google nghiên cứu, điều chỉnh.

Minh Cương

Đêm 18/9, Nguyễn Thành Lập (35 tuổi) đến nhà riêng của vợ cũ (đã ly hôn 9 năm) tại khu đô thị mới Nam Cần Thơ (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) để thăm con trai 14 tuổi.

Thấy chồng mới của vợ đang chơi đùa của con riêng của mình, Lập nổi cơn ghen. Anh ta liền khóa trái cửa nhốt tình địch và con trai, chửi bới, đập phá đồ đạc trong nhà, sau đó xuống bếp tháo bình gas dọa kích nổ.

Công an quận Cái Răng đến hiện trường thuyết phục kẻ này thả người nhưng bất thành. Cảnh sát sau đó ập vào khống chế Lập, giải cứu hai con tin thành công. 

Lập đang bị tạm giữ để điều tra.

Cửu Long

ngan-thanh-nien-danh-vong-canh-sat-giao-thong-bi-hanh-hung

Trung úy cảnh sát giao thông bị nam thanh niên túm cổ cáo và hành hung. Ảnh: Tiến Quyết

Sáng 19/9, trong khi làm nhiệm vụ trên đường Láng (Đống Đa, Hà Nội), một trung úy cảnh sát giao thông thuộc đội số 3, Phòng CSGT, Công an Hà Nội đã phát hiện nam thanh niên đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, có biểu hiện lạng lách, đánh võng nên đã ra hiệu lệnh dừng xe.

Nam thanh niên không chấp hành hiệu lệnh, mà chạy lại túm cổ áo trung úy giằng co, thậm chí đánh vào mặt cảnh sát. Sau đó, trung úy khống chế được nam thanh niên đưa về trụ sở công an phường Láng Thượng giải quyết.

Theo lãnh đạo đội CSGT số 3, nam thanh niên chống đối cảnh sát là Nguyễn Chí Cường, ở quận Tây Hồ, Hà Nội. Sau khi vi phạm giao thông, Cường chống đối và hành hung cán bộ đang thực thi nhiệm vụ. 

ngan-thanh-nien-danh-vong-canh-sat-giao-thong-bi-hanh-hung-1

Nam thanh niên chống đối cảnh sát sau đó đã bị khóa tay, đưa về trụ sở công an để giải quyết. Ảnh: Tiến Quyết

Cũng theo lãnh đạo đội CSGT số 3, trung úy ngăn chặn Cường chỉ bị xây xước nhẹ và đã đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.

Vụ việc đang được điều tra làm rõ.

Phương Sơn

Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện thông tin về quan hệ "bồ nhí" giữa Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá Trịnh Văn Chiến và một nữ cán bộ cấp phòng ở Sở Xây dựng. Theo đó, nữ cán bộ này sở hữu nhiều tài sản đắt tiền nhờ mối quan hệ với lãnh đạo. Trao đổi với VnExpress sáng 19/9, ông Trịnh Văn Chiến đã bác bỏ các thông tin trên.

"Đó là những thông tin bịa đặt, vu khống, xúc phạm và bôi nhọ danh dự cán bộ có dụng ý không tốt, vi phạm các quy định của pháp luật”, ông Chiến nói.

Bí thư Chiến cho hay tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị liên quan của tỉnh kiểm tra, xác minh, đồng thời báo cáo cơ quan chức năng Trung ương để đề nghị làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.

bi-thu-thanh-hoa-bac-tin-don-co-bo-nhi

Bí thư tỉnh ủy Thanh hóa Trịnh Văn Chiến. Ảnh: Lê Hoàng.

Thông tin thêm, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng cho biết tỉnh đã có công văn (ngày 18/9) gửi Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin truyền thông đề nghị chỉ đạo, xử lý việc đưa thông tin bịa đặt, sai sư thật về Thanh Hóa của một số blog, mạng xã hội.

Trong công văn, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá khẳng định: Những thông tin mà một số tờ báo điện tử, blog, mạng xã hội viết về Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh trong những ngày gần đây là hoàn toàn sai sự thật, xuyên tạc, bịa đặt, không có căn cứ, nhằm mục đích bêu xấu, bôi nhọ, hạ uy tín của Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh để phục vụ cho mưu đồ, mục đích cá nhân của một số người.

Võ Hải

Chiều 18/9, khi đang tiến hành soi chiếu hành lý xách tay của một hành khách đi trên chuyến bay Hà Nội-TP HCM, dự kiến cất cánh lúc 18h10, nhân viên an ninh sân bay phát hiện bên trong hành lý có 3 bọc nilon màu đen chứa tinh thể màu trắng nghi ma tuý đá.

Các nhân viên an ninh đã yêu cầu hành khách này vào phòng cách ly, phối hợp đội an ninh cơ động, Đồn công an sân bay kiểm tra hành lý. Hành khách khai hộ khẩu thường trú tại Hải Dương, thừa nhận vận chuyển 3kg tinh thể màu trắng. 

Lãnh đạo Trung tâm An ninh hàng không Nội Bài đã bàn giao vụ việc cho lực lượng công an điều tra làm rõ, đưa các bọc tinh thể trắng đi xét nghiệm. 

Đoàn Loan

UBND TP HCM vừa duyệt báo cáo khả thi dự án xây dựng đường song hành từ đường Mai Chí Thọ qua Khu dân cư Nam Rạch Chiếc, đến đường Vành đai 2 (tại nút giao An Phú dọc theo tuyến đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây), theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) do một công ty tư nhân đề xuất.

Với tổng số vốn 869 tỷ đồng, dự án bao gồm hai đoạn đường song hành phía bên phải tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Đoạn một có điểm đầu là đường Mai Chí Thọ và điểm cuối là đường Đỗ Xuân Hợp. Đoạn 2 có điểm đầu là đường D11 và điểm cuối là Vành Đai 2.

Dự án cũng xây mới 3 cầu trên tuyến gồm: Bà Dạt, Mương Kênh và Bà Hiện với tổng chiều dài hơn 500 m.

tp-hcm-chi-gan-900-ty-lam-duong-song-hanh-cao-toc-long-thanh

Đoạn đường dài gần 4 km sẽ được làm song song tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: H.P

Đường song hành sẽ được xây dựng kết hợp với các nhánh đường chui dưới cầu Bà Dạt để tổ chức lại giao thông tại nút giao An Phú, gồm: Nhánh đường chui 1, 2 rộng 5 m được xây dọc hai bên đường song hành cao tốc. Trong đó, nhánh 1 cho chiều xuống, nhánh 2 cho chiều lên kết nối với đường Nguyễn Thị Định.

Nhánh 3 là đường chui hai chiều, đi dưới cầu bà Dạt, rộng 9,5m. Nhánh cuối cùng là đường chui hai chiều đi bên trái nhánh cầu bà Dạt, cách mép cầu khoảng 3 m, rộng 9,5m. Xây dựng đường song hành dọc theo nhánh 4 bên trái (phía nhà dân) rộng 7 m.

Các nút giao thông với đường Mai Chí Thọ, Đỗ Xuân Hợp, D11, đường nhánh nút giao vành đai 2 và một số đường ngang khu dân cư hai bên, nút giao bằng dạng ngã ba, ngã tư. Công trình cũng bao gồm việc xây dựng hai đường dân sinh dọc cầu Mương Kênh để kết nối hai đường số 2, 3 trong Khu dân cư và tái định cư Nam Rạch Chiếc.

Khánh thành toàn tuyến vào đầu năm 2015, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây dài 55 km có tổng vốn đầu tư hơn 20.600 tỷ đồng đi qua địa phận TP HCM và tỉnh Đồng Nai. Dự án là một bộ phận của hệ thống đường bộ cao tốc Bắc - Nam, nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tuyến cao tốc giúp rút ngắn đường từ TP HCM về Vũng Tàu và Đồng Nai rất nhiều so với trước đây, song chỉ có ôtô được lưu thông nên việc đi lại của cư dân sống dọc 2 bên tuyến đường này đang gặp một số khó khăn.

Hữu Nguyên

Chủ nhật, 18/9/2016 | 21:03 GMT+7

Chủ nhật, 18/9/2016 | 21:03 GMT+7

Chiều tối 18/9, cơn mưa kéo dài gần hai giờ làm một số tuyến đường ở TP HCM bị ngập, có nơi hơn nửa bánh xe.

Cơn mưa bắt đầu từ 16h khiến đường D1, Nguyễn Hữu Cảnh (Bình Thạnh), Huỳnh Tấn Phát (quận 7), Lương Định Của và Trần Não (quận 2), An Dương Vương (quận 8)... ngập sâu trong nước.

Mưa lớn kết hợp triều cường đang ở mức cao làm nước không thoát kịp, nhiều nơi ngập hơn nửa bánh xe.

Anh Nguyễn Trọng Hưng (ngụ trên đường Nguyễn Hữu Cảnh) cho biết mưa kéo dài gần 2 tiếng. "Trước nhà tôi ngập sâu nửa mét. Nhân viên đô thị phải chặn lại, mở nắp cống để bơm thoát nước và hướng dẫn xe đi hướng khác", anh Hưng nói.

Hàng loạt xe chết máy phải dắt bộ, lội bì bõm.

Do một phần đường Nguyễn Hữu Cảnh bị cấm xe vì ngập sâu, nhiều trẻ em học trường quốc tế ở đây phải lội ra nơi cạn cha mẹ đang chờ đón. 

"Bình thường tôi chạy xe máy qua rước con về nhưng giờ ngập vượt đầu gối nên lội vô cõng con cho chắc ăn. Đường này cứ mưa lớn là ngập à, quen luôn rồi", người đàn ông này nói.

Nơi duy nhất trên đường Nguyễn Hữu Cảnh không bị ngập là con lươn, phân cách hai chiều đường. Một số nhà hàng ở đây phải điều ôtô tới lui đưa đón khách qua đoạn nước ngập.

Người đàn ông lụi cụi làm khô bugi chiếc xe chết máy khi qua nước ngập.

Hàng loạt xe khác bị chết máy phải nhờ đến cửa hàng sửa xe gần đó. Một thợ cho biết trong 2 tiếng ông nhận sửa hơn 20 chiếc, kiếm được khoảng 400.000 đồng.

Con đường độc đạo giúp nhiều người trở về nhà.

Nhân viên đơn vị thoát nước túc trực thường xuyên để moi rác, giúp nước thoát nhanh hơn.

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, triều cường ở TP HCM đang ở mức 1,43 đến 1,47 m kết hợp với mưa sẽ gây ngập. Dự báo triều cường sẽ kéo dài trong hôm nay và ngày mai.

Duy Trần

Khoảng 14h15 tại ngõ 139 Tân Mai (Hoàng Mai, Hà Nội) lửa bùng lên dữ dội tại lán trại của công nhân. Khu vực này có nhiều vật liệu dễ cháy nên lửa bén rất nhanh.

chay-lon-o-lan-cong-nhan-tai-ha-noi

Lực lượng cứu hỏa tiếp cận khá vất vả, phải phun nước từ cầu thang tòa nhà bên cạnh. Ảnh: NT.

"Cột khói bốc ngùn ngụt, xung quanh toàn nhà dân bao bọc", anh Nguyễn Huy sống ở gần đó cho biết.

chay-lon-o-lan-cong-nhan-tai-ha-noi-1

Khu lán trại có nhiều vật liệu dễ cháy nên lửa lan nhanh. Ảnh: NT.

Đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy số 8 Hoàng Mai huy động xe cứu hỏa đến hiện trường song việc dập lửa khá vất vả do đám cháy nằm cuối ngõ sâu, sát nhà máy hoa quả. Khoảng 15h10, đám cháy được khống chế.

Phương Hòa

ba-nguoi-tu-vong-khi-hai-xe-may-doi-dau

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Quảng Hà

Khoảng 21h ngày 17/9 tại đường Hồ Chí Minh đoạn qua xã Sơn Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình), xe máy do Vũ Văn Tú (21 tuổi) điều khiển chở Nguyễn Tiến Luật (21 tuổi, cùng trú xã Liên Trạch) đã tông trực diện vào xe máy do Hoàng Văn Hùng (15 tuổi) cầm lái chở Hoàng Quý Ngọc (13 tuổi).

Cú đâm mạnh khiến Tú, Hùng và Ngọc tử vong, người còn lại bị thương nặng. Hai xe máy vỡ vụn, mảnh vỡ văng tung tóe.

Sáng 18/9, nhà chức trách bàn giao các nạn nhân cho gia đình mai táng sau khi thực hiện các thủ tục cần thiết để điều tra nguyên nhân tai nạn.

Hoàng Táo

Rạng sáng 18/9, đất đồi ở khu Chu Tủng 1, xã Bản Liền (Bắc Hà, Lào Cai) bất ngờ sạt lở, vùi lấp lán trại của nhóm công nhân đang ngủ khiến hai người tử vong. Các nạn nhân đều là công nhân Công ty Cổ phần thương mại và đầu tư toàn cầu DATC đang thi công nhà máy thủy điện Bắc Nà tại địa phận này.

sat-lo-dat-vui-lap-hai-cong-nhan-thuy-dien-o-lao-cai

Khu vực công trường nhà máy thủy điện Bắc Nà. Ảnh: Báo Lào Cai.

Nguyên nhân ban đầu được xác định do cơn mưa lớn kéo dài đêm 17/9 khiến đất đồi sạt lở vào lúc 1h sáng. Khi đó, hai công nhân đang ngủ trong lán trại cạnh taluy đồi.

Lực lượng chức năng tại Bắc Hà và đơn vị thi công thủy điện đang đưa thi thể hai công nhân ra khỏi hiện trường.

Theo Báo Lào Cai

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

chu-20-tan-ca-nhiem-phenol-chua-dong-y-tieu-huy

Chủ cơ sở đông lạnh chưa đồng ý cho tiêu hủy vì không rõ phương án hỗ trợ. Ảnh: Hoàng Táo

Sáng 18/9, ông Hà Sỹ Đồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho hay, chủ cơ sở bị tiêu hủy cá đông lạnh sẽ được đền bù 70% giá trị theo quyết định 772 của Chính phủ.

Vào hôm trước, Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Trị đã tiêu hủy hơn 20 tấn cá đông lạnh bị nhiễm phenol tại cơ sở Dũng Thuộc (thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh). Tuy nhiên, chủ cơ sở là bà Lê Thị Thuộc chưa đồng ý tiêu hủy với lý do chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng từ nhà chức trách về khoản tiền hỗ trợ. “Đơn vị tiêu hủy không nói rõ tôi sẽ được hỗ trợ bao nhiêu, khi nào được nhận tiền, ai chi trả”, bà Thuộc nói.

Ngoài ra, chủ cơ sở này đề nghị việc tiêu hủy phải làm công khai, thông tin trên các phương tiện truyền thông để việc làm ăn của doanh nghiệp minh bạch, bạn hàng biết số cá nhiễm độc đã bị tiêu hủy.

Trước đó, Sở Tài nguyên Môi trường Quảng Trị có phương án tiêu hủy 70 tấn cá đông lạnh, không tiêu thụ được sau sự cố môi trường biển, ở các cơ sở đông lạnh tại huyện Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh. Trong số này có 20 tấn cá bị nhiễm phenol, 50 tấn hải sản các loại khác không tiêu thụ được.

Số cá trên tương đương 90m3 được chọn chôn lấp ở bãi rác huyện Gio Linh. Hố chôn lấp sâu 1,2 mét, rộng và dài 12x12 mét, có lót bạt chống thấm, lắp ông thoát nước rỉ rác đến hệ thống xử lý. Việc chôn lấp còn được xử lý bằng vôi bột, chloramin B. Kinh phí tiêu huỷ 100 triệu đồng.

Trong tháng 6, Sở Y tế Quảng Trị có văn bản nêu 20 tấn cá đông lạnh này nhiễm phenol với hàm lượng 0,037 mg/kg, đây là chất cực độc, không được có trong thực phẩm.

Số hải sản trên được nhà chức trách niêm phong trong gần 3 tháng qua. Chủ cơ sở Dũng Thuộc cho biết việc chậm xử lý hải sản khiến cơ sở này phải chi 25 triệu đồng tiền điện mỗi tháng để bảo quản cá.

Hoàng Táo

Khoảng 18h40 ngày 17/9, tại khai trường Cao Thắng thuộc Công ty Than Hòn Gai (Quảng Ninh), trong khi công nhân nghỉ giải lao giữa hai ca, đường hầm lò bị bục nước ở phía trên khiến than, đá tràn xuống làm 3 công nhân gặp nạn.

Lực lượng cứu hộ 100 người đã đưa được 2 nạn nhân ra khỏi lò, trong đó anh Lê Văn Hiến (46 tuổi, Phó quản đốc phân xưởng) đã tử vong. Người thứ hai là Lê Văn Biên (32 tuổi) được đưa cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh trong tình trạng chấn thương nhẹ. Hiện sức khỏe anh Biên đã ổn định. Đến 23h30, xác công nhân thứ 3 là Vũ Như Hiệu được đưa ra khỏi hầm lò. 

Ông Nguyễn Văn Thành, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã đến hiện trường chỉ đạo cứu hộ cứu nạn, khắc phục sự cố, điều tra nguyên nhân.

UBND tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ 6 triệu đồng với gia đình nạn nhân tử vong, 3 triệu đồng với người bị thương.

Trước đó, rạng sáng ngày 20/8/2015, tại khai trường than Thành Công thuộc Công ty Than Hòn Gai đã xảy ra vụ bục nước đường lò nghiêm trọng khiến 2 công nhân tử vong, 10 người bị thương. Nguyên nhân được xác định do trận đại hồng thủy cuối tháng 7 đầu tháng 8/2015 đã tạo ra những túi nước lớn ở trên các đường lò.

Minh Cương

Sáng nay, sau đám cháy được dập lúc đêm muộn, chợ Bình Sơn (thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) tan hoang, hơn 130 ki-ốt cùng nhiều hàng hóa bị thiêu rụi.

Ý kiến bạn đọc ()

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật trong tuần

Đối tác

Mời các bạn ghé thăm:
Bảo Châu ELEC chuyên cung cấp lắp đặt các hệ thống Audio chuyên nghiệp như:
Loa klipsch

Tham khảo thêm Loa klipsch hay, giá rẻ khác


Loa Klipsch chính hãng, nghe nhạc cực hay, xem phim cực chất, đa dạng mẫu mã, giá tốt nhất tại Việt Nam.
Xem thêm nhiều loa Jamo chính hãng, giá tốt khác

Xem thêm nhiều loa Jamo chính hãng, giá tốt khác


Bảo Châu Elec - hệ thống chuỗi cửa hàng âm thanh hiện đại hàng đầu tại Việt Nam. Hiện đang cung cấp dòng loa Jamo chính hãng với giá cực tốt. Quý khách đang có nhu cầu sở hữu dòng loa nghe nhạc đỉnh cao, âm thanh chất lượng, kiểu dáng sang trọng này hãy xem thêm tại đây.