Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Theo chị Lê Thị Thu Hương, khoảng 22h15 ngày 27/5, mẹ chị là bà Hoàng Thị Hy (70 tuổi, phường Phù Liễn, Kiến An, Hải Phòng) có biểu hiện khó thở, ho nhiều nên được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Kiến An gần nhà cấp cứu. Sáng hôm sau, bà Hy dần bình phục, ăn uống bình thường và tự vệ sinh cá nhân.

Đến sáng 30/5, người nhà được bác sĩ cho biết bệnh nhân Hy bị suy tim cấp trái, viêm phổi nhẹ, cần theo dõi đái tháo đường. Gia đình chị Hương đề nghị được chuyển mẹ lên tuyến trên (Bệnh viện Việt - Tiệp) điều trị, nhưng không được chấp nhận. Bệnh viện cho biết bệnh nhân cần làm thêm một số xét nghiệm.

Sau khi được y bác sĩ phát thuốc cho uống bữa sáng và tiêm kháng sinh, bệnh nhân Hy lên cơn co giật, mặt mũi tím tái, đồng tử giãn. Chị Hương cùng người nhà vội kêu bác sĩ cấp cứu. Sau một ngày cấp cứu, đến 2h sáng 31/5, bệnh viện thông báo bà Hy tử vong.

Trước cái chết đường đột của bệnh nhân Hy, phía bệnh viện chưa đưa ra câu trả lời nên gia đình đã mời công an vào cuộc điều tra với mong muốn biết được nguyên nhân chính khiến bà Hy chết.

Bác sĩ Tăng Xuân Khoa, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Kiến An, cho rằng bệnh viện đã làm hết trách nhiệm đối với người bệnh. Ngay đêm 27/5, bà Hy được người nhà đưa vào cấp cứu với triệu chứng khó thở, bước đầu chẩn đoán bị suy tim cấp trái, tăng huyết áp; điện tim phát hiện hình ảnh nhồi máu cơ tim cũ nên được chỉ định phác đồ điều trị gồm: tiêm thuốc giãn mạch, lợi tiểu và cho thở ôxy. 2 tiếng sau, bệnh nhân trở lại thở bình thường.

Đến hết ngày 29/5, bệnh nhân Hy chưa có diễn biến bất thường, tỉnh táo và ăn uống được. Tuy nhiên đến sáng 30/5, các bác sĩ khoa tim mạch chẩn đoán bệnh nhân còn mắc chứng viêm phổi nhẹ, đái tháo đường tuýp 2 nên chỉ định dùng kháng sinh Verapins. Các bác sĩ test thuốc và đến 9h30 cùng ngày thì tiêm.

Vừa dứt tiêm, sức khỏe bệnh nhân diễn biến nghiêm trọng, ngừng tim. Mọi hoạt động cấp cứu được diễn ra nhanh chóng có sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa tim Bệnh viện Việt - Tiệp Hải Phòng, nhưng bệnh nhân không qua khỏi. Đến 2h05 sáng 31/5 thì tử vong.

Lý giải nguyên nhân cái chết, Bệnh viện Kiến An nhận định bệnh nhân bị ngừng tuần hoàn dung thất, nhồi máu cơ tim cũ, suy tim, viêm phổi, đái tháo đường tuýp 2.

Sáng 1/6, bà Phạm Thu Xanh, Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng, cho biết đã nắm được vụ việc và đang yêu cầu Bệnh viện Kiến An báo cáo bằng văn bản.

Công an Hải Phòng đã niêm phong hồ sơ bệnh án và các mẫu thuốc tiêm uống.

Giang Chinh

Công an huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) cho biết đã triệu tập những nữ sinh liên quan đến vụ đánh nhau ở xã Thường Nga để lấy lời khai. Theo tường trình của nữ sinh tên Hồng, nguyên nhân bắt nguồn từ một lời khen. Cách đây hai tháng, trong giờ thể dục, Hồng và nhóm bạn lớp 11A4 trường THPT Can Lộc khen nữ sinh tên Lan đang học lớp 12A8 là "đẹp nhất lớp".

Nghe mọi người truyền miệng, Lan cho rằng đó là lời nói xấu nên lên mạng khiêu khích. Một số người bạn của Lan sau đó đã kéo đến lớp 11A4 đánh nhóm nữ sinh lớp dưới.

nu-sinh-bi-danh-nhap-vien-tu-loi-khen-dep-nhat-lop

Từ một lời khen bị hiểu nhầm, nhóm nữ sinh đã đánh nhau. Ảnh: Cắt từ clip

Ngày 29/5, Hồng rủ 4 người khác kéo đến xã Thường Nga tìm một nữ sinh trong nhóm của Lan để trả thù. Gặp cô này, Hồng và nhóm bạn lao vào đánh, đồng thời bố trí một người đứng ngoài dùng điện thoại quay lại. Xong việc, cả nhóm rút lui và trên đường về đã đăng tải clip hành hung bạn lên mạng xã hội.

Hồng tường trình, đăng clip lên mạng được một lúc thì suy nghĩ lại nên gỡ xuống. Tuy nhiên nhiều người khác đã nhanh chóng tải về và đăng tải lên các trang mạng khác. "Em biết đó là việc làm sai trái và thiếu suy nghĩ", nữ sinh viết.

Thầy Đinh Sỹ Cổn, Hiệu trưởng THPT Can Lộc cho biết, công an địa phương đã gửi báo cáo làm việc đến nhà trường. Bước đầu xác định vụ việc hôm đó có 3 nữ sinh của trường (một người bị đánh và hai người tham gia đánh), còn lại những người ở trường ngoài.

"Hiện nữ sinh bị đánh sức khỏe đã tốt hơn. Do đang hè nên chúng tôi lên phương án tìm giải pháp xử lý, trước mắt sẽ xin ý kiến của Sở Giáo dục Hà Tĩnh", thầy Cổn nói.

Ngày 29/5, mạng xã hội xuất hiện clip dài hơn 4 phút, quay cảnh một nữ sinh bị 4 cô gái bịt khẩu trang, tay cầm mũ cối, mũ bảo hiểm, lao vào đấm đá túi bụi ở giữa đoạn đường vắng.

Sau khi đánh hội đồng, một cô gái mặc áo chống nắng màu đen, mặt bịt khẩu trang tiếp tục cầm mũ cối hăm dọa, đá vào đầu nữ sinh đang nằm giữa đường. Sự việc khiến nữ sinh bị đánh phải tới Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ điều trị.

Đức Hùng

*Tên các nữ sinh đã được thay đổi.

Ngày 31/5, Tổng cục Đường bộ Việt Nam khai trương dịch vụ công cấp giấy phép lái xe cấp độ 4 nhằm mang lại sự thuận lợi cho người dân trong nước, lưu học sinh và cán bộ đang làm việc, công tác tại các nước tham gia công ước Vienna 1968. Đây là loại hình cao nhất trong cải cách thủ tục hành chính được ngành đường bộ áp dụng. 

Theo Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường, việc cấp đổi giấy phép lái xe từ cấp độ 3 sang cấp 4 nhằm đẩy mạnh công tác cải cách hành chính mà Bộ đã thực hiện thời gian qua để “vì sự hài lòng hơn của người dân và doanh nghiệp”.

giay-phep-lai-xe-quoc-te-duoc-cap-qua-mang

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường (bên phải) là người đầu tiên đăng ký cấp giấy phép lái xe quốc tế qua mạng. Ảnh: Phương Linh

Tuy nhiên, Thứ trưởng Trường cũng yêu cầu các đơn vị chức năng nghiên cứu tính bảo mật cao hơn cho giấy phép lái xe quốc tế để tránh bị làm giả và cần nghiên cứu phương án tích hợp với giấy phép lái xe trong nước PET để tạo thuận lợi cho người dân. Bên cạnh đó, dịch vụ này cần triển khai trực tiếp tại các tỉnh, thành phố; đặc biệt tại thành phố có lượng khách du lịch lớn. 

Thứ trưởng Trường cũng là người đầu tiên đăng ký và nhận giấy phép lái xe quốc tế qua mạng. 

Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe quốc tế có thể đăng ký, khai báo trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Đường bộ và làm theo hướng dẫn. Mức lệ phí cấp giấy phép là 135.000 đồng, phí chuyển giấy phép lái xe về tận nhà được tính theo giá cước của bưu điện.

Đoàn Loan

Ủy ban bầu cử tỉnh Kiên Giang hôm 31/5 quyết định hủy tư cách đại biểu của ông Nguyễn Trường Vũ, ứng cử viên tham gia HĐND 3 cấp.

Ông Vũ hiện là Bí thư Đảng ủy xã đảo Thổ Châu, huyện Phú Quốc, tham gia ứng cử đại biểu HĐND cấp xã, huyện và tỉnh. Kết quả, ông Vũ “rớt” ở nơi mình công tác nhưng lại trúng cử ở hai cấp cao hơn.

Theo quy định của Luật bầu cử, một ứng cử viên chỉ được tham gia tối đa ở hai cấp.

Trong đợt bầu cử vừa qua, xã đảo Thổ Châu có 32 đại biểu tham gia ứng cử HĐND cấp xã để chọn ra 20 người. Trong đó có nhiều người thân, bà con dòng họ vợ chồng ông Vũ.

Ngoài ra, ngày 22/5, tại tổ bầu cử số 2 xã An Sơn, huyện đảo Kiên Hải, cử tri phát hiện công an viên của xã An Sơn đã lấy phiếu bầu thay cho cả gia đình. Kết quả tại điểm bỏ phiếu này sau đó bị hủy. Vụ việc được báo cáo lên Hội đồng bầu cử quốc gia xin bầu cử lại.

Cửu Long

Chiều 31/5, Ủy ban bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp tỉnh Thanh Hóa, cho biết tỉnh đã bầu đủ 14 đại biểu Quốc hội, 95 đại biểu HĐND tỉnh với số phiếu tập trung, đảm bảo cơ cấu, thành phần theo phân bổ. Với 96,68%, thiếu tướng Trịnh Xuyên, Giám đốc Công an, trúng cử đại biểu HĐND tỉnh với số phiếu cao nhất.

thanh-hoa-bau-thieu-hon-400-dai-bieu-hnnd

Cử tri Ninh Bình tham gia bỏ phiếu. Ảnh: Phương Vy.

Đối với cấp huyện, thị xã, thành phố, cử tri đã bầu được 993 trên tổng số 999 đại biểu HĐND được ấn định (thiếu 6 người). Ở cấp xã, phường, thị trấn, cử tri chỉ bầu được 16.031 trên tổng số 16.439 đại biểu HĐND ấn định (thiếu 408).

Theo Ủy ban bầu cử, nhiều cán bộ chủ chốt ở một số xã không trúng cử đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016-2021. Tại đơn vị bầu cử số 1 (thôn Khoa Trường, xã Tùng Lâm, Tĩnh Gia), ông Phạm Xuân Tứ, Chủ tịch UBND xã và con trai là Phạm Xuân Ý, Bí thư Đoàn xã Tùng Lâm, ứng cử đại biểu HĐND xã nhưng đều rớt. Tổ bầu cử này có 794 cử tri. Kết quả kiểm phiếu cho thấy, ông Tứ đạt 49,9%, còn ông Ý chỉ đạt 36%. 

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch huyện Tĩnh Gia cho biết, tới đây Thường vụ Huyện ủy sẽ họp và đưa ra phương án cán bộ ở Tùng Lâm. Vì không trúng cử HĐND nên ông Tứ sẽ thôi chức chủ tịch, chuyển công tác khác.

chu-tich-xa-va-con-trai-bi-thu-doan-deu-rot-dai-bieu-hdnd-1

Cử tri vùng cao Thanh Hóa lựa chọn ứng viên đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp trong ngày bầu cử 22/5. Ảnh: Lê Hoàng.

Tại Ninh Bình, gần 700.000 cử tri đã bầu đủ 6 đại biểu Quốc hội, 50 đại biểu HĐND cấp tỉnh, 272 đại biểu HĐND cấp huyện, đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu, thành phần. Riêng HĐND cấp xã, toàn tỉnh thiếu 93 đại biểu, mặc dù một số đơn vị bầu lần 2 nhưng vẫn chưa đủ số lượng theo quy định.

Bà Nguyễn Thị Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình, trúng cử HĐND tỉnh với tỷ lệ phiếu bầu cao nhất (95,6%). Ông Đinh Văn Điến, Chủ tịch tỉnh Ninh Bình trúng cử với tỷ lệ phiếu bầu 95,13%.

Ủy ban bầu cử tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình đang hướng dẫn các địa phương khẩn trương bầu thêm đại biểu ở những đơn vị còn thiếu.

Lê Hoàng - Phương Vy

Theo Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến, một doanh nghiệp Singapore đã đề nghị trang bị wifi miễn phí cho thành phố để khách du lịch có thể tiện tra cứu thông tin. Dịch vụ này cũng giúp thực hiện nhiều vấn đề trong việc xây dựng chính quyền điện tử mà thành phố đang tập trung triển khai.

toan-tp-hcm-sap-duoc-phu-song-wifi-mien-phi

Phố đi bộ Nguyễn Huệ hiện đã được phủ sóng wifi miễn phí. Ảnh: Hoàng Trường

"Tôi đã làm việc với họ và sẽ có văn bản chính thức. Làm thí điểm hay đại trà thì sẽ tính toán. Điều này góp phần đẩy mạnh truyền thông và tạo điểm nhấn cho du lịch thành phố. Hệ thống wifi có 2 cấp độ, đối với những nơi cần điểm nhấn thì tốc độ nhanh hơn để tiện lợi cho việc tra cứu", ông Tuyến nói tại cuộc họp về kế hoạch hoạt động du lịch 6 tháng cuối năm hôm 31/5.

Hiện, nhiều địa phương đã phủ wifi miễn phí cho người dân và khách du lịch. Năm 2012, Hội An (Quảng Nam) trở thành thành phố đầu tiên trong cả nước triển khai hệ thống wifi miễn phí với 350 điểm phát sóng. 

Sau đó, Hạ Long và Huế cũng phủ wifi, góp phần nâng cao dân trí và hoạt động giáo dục - đào tạo qua mạng; quảng bá du lịch; giám sát và cảnh báo ô nhiễm môi trường; quản lý giao thông đô thị... 

Từ năm 2013, TP Đà Nẵng cũng lắp đặt 320 trạm thu phát sóng tại các khu vực công cộng, tuyến đường du lịch, trung tâm hành chính, khu đông dân cư giúp người dân kết nối thông tin, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.

Riêng tại TP HCM, hiện nhiều địa điểm công cộng như phố đi bộ Nguyễn Huệ và các bệnh viện lớn đều được phủ sóng wifi miễn phí cho người dân sử dụng.

Trung Sơn

5h30 còi hiệu lệnh giục giã, nhiều cô cậu tuổi teen mắt nhắm, mắt mở ra sân tập thể dục, sau đó huấn luyện theo chế độ của chiến sĩ công an. Chương trình do Trung tâm UNESCO tư vấn và truyền thông quốc tế phối hợp với Trung tâm huấn luyện của Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động tổ chức vào mỗi mùa hè.

Thanh Tùng

Ý kiến bạn đọc ()

5h30 còi hiệu lệnh giục giã, nhiều 'cậu ấm cô chiêu' vẫn còn mắt nhắm, mắt mở ra sân tập thể dục, sau đó huấn luyện theo chế độ của chiến sĩ công an. Chương trình do Trung tâm UNESCO tư vấn và truyền thông quốc tế phối hợp với Trung tâm huấn luyện của Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động tổ chức vào mỗi mùa hè.

Thanh Tùng

Ý kiến bạn đọc ()

Treo biển "hết hàng" từ sáng sớm vì sợ không kịp phục vụ, bà chủ quán bún chả Hương Liên (Hà Nội) chỉ kịp nói một câu: "Đông khách đến không thở được" rồi luôn tay ghi hóa đơn. Trước cửa quán, nhiều người đứng chờ đến lượt ăn hoặc đơn thuần để chụp ảnh lưu niệm. Quán Hương Liên trở nên đắt hàng như tôm tươi từ khi Tổng thống Mỹ Obama chọn nơi này dùng bữa tối hôm 23/5.

Trần Huấn

Ý kiến bạn đọc ()

nhung-quy-dinh-noi-bat-co-hieu-luc-tu-thang-6

Trang phục của lực lượng công an, cảnh sát sẽ được thay đổi từ 6/6. Ảnh minh họa: Bá Đô

Chính sách mới về trợ cấp đối với quân nhân

Có hiệu lực từ 1/6, Nghị định 27/2016 quy định hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ được trợ cấp mức 3.000.000 đồng/suất/lần nếu gặp tai nạn, hỏa hoạn, thiên tai dẫn đến bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc phải di dời chỗ ở, hoặc tài sản bị hư hỏng, thiệt hại nặng về kinh tế (không quá 2 lần/năm đối với một hạ sĩ quan, binh sĩ).

Thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ khi ốm đau từ một tháng trở lên hoặc điều trị một lần tại bệnh viện từ 7 ngày trở lên thì được trợ cấp mức 500.000 đồng/thân nhân/lần (không quá 2 lần/năm). Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần hoặc mất tích thì được trợ cấp mức 2.000.000 đồng/người.

Bỏ thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy

Nghị định 28/2016 quy định việc bỏ thu phí sử dụng đường bộ đối với xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự có hiệu lực từ 5/6. Phí sử dụng đường bộ được thu hàng năm trên đầu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tới đây chỉ bao gồm: ôtô, máy kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự.

Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn chế độ quản lý thu phí sử dụng đường bộ, quy định cụ thể kỳ kê khai, nộp phí sử dụng đường bộ (theo tháng, quý, năm, kỳ đăng kiểm) đối với ôtô cho phù hợp với từng trường hợp nộp phí.

Trước đó, việc thu phí bảo trì đường bộ với các phương tiện đã gây nhiều tranh cãi. Khẳng định việc thu phí đường bộ đối với xe máy đúng với quy định của Luật Giao thông đường bộ, Pháp lệnh Phí, lệ phí, song Bộ Giao thông Vận tải cho rằng quá trình triển khai, cách thức thực hiện gặp nhiều hạn chế. Chế tài xử phạt những người không nộp phí theo thông tư của Bộ Tài chính chưa khả thi...

nhung-quy-dinh-noi-bat-co-hieu-luc-tu-thang-6-1

Từ 5/6 chủ phương tiện xe máy, xe gắn máy và các loại xe tương tự sẽ không phải đóng phí bảo trì đường bộ. Ảnh minh họa: Bá Đô

Quy định mới về trang phục của sĩ quan công an nhân dân

Từ ngày 6/6, công an nhân dân sẽ có trang phục mới theo Nghị định 29/2016. Màu sắc trang phục cơ bản giữ nguyên, song vải may chất lượng hơn. Trang phục xuân hè nam của lực lượng an ninh, cảnh sát cùng một kiểu áo cổ đứng, mặc sơ vin trong quần. Trang phục của phụ nữ không phải đóng thùng.

Các lực lượng từ sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, học viên đều đeo phù hiệu trên cổ áo khi sử dụng trang phục thường dùng (mẫu cũ sĩ quan đeo cành tùng, hạ sĩ quan, chiến sĩ, học viên đeo phù hiệu). Công an hiệu, sao, cúc cấp hiệu, sao phù hiệu kết hợp cấp hiệu, cúc áo và mũ sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, học viên được đồng bộ màu vàng...

Cấm nhập khẩu ôtô cũ đã chuyển đổi công năng

Thông tư 13/2015 của Bộ Giao thông Vận tải có hiệu lực từ 10/6, quy định các loại vật tư, phương tiện đã qua sử dụng, đã bị thay đổi kết cấu để chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu thuộc diện cấm nhập khẩu.

Ngoài ra, cấm nhập khẩu ôtô chở 10 người trở lên, ôtô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người, kể cả ôtô đua, xe chở người có khoang hành lý chung; Xe có động cơ dùng để vận tải hàng hóa; Xe chuyên dùng có động cơ, trừ các loại được thiết kế chủ yếu dùng để chở người hay hàng hóa. Xe ôtô cứu thương đã qua sử dụng cũng thuộc diện bị cấm nhập khẩu.

Xem Thông tư

Vi phạm nhập khẩu giống cây trồng bị phạt tới 40 triệu đồng

Nghị định 31/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có hiệu lực từ ngày 25/6. Theo đó, phạt tiền từ 15.000.000 đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu giống cây trồng, nguồn gen cây trồng không đúng với nội dung văn bản cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Phạt tiền từ 30.000.000 đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu giống cây trồng, nguồn gen cây trồng chưa được Bộ Nông nghiệp cho phép bằng văn bản. Biện pháp khắc phục là buộc tái xuất hoặc tiêu hủy giống cây trồng, nguồn gen cây trồng đối với hành vi vi phạm quy định…

Báo tin buôn lậu, hàng giả được thưởng đến 200 triệu đồng

Theo Quyết định số 20/2016 có hiệu lực từ 26/6 về hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả…, chi phí mua tin trong quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả tối đa là 200 triệu đồng/vụ việc.

Nếu tài sản bị tịch thu được xử lý theo hình thức tiêu hủy hoặc chuyển giao thì chi phí mua tin không quá 100 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu trả chi phí mua tin từ nguồn kinh phí quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu thì không được thanh toán từ nguồn ngân sách Nhà nước nữa.

Bá Đô

Thứ tư, 1/6/2016 | 00:00 GMT+7

Thứ tư, 1/6/2016 | 00:00 GMT+7

Đắp đất xây nhà, gùi những bó củi cao gấp đôi mình... những đứa trẻ vùng cao phía Bắc được tiếp xúc với công việc từ rất sớm.

Còn rất nhỏ tuổi nhưng mỗi đứa trẻ người dân tộc Mông vùng cao nguyên đá đã biết phụ giúp gia đình. Ảnh chụp tại xã Pải Lủng tại một gia đình đang dựng ngôi nhà trình tường.

Trong ánh nắng chiều tháng 10, những đứa trẻ hồn nhiên vui vẻ gánh củi khô trên đường về nhà.

Hơn 4 giờ đồng hồ đằm mình dưới mưa lạnh, hai cậu bé người Mông ở xã Sín Chải đã tìm được con trâu nhà mình trong rừng. Dưới tiết trời dưới 0 độ C, các bé co ro khi lùa trâu vào chuồng những ngày đầu năm 2015.

Cuối tháng 5, nghỉ hè sau một năm học tập xa nhà, Lù A Lềnh trở về phụ giúp gia đình lên luống cho thửa ruộng bậc thang. Thời gian này đang bắt đầu vào mùa mưa, nước đã săm sắp trên thửa ruộng, một mùa vụ mới đang tới.

Công việc tưởng chừng như quá sức nhưng lại nằm gọn trong bàn tay nhỏ của một cậu bé.

Vào mùa đông, cỏ tươi làm thức ăn cho trâu bò khan hiếm, Mùa Dung Sinh, 7 tuổi loay hoay buộc bó cỏ để đưa vào kho trước khi trời tối.

Chị em Chảo A Ly thôn Can Hồ B gùi gánh cỏ về nhà làm thức ăn cho trâu bò trong những ngày rét đậm rét hại và tuyết phủ trắng dãi Hoàng Liên đầu năm 2016.

Thôn Túng Sán là nơi sinh sống của người Cờ Lao, dân tộc thiểu số định cư tại Hoàng Su Phì (Hà Giang) người dân ở đây sống bằng nông nghiệp, một vụ lúa và một vụ màu. Cuộc sống vất vả khiến những đứa trẻ chưa đủ tuổi học lớp 1 cũng phải tham gia lao động phụ giúp gia đình.

"Tri thức canh tác hốc đá" của cư dân cao nguyên đá Hà Giang đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có sự góp sức từ bàn tay lao động của những em nhỏ.

Những đứa trẻ người Mông ở Lũng Pô (Lào Cai) trở về nhà sau một ngày lao động.

Ngọc Thành

oto-7-cho-dam-hang-loat-xe-may-tren-con-duong-dong-duc

Một chiếc xe bị nuốt gọn trong gầm ôtô. Ảnh: Hồng Sơn

Khoảng 17h30 ngày 31/5, chiếc Fortuner chạy trên đường Xã Đàn hướng về Ô Chợ Dừa đã bất ngờ tông hàng loạt xe máy chạy phía trước. "Chiếc xe lao rất nhanh, nhiều người đi phía trước tuy tránh sát lề đường nhưng cũng bị tông. Một thanh niên bị cuốn cả người và xe vào gầm nhưng may mắn chui ra ngoài được, chỉ bị xây xước nhẹ", anh Hồng Sơn, người chứng kiến kể lại.

Theo nhân chứng này, tài xế là nam giới, bước ra ngoài với thái độ bình tĩnh, tỉnh táo.

oto-7-cho-dam-hang-loat-xe-may-tren-con-duong-dong-duc-1

4 chiếc xe hư hỏng nặng sau vụ tai nạn. Ảnh: Hồng Sơn

Tại hiện trường, chiếc Fortuner bị nổ lốp sau, phần đầu bị vỡ. Phía gầm cuốn gọn một xe máy, 7 xe khác nằm rải rác khắp đoạn đường hơn 10m.

Lãnh đạo Đội CSGT số 3 (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội) xác nhận trong 8 xe máy bị đâm có 4 chiếc hư hỏng nặng. Vụ việc không gây thương vong về người. 

Clip: Hồng Sơn

Phương Sơn

Chiều 31/5, ông Bùi Tân Nguyên, Giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (đóng tại Đà Nẵng), cho biết tàu cá ĐNa 90604 TS của ngư dân Nguyễn Sương (35 tuổi, trú phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) bị chìm trên biển.Đêm 30/5, tàu đang đánh bắt tại 19,16 độ Vĩ Bắc - 105,53 độ kinh Đông (thuộc vùng biển Vịnh Bắc Bộ) thì gặp nạn.

àu cá ĐNa 90603 của ông Nguyễn Sương

Tàu cá ĐNa 90603 của anh Nguyễn Sương, hạ thủy cùng tàu ĐNa 90604. Ảnh: Báo Đà Nẵng.

Chủ tàu Nguyễn Sương cho biết do quá tránh kéo lưới, quá nhiều cá trong khi cần cẩu của tàu không đủ tải. Cơn gió lớn gặp phải đã khiến tàu bị kéo ngược và lật úp. "16 ngư dân bị nhấn chìm cùng thân tàu. 14 người sau đó bơi được ra ngoài. Còn hai người kẹt phía trong và mất tích", anh Sương nói và cho hay đang thuê tàu cứu hộ tại Nghệ An ra tìm kiếm hai ngư dân còn lại.

"Khả năng sống sót của hai ngư dân là rất mong manh", anh Sương nói và cho biết 14 ngư dân được tàu cá cứu giúp hiện sức khỏe đã bình phục.

Tàu cá ĐNa 90604TS được hạ thủy hồi tháng 5/2014, có công suất 1.150 CV, dài 21 m, rộng 6 m và cao 3,8 m, được đầu tư 4,5 tỷ đồng. Anh Sương cũng đóng thêm một chiếc tàu cùng loại, số hiệu ĐNa 90603TS, cùng thông số kỹ thuật để hành nghề lưới rê.

Cặp tàu này là tàu cá vỏ gỗ lớn nhất miền TrungHai con tàu đều được đóng theo mẫu tàu cá Thái Lan, hoạt động trong đội hình đánh bắt, cung cấp dịch vụ hậu cần của ngư dân Đà Nẵng ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa.

Nguyễn Đông

Ngày 31/5, nói về giải pháp giảm ngập cho Sài Gòn, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Tất Thành Cang cho rằng cần nghiên cứu đồng bộ các giải pháp về biến đổi khí hậu, nước biển dâng, lượng mưa nhiều… Đồng thời, không đặt TP HCM riêng lẻ mà phải phải nghiên cứu cùng với các địa phương lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An… thậm chí phải nghiên cứu ảnh hưởng từ phía khu vực Tiền Giang.

Theo ông Cang, hiện hệ thống thoát nước của TP HCM đang mâu thuẫn giữa đô thị cũ và đô thị mới khiến hệ thống thoát nước cũ và mới không được đồng bộ. Cao độ khác nhau giữa hệ thống thoát nước cấp 1, cấp 2 và cấp 3 khiến việc thoát nước bị ảnh hưởng. Thậm chí, vấn đề phân cấp quản lý đã khiến cho hệ thống cống thoát nước và hệ thống kênh rạch thoát nước bị xung đột.

"Như Kênh Đôi – Kênh Tẻ do trung ương quản lý phục vụ cho giao thông thủy, không chú ý đến việc thoát nước, khiến hệ thống cống thoát nước không phát huy tác dụng. Bởi cống nằm sâu dưới lớp bùn dày chưa nạo vét của tuyến kênh này", ông Cang nói.

Nguyên nhân khác được Phó bí thư Thường trực Thành uỷ chỉ ra là do hệ thống các tuyến đường dài hơn rất nhiều so với hệ thống cống. Vì có nhiều con đường làm xong nhưng không chú ý đến hệ thống cống thoát nước đã dẫn đến hệ quả ngập ngày càng trầm trọng hơn.

lanh-dao-tp-hcm-ngap-do-nhieu-duong-khong-co-cong

Tình trạng ngập được đánh giá ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân Sài Gòn. Ảnh: An Nhơn

Nhìn nhận tình trạng ngập trên địa bàn gây bức xúc đối với người dân, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho rằng nó không những ảnh hưởng đến đời sống người dân mà còn ảnh hưởng rất lớn đối với môi trường của thành phố.

Theo ông Phong, tình trạng ngập ảnh hưởng đến thành phố do mưa, triều cường, không loại trừ ngập úng… Qua tiếp xúc cử tri của các ứng cử viên Quốc hội tại thành phố, người dân cũng chia sẻ và nêu ý kiến để góp phần giảm ngập tốt hơn.

Trung tâm chống ngập TP HCM xác định, tổng diện tích nghiên cứu chống ngập cho địa bàn là 968.500 ha gồm khu vực TP HCM 209.500 ha; vùng phụ cận bao gồm hạ du các sông Đồng Nai (từ hồ Trị An đến biển với diện tích 235.000 ha); sông Sài Gòn từ hồ Dầu Tiếng đến TP HCM (243.000 ha); sông Vàm Cỏ Đông (281.000 ha).

TP HCM sẽ chia làm 3 vùng kiểm soát nước. Vùng 1 bao gồm toàn bộ bờ hữu sông Sài Gòn – Nhà Bè. Trong đó có khu nội thành cũ - khu vực có nhiều bức xúc về tiêu thoát nước đô thị, khu vực phía Nam thành phố và một phần đất tỉnh Long An (bờ tả sông Vàm Cỏ và Vàm Cỏ Đông).

Tại đây, cần xây dựng tuyến đê bao dọc sông Sài Gòn từ Bến Súc - Củ Chi đến tỉnh lộ 824 - Long An với chiều dài 172 km. Xây dựng 13 cống kiểm soát ngăn triều Rạch Tra – Vàm Thuật, Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân… Nạo vét, cải tạo 8 trục tiêu thoát nước chính với tổng chiều dài 50,14 km gồm Kênh Xáng Lớn, sông Cần Giuộc…

Vùng khu vực thứ hai bao gồm toàn bộ sông Đồng Nai – Sài Gòn (vùng đang phát triển) có thể bố trí đê chống ngập bằng việc xây dựng tuyến đê dọc sông Sài Gòn bờ tả - từ cầu Bình Phước đến Khu Đô thị mới Thủ Thiêm với chiều dài 19,5 km; xây dựng 11 cống kiểm soát triều…

Vùng khu vực thứ ba là toàn bộ bờ tả sông Nhà Bè – Soài Rạp hiện là vùng sinh quyển mở, có thể xây dựng các công trình kiểm soát nước quy mô lớn cho tương lai tùy thuộc vào tình hình nước biển dâng và phát triển của khu đô thị Nam thành phố.

Ngọc Hậu

Chiều 31/5, ông Bùi Tân Nguyên, Giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (đóng tại Đà Nẵng), cho biết tàu cá ĐNa 90604 TS của ngư dân Nguyễn Sương (35 tuổi, trú phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) bị chìm trên biển.

Đêm 30/5, tàu cá này đang đánh bắt tại 19,16 độ Vĩ Bắc - 105,53 độ kinh Đông (thuộc vùng biển Vịnh Bắc Bộ) thì gặp tai nạn. "Trên tàu có 7 ngư dân. 5 ngư dân đã được tàu ĐNa 90603, cùng do anh Sương làm chủ, cứu. Còn 2 ngư dân đang mất tích", ông Nguyên nói.

àu cá ĐNa 90603 của ông Nguyễn Sương

Tàu cá ĐNa 90603 của anh Nguyễn Sương, hạ thủy cùng tàu ĐNa 90604. Ảnh: Báo Đà Nẵng.

Theo ông Nguyên, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 1 (đóng tại Hải Phòng) đang cứu hộ và tìm kiếm ngư dân. Mọi thông tin đang được trung tâm theo dõi, hỗ trợ.

Ông Nguyên cho biết, cả Trung tâm 1 và Trung tâm 2 đều chưa nắm được nguyên nhân tàu chìm.

Tàu cá ĐNa 90604TS được hạ thủy hồi tháng 5/2014, có công suất 1.150 CV, dài 21 m, rộng 6 m và cao 3,8 m, được đầu tư 4,5 tỷ đồng. Anh Sương cũng đóng thêm một chiếc tàu cùng loại, số hiệu ĐNa 90603TS, cùng thông số kỹ thuật để hành nghề lưới rê.

Cặp tàu này là tàu cá vỏ gỗ lớn nhất miền TrungHai con tàu đều được đóng theo mẫu tàu cá Thái Lan, hoạt động trong đội hình đánh bắt, cung cấp dịch vụ hậu cần của ngư dân Đà Nẵng ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa.

Nguyễn Đông

Ngày 31/5, nói về giải pháp giảm ngập cho Sài Gòn, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Tất Thành Cang cho rằng cần nghiên cứu đồng bộ các giải pháp về biến đổi khí hậu, nước biển dâng, lượng mưa nhiều… Đồng thời, không đặt TP HCM riêng lẻ mà phải phải nghiên cứu cùng với các địa phương lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An… thậm chí phải nghiên cứu ảnh hưởng từ phía khu vực Tiền Giang.

Theo ông Cang, hiện hệ thống thoát nước của TP HCM đang mâu thuẫn giữa đô thị cũ và đô thị mới khiến hệ thống thoát nước cũ và mới không được đồng bộ. Cao độ khác nhau giữa hệ thống thoát nước cấp 1, cấp 2 và cấp 3 khiến việc thoát nước bị ảnh hưởng. Thậm chí, vấn đề phân cấp quản lý đã khiến cho hệ thống cống thoát nước và hệ thống kênh rạch thoát nước bị xung đột.

"Như Kênh Đôi – Kênh Tẻ do trung ương quản lý phục vụ cho giao thông thủy, không chú ý đến việc thoát nước, khiến hệ thống cống thoát nước không phát huy tác dụng. Bởi cống nằm sâu dưới lớp bùn dày chưa nạo vét của tuyến kênh này", ông Cang nói.

Nguyên nhân khác được Phó bí thư Thường trực Thành uỷ chỉ ra là do hệ thống các tuyến đường dài hơn rất nhiều so với hệ thống cống. Vì có nhiều con đường làm xong nhưng không chú ý đến hệ thống cống thoát nước đã dẫn đến hệ quả ngập ngày càng trầm trọng hơn.

lanh-dao-tp-hcm-ngap-do-duong-dai-hon-cong

Tình trạng ngập được đánh giá ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân Sài Gòn. Ảnh: An Nhơn

Nhìn nhận tình trạng ngập trên địa bàn gây bức xúc đối với người dân, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho rằng nó không những ảnh hưởng đến đời sống người dân mà còn ảnh hưởng rất lớn đối với môi trường của thành phố.

Theo ông Phong, tình trạng ngập ảnh hưởng đến thành phố do mưa, triều cường, không loại trừ ngập úng… Qua tiếp xúc cử tri của các ứng cử viên Quốc hội tại thành phố, người dân cũng chia sẻ và nêu ý kiến để góp phần giảm ngập tốt hơn.

Trung tâm chống ngập TP HCM xác định, tổng diện tích nghiên cứu chống ngập cho địa bàn là 968.500 ha gồm khu vực TP HCM 209.500 ha; vùng phụ cận bao gồm hạ du các sông Đồng Nai (từ hồ Trị An đến biển với diện tích 235.000 ha); sông Sài Gòn từ hồ Dầu Tiếng đến TP HCM (243.000 ha); sông Vàm Cỏ Đông (281.000 ha).

TP HCM sẽ chia làm 3 vùng kiểm soát nước. Vùng 1 bao gồm toàn bộ bờ hữu sông Sài Gòn – Nhà Bè. Trong đó có khu nội thành cũ - khu vực có nhiều bức xúc về tiêu thoát nước đô thị, khu vực phía Nam thành phố và một phần đất tỉnh Long An (bờ tả sông Vàm Cỏ và Vàm Cỏ Đông).

Tại đây, cần xây dựng tuyến đê bao dọc sông Sài Gòn từ Bến Súc - Củ Chi đến tỉnh lộ 824 - Long An với chiều dài 172 km. Xây dựng 13 cống kiểm soát ngăn triều Rạch Tra – Vàm Thuật, Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân… Nạo vét, cải tạo 8 trục tiêu thoát nước chính với tổng chiều dài 50,14 km gồm Kênh Xáng Lớn, sông Cần Giuộc…

Vùng khu vực thứ hai bao gồm toàn bộ sông Đồng Nai – Sài Gòn (vùng đang phát triển) có thể bố trí đê chống ngập bằng việc xây dựng tuyến đê dọc sông Sài Gòn bờ tả - từ cầu Bình Phước đến Khu Đô thị mới Thủ Thiêm với chiều dài 19,5 km; xây dựng 11 cống kiểm soát triều…

Vùng khu vực thứ ba là toàn bộ bờ tả sông Nhà Bè – Soài Rạp hiện là vùng sinh quyển mở, có thể xây dựng các công trình kiểm soát nước quy mô lớn cho tương lai tùy thuộc vào tình hình nước biển dâng và phát triển của khu đô thị Nam thành phố.

Ngọc Hậu

Được cho là mất lái sau khi nổ lốp, xe 7 chỗ lao nhanh và đâm liên tiếp vào ít nhất 7 xe máy chạy cùng chiều trên phố Xã Đàn (Đống Đa, Hà Nội) chiều 31/5. Tai nạn khiến 2 người bị thương, 2 xe máy bị cuốn vào gầm.

Ý kiến bạn đọc ()

Chiều 31/5, ông Nguyễn Trọng Bình, Trưởng Công an xã Đại Sơn (Đô Lương, Nghệ An) cho biết, bà Nguyễn Thị Quyên (42 tuổi) và ông Lê Văn Kiệm (72 tuổi, cùng trú xã Đại Sơn) bị trâu điên tấn công nguy kịch đang phải cấp cứu.

Trước đó sẩm tối 30/5, bà Quyên đi chăn trâu thuê cho ông Nguyễn Văn Nho trú ở địa bàn. Đàn trâu hàng chục con được bà Quyên lùa từ cánh đồng về tới gần cổng UBND xã Đại Sơn thì bất ngờ một con trâu đực rống lên, tách đoàn.

Bà Quyên vội lùa con trâu này vào chuồng bỏ trống của một nhà dân bên đường để bắt. Khi trâu vào chuồng, bà đóng chốt cổng để bắt dây xỏ mũi thì bị tấn công tới tấp. Nghe tiếng kêu cứu, chủ nhà vội tới tháo cổng để trâu chạy ra ngoài, giải cứu nạn nhân. 

Chạy khỏi chuồng, gặp ông Lê Văn Kiệm (72 tuổi) đang đạp xe đạp bên lề đường, trâu lao tới húc liên tiếp rồi tháo chạy.

Chính quyền xã vội phát loa phóng thanh cảnh báo người dân đóng hết cửa nhà và cổng đề phòng nguy hiểm. Lực lượng quân sự tại huyện Đô Lương đã thống nhất với chính quyền phương án bắn hạ trâu. Đến 20h cùng ngày, khi trâu chạy tới một bãi ngô thì bị nhà chức trách dùng súng AK bắn hạ. 

dung-sung-ak-ha-trau-dien-tan-cong-2-nguoi

Nạn nhân bị trâu húc đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Nghệ An.

Theo ông Nho, con trâu này ông mới mua với giá 42 triệu đồng tại miền núi phía Tây Nghệ An về để nuôi và chuẩn bị bán cho thương lái khác.

Về tình trạng nạn nhân, đến chiều nay bà Quyên và ông Kiệm vẫn đang nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Nghệ An. Bà Quyên bị nhiều vết thương sâu, mất nhiều máu, tràn khí, gãy xương bả vai và xương sườn. Ông Kiệm gẫy hai xương đòn, mất nhiều máu.

Hải Bình

lua-thieu-rui-2-oto-trong-showroom-o-sai-gon

Cảnh sát cứu hỏa kịp thời dập tắt đám cháy tại showroom ôtô. Ảnh: Hải Hiếu

Chiều 31/5, lửa bốc lên nghi ngút ở tầng trệt của showroom Toyota trên đường Trần Hưng Đạo, phường 2, quận 5. Hàng chục nhân viên đang làm việc tháo chạy ra ngoài, cầm vòi nước xịt dập lửa nhưng bất thành.

Đám cháy bùng phát mạnh, khói lan tỏa mù mịt, bịt kín lối vào. Nhiều người được huy động di chuyển hàng chục ôtô ra đường, đảm bảo an toàn.

Gần 100 cảnh sát cứu hỏa dùng máy hút khói, đeo mặt nạ chống độc để tiếp cận sâu bên trong showroom, dập lửa. Một mũi khác leo lên tầng 2, phun nước xối xả vào đám cháy. Hơn một giờ sau, đám cháy được dập tắt.

Hỏa hoạn không gây thương vong, song đã thiêu rụi hai ôtô của khách cùng nhiều máy móc, thiết bị trong showroom.

lua-thieu-rui-2-oto-trong-showroom-o-sai-gon-1

Hàng chục ôtô được di chuyển ra ngoài. Ảnh: Hải Hiếu

Nguyên nhân vụ cháy đang được làm rõ.

Hải Hiếu

Trao đổi với báo chí chiều 31/5, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, ông Hà Huy Quang cho hay, thành phố đang tìm phương án khả thi để đưa tuyến xe buýt nhanh (BRT) Kim Mã - Yên Nghĩa đi vào hoạt động cuối năm nay.

Tuyến buýt BRT được duyệt quy hoạch đường ưu tiên 3,5 m, tuy nhiên khi triển khai đã nảy sinh bất cập. “Nguyên tắc xe buýt nhanh là phải có đường ưu tiên. Nhưng thực tế giao thông của Hà Nội hiện nay nếu không cho các phương tiện đi vào đường ưu tiên tiên thì rất nhiều vấn đề, đặc biệt với các đoạn có mật độ giao thông đông”, ông Quang nói.

ha-noi-loay-hoay-voi-tuyen-xe-buyt-nhanh-55-trieu-usd

Nhiều nhà chờ của tuyến xe buýt nhanh hoàn thành đã lâu nhưng chưa được khai thác. Ảnh: Bá Đô.

Phó giám đốc Sở thừa nhận, nếu dành riêng đường cho xe buýt nhanh thì hình ảnh đường ưu tiên có lúc không có xe lưu thông trong khi phần đường còn lại ùn tắc sẽ rất phản cảm. Khi đặt vấn đề giải quết đường ưu tiên cho xe buýt nhanh, có 2 quan điểm. Một là cứ thực hiện theo phương án cũ, nghĩa là dành đường ưu tiên 3,5 m suốt toàn tuyến, tuy nhiên tính khả thi không cao. Hai là giảm ưu tiên, không ưu tiên hoàn toàn.

“Chúng tôi đang nghiên cứu phương án tổ chức giao thông không ưu tiên toàn bộ 100% mà đoạn nào có khả năng có thể dành riêng đường ưu tiên, đoạn nào không được thì ưu tiên qua các nút giao thông”, ông Quang thông tin.

Nhưng ông Quang cũng thừa nhận việc “đưa ra phương án mới rất khó khăn” vì đây là loại hình giao thông mới, đi nhanh thì phải có đường ưu tiên và nếu không có thì nguy cơ mất an toàn rất lớn. “Chúng tôi xác định vừa làm vừa theo dõi và điều chỉnh, chứ không thể quyết một cái là như cái máy chạy ầm ầm rồi có vấn đề xảy ra thì rất khó xử”, Phó giám đốc Sở Giao thông bày tỏ.

ha-noi-loay-hoay-voi-tuyen-xe-buyt-nhanh-55-trieu-usd-1

Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Hà Huy Quang. Ảnh: Võ Hải.

Phó giám đốc Quang đã không trả lời các câu hỏi liên quan đến việc chậm tiến độ của dự án xe buýt nhanh; về số vốn đầu tư; lo ngại việc chậm tiến độ sẽ đội vốn...

Về thời điểm đưa tuyến xe buýt nhanh vào hoạt động, Sở Giao thông cho biết thành phố đang cùng các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới nghiên cứu phương án khả thi nhất để trong tháng 6-7 sẽ nghiên cứu thí điểm trực tiếp trên tuyến. Dự kiến trong quý III/2016 sẽ đưa tuyến buýt nhanh vào hoạt động.

Tuyến buýt nhanh thí điểm đầu tiên của Hà Nội là Kim Mã - Yên Nghĩa khởi công đầu năm 2013, dự kiến ban đầu khai thác vào quý II/2015 nhưng đã chậm tiến độ hơn một năm.

Tuyến buýt chạy theo lộ trình Yên Nghĩa - Ba La - Lê Trọng Tấn - Lê Văn Lương kéo dài - Láng Hạ - Giảng Võ - bến xe Kim Mã. Theo tính toán của đơn vị quản lý, xe buýt nhanh di chuyển cả chặng Kim Mã - Yên Nghĩa dài 14 km sẽ mất khoảng 30 phút, thay vì mất hơn một giờ như xe buýt thường hiện nay.

Với tần suất 3-5 phút/chuyến, công suất vận chuyển 90 khách, có 4 cửa ra vào, tốc độ di chuyển 22 km/h, các xe đều có hệ thống GPS kết nối Trung tâm để giải quyết sự cố phát sinh. Tại nút giao thông có hệ thống tích hợp với đèn tín hiệu để ưu tiên xe buýt nhanh qua nút.

Tổng đầu tư của dự án gồm xây dựng hạ tầng, nhà chờ, phương tiện... là 55 triệu USD (trên 1.100 tỷ đồng) bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới, trong đó Việt Nam góp vốn đối ứng bằng chi phí giải phóng mặt bằng.

Võ Hải

Sáng 31/5, các nhân viên kỹ thuật dùng cần cẩu lớn đưa thanh sắt từ đất lên lắp ráp nhịp cầu Ghềnh tại bờ sông Đồng Nai thuộc phường Quyết Thắng, TP Biên Hòa (Đồng Nai) thì va vào anh Phan Văn Thủy (21 tuổi, quê Nghệ An). 

Cú va chạm mạnh khiến anh Thủy bị thương nặng và tử vong sau đó. 

nam-cong-nhan-tu-vong-khi-dang-lap-cau-ghenh-moi

Hiện trường vụ tai nạn lao động. Ảnh: Phước Tuấn

Dự án cầu Ghềnh mới bắc qua sông Đồng Nai với 3 nhịp cầu vòm 75 m được khởi công đầu tháng 4, dự kiến hoàn thành trước ngày 1/7.

Trước đó, ngày 20/3, sà lan chở 800 tấn cát do hai tài công người miền Tây chưa có bằng lái điều khiển, khi qua vùng nước xoáy đã đâm sập cầu Ghềnh. Tai nạn khiến hai nhịp cầu đổ xuống sông, nhiều người đi xe máy trên cầu bị kéo tuột xuống mé nước nhưng may mắn thoát nạn.

Phước Tuấn

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Văn Khoa vừa yêu cầu UBND quận 5 rà soát phương án hỗ trợ, bồi thường, tái định cư để vận động 10 hộ dân còn lại khẩn trương di dời khỏi chung cư số 727 (đường Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5). Nếu đã vận động thuyết phục nhưng 10 hộ dân còn lại vẫn không chịu di dời thì thực hiện cưỡng chế.

Chính quyền thành phố cũng chỉ đạo quận 5 phối hợp các cơ quan liên quan tiếp tục theo dõi, cập nhật tình trạng chất lượng công trình chung cư để xử lý ngay khi có hiện tượng, nguy cơ sập đổ nhằm đảm bảo an toàn cao nhất cho người dân.

sau-chi-dao-cua-ong-dinh-la-thang-di-doi-dan-chung-cu-hoang-tan

Chung cư 727 được cho là hoang tàn nhất Sài Gòn. Ảnh: An Nhơn

Cách chợ Bến Thành 2 km, chung cư 727 đã hơn 50 tuổi. Tòa nhà 13 tầng lúc mới xây có tên Building President, cao và hiện đại nhất, được Mỹ thuê làm nơi cho quân đội ở. 

Sau hơn 50 năm, những cột bêtông chung cư đã trơ lõi sắt khiến tòa nhà rơi vào cảnh nguy hiểm. Năm 2002, TP HCM quyết định di dời khoảng 2.200 người. Tuy nhiên, chung cư được cho là hoang tàn nhất Sài Gòn hiện còn 10 hộ sinh sống.

Tại cuộc họp với Quận ủy quận 5 ngày 20/5, Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng đã truy vấn việc các chung cư xuống cấp, có thể sập bất cứ lúc nào. Ông chỉ ra chung cư 727 Trần Hưng Đạo được mệnh danh là "chung cư hoang tàn nhất Sài Gòn", nằm trên địa bàn quận 5.

"Chúng ta chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, nó đổ sập xuống mới lo cuống cuồng làm. Cái kiểu cơ chế bây giờ như vậy, ví dụ cầu Ghềnh hơn trăm tuổi biết bao hội thảo, báo cáo bàn tính việc xây mới nhưng không được, cuối cùng ông lái xà lan quyết một cái là có cầu mới luôn", ông Thăng nói.

Khi nghe đại diện Sở Xây dựng cho biết chung cư 727 Trần Hưng Đạo còn 10 hộ sinh sống và sẽ cưỡng chế di dời thời gian tới, Bí thư Thành ủy chỉ đạo phải làm ngay. "Đừng để lợi ích của mấy người ảnh hưởng đến nghìn người khác", ông Thăng nói.

Hữu Công

Ngày 31/5, Sở Nội vụ Quảng Nam cho biết đã có kết quả bỏ phiếu ở hai khu vực bầu cử thêm thuộc thôn Bình Hiệp (xã Bình Phục, Thăng Bình) và thôn Thuận An (xã Tam Hải, Núi Thành).

“Cả hai thôn này phải tổ chức bầu cử lần 2 để chọn thêm 2 đại biểu nữa nhưng kết quả vẫn chỉ bầu thêm được một người vì không vượt quá bán. Theo luật bầu cử, khi số lượng đại biểu tại một khu vực bỏ phiếu đã đạt trên 2/3 thì không cần bầu thêm nữa”, ông Thái Văn Chương, Trưởng phòng Xây dựng chính quyền và Công tác thanh niên (Sở Nội vụ Quảng Nam), nói.

quang-nam-bau-thieu-75-dai-bieu-hdnd

Công an Quảng Nam đi bỏ phiếu. Ảnh: Tiến Hùng.

Ông Chương cho hay, theo cơ cấu toàn tỉnh Quảng Nam có 6.200 đại biểu HĐND cấp xã, tuy nhiên kết quả bầu thiếu đến 74 người. Đại biểu HĐND cấp huyện thiếu một người. “Số đại biểu thiếu nằm rải rác ở nhiều khu vực nên không cần bầu cử thêm. Đại biểu HĐND cấp tỉnh thì đã bầu đủ 60 người”, ông Chương nói và cho hay, trong số ứng viên không trúng vào HĐND, không có vị nào giữ các chức vụ chủ chốt tại địa phương.

Trước đó, trong lá phiếu để bầu HĐND xã Tam Hải, có 8 ứng viên để chọn ra 5 đại biểu tại khu vực bỏ phiếu thôn Thuận An. Toàn thôn này có gần 1.000 cử tri nhưng chỉ có khoảng 700 phiếu chọn 5 người. Số còn lại gạch rất nhiều ứng viên, có nhiều phiếu chỉ chọn một nên kết quả chỉ 3 người vượt quá bán. Khóa bầu cử trước, 2 thôn tại xã này cũng phải bầu cử lần 2 vì tình trạng tương tự.

Tiến Hùng

Chuyên gia động vật, giáo sư Võ Quý cho biết, hàng trăm con chim bay rợp trời ở xã Bản Qua là loài cò nhạn, còn được gọi là cò ốc, vì hay ăn ốc, thuộc họ Hạc, tên khoa học là Anastomus oscitans. "Nhiều khả năng đàn chim di cư xuống phía nam trong mùa hè để kiếm thức ăn", giáo sư Quý nói.

Loài này nằm trong Sách đỏ Việt Nam ở mức nguy cấp, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao. Hiện giới khoa học và người dân không còn gặp nhạn làm tổ ở sân chim Đầm Dơi (Kiên Giang) như trước. Nguyên nhân là các sân chim bị con người tác động mạnh bằng các hoạt động kinh tế như xẻ kênh mương để nuôi tôm, nạn lấy trứng và bắt chim non diễn ra thường xuyên.

dan-chim-xuat-hien-o-lao-cai-la-loai-nhan

Cò nhạn nằm trong danh sách những loài nguy cấp, sắp tuyệt chủng. Ảnh: Báo Lào Cai.

Cò nhạn thường sống ở các nước Nam Á và Đông Nam Á. Ở Việt Nam chúng chỉ xuất hiện ở một vài nơi thuộc miền Tây Nam Bộ và Tây Ninh. Cò nhạn chủ yếu có màu trắng với đôi cánh màu đen bóng và đuôi ánh lục hay tía. Bộ lông chim trưởng thành thường thay đổi theo mùa.

Theo giới chuyên gia động vật, cò nhạn hiền lành nên dễ bị người dân địa phương săn bắn. Loài này có đặc điểm sống định cư, nhưng do vùng sinh sống và nơi tìm kiếm thức ăn thu hẹp nên phải di cư tới vùng khác.

Thức ăn chủ yếu của loài là ốc, động vật thuỷ sinh như ếch nhái, cua, côn trùng lớn. Trước đây cò nhạn làm tổ ở một vài sân chim như Bạc Liêu, Đầm Dơi, Cái Nước.

Những ngày gần đây, người dân ở xã Bản Qua liên tiếp thấy hàng trăm con chim bay xuống kiếm mồi ở những thửa ruộng. Chúng không ăn lúa của dân nên không gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Phạm Hương

Ngày 31/5, trong kế hoạch tuyển sinh đại học chính quy 2016 được công bố, Đại học Kinh tế TP HCM cho biết, dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia sẽ tổ chức xét tuyển với 5.000 chỉ tiêu đào tạo đại học chính quy cho 4 nhóm ngành.

Ở chuyên ngành tiếng Anh thương mại (thuộc ngành Ngôn ngữ Anh) xét khối D1, tiếng Anh nhân hệ số 2 với 100 chỉ tiêu; chuyên ngành Kinh tế học, Kinh tế chính trị, Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn (thuộc ngành Kinh tế) xét khối A, A1, D1 với 50 chỉ tiêu mỗi chuyên ngành.

Ngoài ra, các chuyên ngành Toán tài chính, Thống kế kinh doanh, Hệ thống thông tin kinh doanh (thuộc ngành Hệ thống thông tin quản lý) xét khối A, A1, D1; trong đó môn Toán nhân hệ số 2 với 50 chỉ tiêu cho mỗi chuyên ngành. Các ngành, chuyên ngành còn lại xét khối A, A1, D1 với 4.600 chỉ tiêu.

Từ tháng 9/2015, Đại học Kinh tế TP HCM đã áp dụng chương trình đào tạo tiên tiến quốc tế cho bậc đào tạo thạc sĩ. Năm học 2016-2017, trường này sẽ áp dụng trên cho toàn bộ chương trình đào tạo đại trà cho bậc đại học (trừ ngành tiếng Anh thương mại và Kinh tế chính trị).

Bà Phan Thị Bích Nguyệt – Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP HCM – cho hay, việc thực hiên chương trình đào tạo quốc tế đại trà sẽ giúp sinh viên tốt nghiệp ra trường được thừa nhận trên thị trường lao động quốc tế và được liên thông một cách đầy đủ tại các trường nước ngoài. Học phí chương trình này được áp dụng từ năm học sau là 17,5 triệu đồng mỗi năm.

Mùa tuyển sinh năm nay, Đại học Kinh tế TP HCM ưu tiên xét tuyển các thí sinh là thành viên của đội tuyển tham gia Olympic quốc tế các môn Toán, Lý, Hóa; thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba các môn Toán, Lý, Hóa, Văn, tiếng Anh trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.

Mạnh Tùng

Theo đó, ngoài bằng khen thì mức thưởng lần lượt sẽ là 60, 40 và 20 triệu đồng dành cho học sinh đoạt giải nhất, nhì và ba trong kỳ thi quốc tế. Học sinh không đạt giải nhưng có bằng khen cũng sẽ được thưởng 7 triệu đồng.

Đây được xem là mức thưởng cao nhất từ trước đến nay dành cho học sinh Thừa Thiên - Huế. Với kỳ thi cấp khu vực, mức thưởng bằng 70% (tương ứng từng mức giải của giải quốc tế).

hoc-sinh-hue-dat-giai-cao-quoc-te-se-duoc-thuong-60-trieu

Học sinh giỏi quốc gia và cấp tỉnh được khen thưởng, tặng quà vì đã dành được nhiều thành tích xuất sắc. Ảnh minh họa: Đắc Đức.

Tương tự kỳ ở thi quốc gia, mức thưởng từ giải nhất, nhì, ba và khuyến khích lần lượt là 20, 10, 7 và 5 triệu đồng. Riêng kỳ thi cấp tỉnh, giải thưởng dao động từ 2 triệu, 1 triệu, 600 nghìn và 300 nghìn đồng, tương ứng với các giải nhất, nhì, ba và khuyến khích.

Đối với cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật, nếu học sinh đoạt giải toàn cuộc cấp quốc gia, khu vực hoặc quốc tế thì mức thưởng tương ứng với các môn văn hóa quốc gia, khu vực quốc tế hoặc quốc tế. Học sinh đạt giải lĩnh vực cấp quốc gia, khu vực hoặc quốc tế, mức thưởng bằng 70% (tương ứng của giải các môn văn hóa quốc gia, khu vực quốc tế hoặc quốc tế).

Ở giải cấp tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định mức thưởng trong phạm vi ngân sách được giao hàng năm, và không vượt quá 50% mức giải thưởng cấp tỉnh các môn văn hóa đối với giải cá nhân; đối với giải tập thể, không quá 2 lần giải cá nhân.

Riêng giải thưởng máy tính cầm tay; giải quốc gia thi Violympic Toán, tiếng Anh trên Internet và Olympic Tài năng tiếng Anh mức thưởng tương ứng sẽ bằng 15% và 10% mức giải thưởng tương ứng cấp quốc gia các môn văn hóa.

Học sinh trường THPT chuyên Quốc học Huế sẽ nhận được chế độ học bổng nếu có học lực giỏi, hạnh kiểm tốt; điểm môn chuyên của học kỳ xét, cấp học bổng đạt từ 8,5 trở lên; đạt giải khuyến khích trở lên trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, khu vực quốc tế hoặc quốc tế của năm học đó đối với lĩnh vực văn hóa, khoa học kỹ thuật.

Cụ thể, học sinh đạt các giải nhất, nhì, ba và giải khuyến khích ở các kỳ thi cấp quốc gia, khu vực quốc tế, quốc tế sẽ được hưởng mức học bổng tương ứng lần lượt từ 1-0,5 mức lương cơ sở mỗi học sinh (thời gian hưởng học bổng 9 tháng/năm học). Học sinh đạt nhiều giải thưởng khu vực và quốc tế sẽ được xem xét cấp học bổng du học nước ngoài. Đối với học sinh có điểm môn chuyên của kỳ thi xét, cấp học bổng đạt từ 8,5 đến trên 9 thì mức hưởng bằng 0,25-0,4 mức lương cơ sở (thời gian hưởng học bổng trong 4,5 tháng/năm học).

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng quy định cụ thể mức thưởng với giáo viên hoặc tổ giáo viên bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi có học sinh đạt giải.

Đắc Đức

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Tổng công ty Điện lực TPHCM cho biết, sự cố mất điện xảy ra trên diện rộng từ 19h41 ngày 30/5 đã ảnh hưởng đến 18 quận, huyện trên địa bàn TPHCM. Trong 589 tuyến trung thế có 89 tuyến bị mất điện với tổng công suất ước tính là 424 MW. Các phụ tải quan trọng và khu vực trung tâm thành phố vẫn được đảm bảo cung cấp điện.

"Nguyên nhân do mưa to và sét đánh đã làm bật 2 đường dây khu vực Hà Tĩnh – Đà Nẵng và Vũng Áng – Đà Nẵng gây mất liên kết hệ thống điện đường dây 500KV. Ngoài ra, khu vực TP Huế cũng có đường dây bị phóng điện do sét", đại diện Tổng công ty Điện lực TPHCM cho hay.

Trong gần 2 tiếng đơn vị quản lý truyền tải điện đường dây 500KV đã khắc phục được sự cố. Tuy nhiên, việc này đã gây ảnh hưởng đến hàng nghìn hộ dân. Nhiều người gọi điện đến tổng đài của Tổng công ty Điện lực TP HCM hỏi sự việc nhưng không thể liên lạc.

"Tổng đài vẫn hoạt động bình thường nhưng do thời điểm đó rất nhiều khách hàng gọi điện cho công ty, bộ phân tiếp nhận trả lời liên tục nên các trường hợp khác gọi tới bị báo bận", phía Tổng công ty Điện lực TP HCM giải thích và cho biết trong hôm nay EVN đã chỉ đạo các đơn vị kiểm tra, khắc phục sự cố để đảm bảo cung cấp điện liên tục cho khách hàng trên các tỉnh thành bị ảnh hưởng.

Ngọc Hậu

Ngày 31/5, Ủy ban bầu cử huyện Như Thanh (Thanh Hóa) cho biết, trong đợt bầu cử đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016-2021, ông Lê Văn Liệu, Bí thư Đảng ủy xã Phú Nhuận và ông Nguyễn Như Dũng, Chủ tịch UBND xã, ứng cử cùng 5 ứng viên khác gồm một trưởng thôn, chi hội trưởng phụ nữ, bí thư đoàn thanh niên…

chu-tich-va-bi-thu-xa-deu-rot-dai-bieu-hdnd

Công sở xã Phú Nhuận, nơi ông Liệu và ông Dũng công tác. Ảnh: N. Thanh.

Theo quy định, tại tổ bầu cử thôn Đồng Sình (nơi hai cán bộ trên ứng cử) sẽ lấy 4 đại biểu HĐND cấp xã. Tuy nhiên, kết quả kiểm phiếu chỉ có 3 người trúng cử, 4 người trượt, trong đó có ông Lê Văn Liệu và ông Nguyễn Như Dũng.

Ngay sau khi có kết quả, UBND huyện Như Thanh đã họp bàn tìm phương án sắp xếp nhân sự tại xã Phú Nhuận do có sự xáo trộn không theo dự kiến ban đầu. Ông Lê Văn Liệu vẫn giữ chức Bí thư Đảng ủy xã, còn ông Nguyễn Như Dũng do không trúng cử đại biểu HĐND nên được xem xét để bố trí công việc khác.

Lê Hoàng

Sau những ngày mát mẻ, vùng thấp nóng phía Tây đã phát triển mạnh từ hôm qua, kèm theo đó là hiệu ứng gió phơn nên từ Nghệ An đến Bình Định đã xảy ra nắng nóng với nền nhiệt 35-37 độ C.

mien-trung-nong-tren-39-do-c

Miền Bắc sẽ duy trì mức nhiệt 35-38 độ C trong những ngày tới. Ảnh: Ngọc Thành.

Hôm nay vùng thấp nóng phía Tây phát triển mạnh hơn, gió phơn mở rộng lên phía Bắc, nên dọc từ Thanh Hóa trở vào Phú Yên nắng nóng ở mức 35-38 độ C. 

Sang ngày mai, nắng nóng mở rộng ra Bắc Bộ đẩy nền nhiệt khu vực này lên cao 35-37 độ C. Còn miền Trung nhiệt độ tăng lên 36-39 độ C, một số nơi như Tương Dương (Nghệ An), Hương Khê (Hà Tĩnh), Nam Đông (Thừa Thiên - Huế, Đông Hà (Quảng Trị), Tuyên Hóa (Quảng Bình) có thể trên 39 độ C.

Theo Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, chiều tối 29/5 mưa to tại huyện Bắc Yên (Sơn La) khiến 2 người tại xã Phiêng Côn bị lũ cuốn trôi; một người bị thương và một nhà bị ảnh hưởng phải di dời khẩn cấp.

Phạm Hương 

Ngày 31/5, Ủy ban bầu cử huyện Như Thanh (Thanh Hóa) cho biết, trong đợt bầu cử đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016-2021, ông Lê Văn Liệu, Bí thư Đảng ủy xã Phú Nhuận và ông Nguyễn Như Dũng, Chủ tịch UBND xã, ứng cử cùng 5 ứng viên khác gồm một trưởng thôn, chi hội trưởng phụ nữ, bí thư đoàn thanh niên…

ca-chu-tich-va-bi-thu-xa-deu-rot-dai-bieu-hoi-dong

Công sở xã Phú Nhuận, nơi ông Liệu và ông Dũng công tác. Ảnh: N. Thanh.

Theo quy định, tại tổ bầu cử thôn Đồng Sình (nơi hai cán bộ trên ứng cử) sẽ lấy 4 đại biểu HĐND cấp xã. Tuy nhiên, kết quả kiểm phiếu chỉ có 3 người trúng cử, 4 người trượt, trong đó có ông Lê Văn Liệu và ông Nguyễn Như Dũng.

Ngay sau khi có kết quả, UBND huyện Như Thanh đã họp bàn tìm phương án sắp xếp nhân sự tại xã Phú Nhuận do có sự xáo trộn không theo dự kiến ban đầu. Ông Lê Văn Liệu vẫn giữ chức Bí thư Đảng ủy xã, còn ông Nguyễn Như Dũng do không trúng cử đại biểu HĐND nên được xem xét để bố trí công việc khác.

Lê Hoàng

Thứ hai, 30/5/2016 | 15:21 GMT+7

Thứ hai, 30/5/2016 | 15:21 GMT+7

Người dân xã Bản Qua, huyện Bát Xát, những ngày qua thường nhìn thấy hàng trăm con chim bay rợp trời.

Hàng trăm con chim bay kiếm mồi tại những thửa ruộng đã gặt xong.

Những con chim có đặc điểm chân dài nhỏ, mỏ nhọn dài, lông màu xám. Khi bay lông cánh chúng có màu trắng và đen.

Theo người dân địa phương, trọng lượng mỗi con từ 2 đến 3 kg.

Theo ông Bạch Văn Minh, dân tộc Giáy tại xã Bản Qua, đàn chim đến từ phương Bắc này thường sà vào ruộng đã gặt để bắt côn trùng hoặc những con cá nhỏ.

Khi thấy người từ xa là chúng bay đi, nên người dân rất khó tiếp cận.

Loài chim không gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp vì không ăn lúa của dân.

Theo phỏng đoán của một số người thì đây có thể là chim nhạn trong Sách Đỏ Việt Nam.

Theo báo Lào Cai

Theo Cục trưởng Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh, cơ quan này đang lên phương án xây dựng sân bay Nội Bài thứ hai nhằm giảm tải cho sân bay Nội Bài hiện nay. Dự kiến diện tích xây dựng sân bay mới là 720 ha thuộc địa bàn 3 xã Phú Minh, Phú Cường, Mai Đình (thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội).

Chi phí giải phóng mặt bằng, đền bù và xây dựng khu tái định cư cho người dân dự kiến khoảng 2 tỷ USD (theo thời giá năm 2015). Chi phí xây dựng các hạng mục chính của sân bay Nội Bài bao gồm đường lăn, sân đỗ, khu nhà ga, đèn chiếu sáng… là khoảng 78.000 tỷ đồng và sẽ thực hiện theo hình thức xã hội hóa.

cuc-hang-khong-len-phuong-an-xay-san-bay-noi-bai-thu-hai

Sân bay Nội Bài khá đông đúc vào giờ cao điểm. Ảnh minh họa: Xuân Hoa.

Theo lãnh đạo Cục Hàng không, sân bay Nội Bài hiện có công suất thiết kế 25 triệu hành khách mỗi năm. Với sức tăng trưởng nóng như hiện nay (năm 2015, tăng trường đạt 22%, 4 tháng đầu năm 2016 đã là 31%) thì chỉ thêm vài năm nữa, Nội Bài sẽ “vỡ trận” và quá tải như sân bay Tân Sơn Nhất hiện tại. Do đó, kế hoạch mở rộng, nâng công suất của sân bay này là việc cấp bách.

Tuy nhiên, ông Lại Xuân Thanh đánh giá, để nâng công suất của Nội Bài thêm 25 triệu hành khách mỗi năm nữa thì đây sẽ là "dự án Long Thành" thứ hai và việc triển khai sẽ khó khăn hơn dự án xây dựng sân bay Long Thành. Bởi quỹ đất theo quy hoạch phải mở rộng xuống phía nam mới bảo đảm được đường cất hạ cánh độc lập nhưng mật độ dân cư khu vực này rất dày đặc nên việc giải phóng mặt bằng sẽ rất khó khăn.

cuc-hang-khong-len-phuong-an-xay-san-bay-noi-bai-thu-hai-1

Mặt trước sân bay Nội Bài. Ảnh: Xuân Hoa.

Cục Hàng không Việt Nam đang tiến hành lấy ý kiến các bộ ngành và Hà Nội về việc xây dựng này. Ngay sau khi xây dựng xong kế hoạch chi tiết, phối hợp cùng TP Hà Nội, Cục Hàng không sẽ báo cáo, xin ý kiến Chính phủ.

Đoàn Loan

tram-canh-sat-va-cho-nghiep-vu-truy-bat-ke-no-sung-ban-cong-an

Cảnh sát có vũ trang được huy động truy bắt hai kẻ nổ súng vào công an. Ảnh: VOV.

Khoảng 15h chiều 30/5, tại phường Quyết Thắng, TP Sơn La (tỉnh Sơn La), trong quá trình truy đuổi tội phạm, thiếu tá Nguyễn Minh Tú, Phó công an phường Quyết Thắng bị hai người dùng súng bắn vào đùi phải.

Thiếu tá Tú được cấp cứu tại bệnh viện và không ảnh hưởng đến tính mạng.

Nhận tin báo, hàng trăm cảnh sát cùng chó nghiệp vụ được huy động đến hiện trường để truy bắt hai người này.

VOV cho hay, đến cuối giờ chiều, một người đã bị bắt.

Nhà chức trách Sơn La tiếp tục triển khai lực lượng để vây bắt kẻ còn lại. Tuy vậy, trời mưa, đêm tối cộng với địa hình vùng đồi khiến việc truy bắt gặp nhiều khó khăn.

Xuân Hoa

Chiều 30/5, sau cơn mưa lớn hơn một giờ, nhiều tuyến đường ở quận 12, 11, Tân Phú... bị ngập sâu khiến nhiều xe chết máy, nước tràn vào nhà dân.

Ý kiến bạn đọc ()

nu-thuyen-truong-australia-dua-tau-ho-ve-ten-lua-cap-cang-sai-gon

Tàu chiến Frigate HMAS Anzac của Australia. Ảnh: Duy Trần

Chiều 30/5, trong cơn mưa lớn, tàu khu trục Frigate HMAS Anzac mang số hiệu 150 cập cảng Sài Gòn trong sự chào đón của lực lượng Hải quân, bộ đội Biên phòng và cơ quan chức năng TP HCM.

Tàu Frigate HMAS Anzac của Hải quân Hoàng gia Australia dài 118 m, rộng 14,8 m, lượng giãn nước 3.900 tấn. Tàu chiến do nữ trung tá Belinda Wood làm thuyền trưởng cùng thủy thủ đoàn 215 người sẽ thăm hữu nghị TP HCM từ 30/5 đến 2/6.

nu-thuyen-truong-australia-dua-tau-ho-ve-ten-lua-cap-cang-sai-gon-1

Nữ thuyền trưởng Belinda Wood tại cảng Sài Gòn. Ảnh: Duy Trần

Trung tá Balinda Wood sau khi chào hỏi các đơn vị quân đội Việt Nam, cho biết đã có nhiều tháng thảo luận, chuẩn bị các vấn đề hợp tác cho chuyến đi này.

"Ngày mai chúng tôi sẽ ra khơi cùng một tàu của Việt Nam để tập luyện cùng nhau. Chúng tôi giao lưu với hải quân các nước theo định kỳ và lần này tới Việt Nam của các bạn", nữ trung tá nói.

Trong chương trình, tàu khu trục Australia sẽ cùng hải quân Việt Nam trao đổi chuyên môn về thông tin liên lạc, vận động đội hình. Họ sẽ luyện tập chung trên biển, giao hữu thể thao, tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử tại TP HCM.

nu-thuyen-truong-australia-dua-tau-ho-ve-ten-lua-cap-cang-sai-gon-2

Tàu chiến cập cảng Sài Gòn trong cơn mưa lớn. Ảnh: Duy Trần

Đây là lần thứ 17 tàu Australia đến thăm Việt Nam và lần thứ 10 cập cảng TP HCM. Chuyến thăm lần này nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị giữa quân đội và hải quân hai nước, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia.

HMAS Anzac là tàu khu trục lớp Meko 200, có khả năng tác chiến trong môi trường đa hiểm họa. Tàu có hệ thống radar thám không tiên tiến, pháo hạm 125 ly, tên lửa đối không phóng thẳng sea sparrow, tên lửa hạm đối hạm, thủy lôi, trực thăng đa năng chống tàu ngầm…

Duy Trần

Thứ hai, 30/5/2016 | 15:21 GMT+7

Thứ hai, 30/5/2016 | 15:21 GMT+7

Người dân xã Bản Qua, huyện Bát Xát, những ngày qua thường nhìn thấy hàng trăm con chim bay rợp trời.

Hàng trăm con chim bay kiếm mồi tại những thửa ruộng đã gặt xong.

Những con chim có đặc điểm chân dài nhỏ, mỏ nhọn dài, lông màu xám. Khi bay lông cánh chúng có màu trắng và đen.

Theo người dân địa phương, trọng lượng mỗi con từ 2 đến 3 kg.

Theo ông Bạch Văn Minh, dân tộc Giáy tại xã Bản Qua, đàn chim đến từ phương Bắc này thường xà vào ruộng đã gặt để bắt côn trùng hoặc những con cá nhỏ.

Khi thấy người từ xa là chúng bay đi, nên người dân rất khó tiếp cận.

Loài chim không gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp vì không ăn lúa của dân.

Theo phỏng đoán của một số người thì đây có thể là chim nhạn trong Sách Đỏ Việt Nam.

Theo báo Lào Cai

Thứ hai, 30/5/2016 | 15:12 GMT+7

Thứ hai, 30/5/2016 | 15:12 GMT+7

Đôi tàu chiến của hải quân Ấn Độ được trang bị nhiều khí tài hiện đại, trong đó có tên lửa dẫn đường, ngư lôi chống tàu ngầm.

Ngày 30/5, khinh hạm tàng hình tên lửa dẫn đường INS Satpura và tàu hậu vệ tên lửa dẫn đường INS Kirch thuộc hải quân Ấn Độ đã tiến vào cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa), bắt đầu chuyên thăm hữu nghị Việt Nam 4 ngày.

Tàu INS Satpura dài 142,5 m, rộng 16 m, lượng giãn nước tiêu chuẩn 6.200 tấn, có tốc độ tối đa 32 hải lý/h, với 257 thủy thủ đoàn. Tàu được trang bị hệ thống radar, cảm biến và chiến tranh điện tử phong phú. Tàu được được mệnh danh là khu trục tàng hình bởi có kết cấu thân vỏ và hệ thống rađa giúp phát hiện những vật thể trên mặt đất, dưới biển để báo ngay về trung tâm chỉ huy tác chiến.

Phía dưới, ở boong trước trang bị ụ pháo cao xạ loại 67,2 mm, khả năng hoạt động linh hoạt, có thể tấn công đa dạng mục tiêu ở tầm cao và cả tầm thấp; tầm bắn 16 km với tốc độ 120 phát/phút. 

INS Satpura còn được trang bị tên lửa hành trình, rocket, ngư lôi... Chuẩn đô đốc Soonil V Bhokare (Tư lệnh Hạm đội miền Đông, Bộ Tư lệnh Hải quân Ấn Độ) cho biết đây là chuyến thăm đầu tiên của tàu Hải quân Ấn Độ đến Cam Ranh. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước nói chung, quan hệ quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ nói riêng đang phát triển rất tốt đẹp.

Xung quanh tàu, luôn có các trụ gác ở trên cao, dưới thấp để cảnh giác đối phương tiếp cận.

Còn tàu hậu vệ tên lửa dẫn đường INS Kirch sở hữu 8 bệ phóng tên lửa chống hạm Klub hoặc tên lửa chống hạm BrahMos, loại tên lửa ưu việt nhất. Về chống hạm và chống ngầm, tàu được trang bị 4 bệ phóng ngư lôi DTA-53-956, 2 bệ phóng rocket RBU-6000 (RPK-8), hệ thống phóng tên lửa Shtil-1 với 24 tên lửa tầm trung. Hệ thống tên lửa Barak của Israel, giúp bắn hạ các mục tiêu trên không tầm ngắn.

 

Tàu INS Kirch dài 91,1 m, rộng 10,5 m, lượng giãn nước 1.400 tấn. Trên các điểm quan sát, tàu được trang bị nhiều khí tài hiện đại, súng giúp bắn hạ các đối phương khi bị áp sát.

Trên boong tàu còn có sân bay trực thăng, chỗ họp bàn phương án tác chiến và nơi giúp các chiến sĩ hải quân vận động thể lực.

Trên hai tàu có nhiều xuồng cao tốc phục vụ công tác huấn luyện cứu hộ, cứu nạn trên biển.
Theo kế hoạch, ngày 3/6, khinh hạm tàng hình tên lửa dẫn đường INS Satpura và tàu hậu vệ tên lửa dẫn đường INS Kirch sẽ rời cảng quốc tế Cam Ranh.

Xuân Ngọc

Ngày 28/5, trận mưa lớn kèm giông sét khiến một nông dân tử vong, 6 người khác ở Thừa Thiên - Huế bị thương. Sự việc xảy ra lúc họ đang làm đồng. Trước đó sáng 22/4, một công nhân làm việc tại khu công nghiệp Nội Bài bất ngờ bị sét đánh tử vong khi đang trên đường đi làm về. Cách đó vài ngày, một người ở huyện Đô Lương (Nghệ An) bị sét đánh trúng, tử vong.

Hàng năm miền Bắc và Trung Bộ có hai giai đoạn chuyển mùa từ lạnh sang nóng (tháng 4-5) và từ nóng sang lạnh (tháng 8-9), là thời kỳ sét xuất hiện nhiều nhất. Trong đó, các chuyên gia cảnh báo, sét đánh thẳng nguy hiểm nhất, cứ 10 người bị sét đánh thẳng thì 8 người chết. Khi sét đánh xuống cây thì một tia sét có thể giết vài người xung quanh.

Chiếc xe máy hư hỏng cùng tấm bạt che rách nát ở cánh đồng Bàu Miêu, phường An Hòa. Ảnh: Đắc Đức.

Xe máy và chiếc bạt trú mưa của nhóm 6 người ở phường An Hòa (TP Huế) bị hư hỏng do sét đánh. Ảnh: Đắc Đức.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam) cho biết, giông sét là hiện tượng phóng điện giữa đám mây giông tích điện xuống mặt đất, còn phóng điện giữa các đám mây với nhau hoặc phóng điện vào trong không khí chỉ gây ra sấm, chớp bình thường. Sét là hiện tượng ngẫu nhiên nên không có vị trí an toàn tuyệt đối, nhưng việc chủ động phòng tránh có thể làm giảm thương vong. 

"Khi trời sắp giông mọi người tốt nhất nên về nhà, chỗ an toàn để tránh sét là tòa nhà hay công sở có lắp thiết bị chống sét", tiến sĩ Xuân Anh nói.

Tránh sét trong nhà

Tiến sĩ Anh cho biết, khi con người đang ở trong nhà thì nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại trừ trường hợp rất cần thiết. Người dân cũng nên rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc có giông.

Đặc biệt, người dân nên tránh xa các đường dây điện thoại, dây điện và vật dùng điện ít nhất một mét. Vô tuyến nối với dây ăng ten để ngoài trời rất cần rút ra khi trời có giông.

Tránh sét ngoài trời

Nếu người dân không kịp tìm nơi trú ẩn an toàn khi có giông sét thì tuyệt đối không dùng cây cối làm chỗ trú mưa, tránh các khu vực cao hơn xung quanh, tránh xa vật dụng kim loại như xe đạp, xe máy, hàng rào sắt. Mọi người nên tìm chỗ khô ráo, đứng ở vị trí càng thấp càng tốt, tay ôm cổ, nhón chân và không nằm xuống đất, làm sao để phần tiếp xúc của người với mặt đất là ít nhất.

Ở những nơi chứa nước như biển, ao, hồ, mương, mọi người không nên đến gần. Nếu ở trong rừng thì nên tìm cây thấp và chỗ thưa để tránh.

"Trong bản hướng dẫn về phòng tránh sét đã nêu rõ khi đang ở ngoài trời thì không đứng thành nhóm, vì sét đánh xuống dễ gây tai nạn thảm khốc. Nếu ai đó cảm thấy tóc bị dựng lên thì có nghĩa người đó có thể bị sét đánh bất cứ lúc nào. Lúc đó lập tức ngồi xuống, lấy tay che tai, tuyệt đối không nằm xuống hay đặt tay lên đất", tiến sĩ Anh nhấn mạnh.

Đối với các vật có bề mặt kim loại như xe buýt, tàu hoả, ôtô..., nếu không thò người ra ngoài, không chạm đến vỏ bọc thì ở những chỗ này an toàn. Ngược lại đối với các ôtô, tàu thủy để hở hay không có vỏ bọc kim loại thì lại nguy hiểm.

Việt Nam nằm ở tâm giông châu Á, là một trong ba tâm giông trên thế giới có hoạt động giông sét mạnh. Số ngày giông trung bình ở Việt Nam khoảng 100 ngày/năm và số giờ giông trung bình là 250 giờ/năm. Trong một năm, Việt Nam có thể có tới 2 triệu cú sét đánh xuống đất. Một số địa phương giông sét xuất hiện nhiều như xã Cổ Dũng (Hải Dương), huyện Đông Anh (Hà Nội), Thăng Bình (Quảng Nam), đồng bằng sông Cửu Long...

Phạm Hương

Ngày 29/5, mạng xã hội xuất hiện clip dài hơn 4 phút, quay cảnh một nữ sinh bị 4 cô gái bịt khẩu trang, tay cầm mũ cối, mũ bảo hiểm, lao vào đấm đá túi bụi ở giữa đoạn đường vắng.

nu-sinh-lop-12-nhap-vien-sau-khi-bi-danh-hoi-dong

Nhóm 4 người cầm mũ cối, mũ bảo hiểm lao vào đánh, đấm đá túi bụi nữ sinh. Ảnh: Cắt từ clip

Sau khi đánh hội đồng, một cô gái mặc áo chống nắng màu đen, mặt bịt khẩu trang tiếp tục cầm mũ cối hăm dọa, đá vào đầu nữ sinh đang nằm giữa đường.

Thầy Đinh Sỹ Cổn, Hiệu trưởng trường THPT Can Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) cho biết, vụ việc xảy ra ngày 29/5 tại xã Thường Nga. Nạn nhân là nữ sinh học lớp 12 của trường.

"Do trường đã tổng kết nên việc tiếp nhận thông tin rất khó. Đối với 4 người hành hung, nhà trường đang phối hợp với công an địa phương xác minh", thầy Cổn nói.

nu-sinh-lop-12-nhap-vien-sau-khi-bi-danh-hoi-dong-1

Cuối clip, cô gái mặc áo đen tiếp tục lao vào đá lên người nữ sinh lớp 12. Ảnh: Cắt từ clip

Thượng tá Phạm Tài, Phó trưởng Công an huyện Can Lộc, cho hay nữ sinh bị đánh quê xã Nhân Lộc, đang phải nằm điều trị ở Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ. Đơn vị đã cho người đi điều tra.

Đức Hùng

Thứ hai, 30/5/2016 | 14:11 GMT+7

Thứ hai, 30/5/2016 | 14:11 GMT+7

Quả to, mã đẹp, ăn ngọt, giòn... là những đặc trưng của giống mận tam hoa trồng tại Bắc Hà (Lào Cai).

Bắc Hà được xem là vương quốc mận tam hoa với diện tích trồng chuyên canh gần 1.000 ha, mỗi năm thu hoạch khoảng 3.000 tấn quả. Mận được trồng chủ yếu ở các xã: Na Hối, Tà Chải, Bản Phố và thị trấn Bắc Hà.

Hiện Trại nghiên cứu và sản xuất rau quả Bắc Hà (Lào Cai) trồng hơn 500 cây mận thuần chủng có tán rộng, thân thấp. Được chăm sóc tốt nên quả mận to, ngọt, giòn, trung bình 20 quả/kg.

Mận tam hoa trồng đến năm thứ ba sẽ cho thu hoạch. Cây ra hoa vào nửa cuối tháng 2 và chín vào cuối tháng 5. Người dân ở đây chủ yếu là người Mông, sống bằng nghề trồng ngô và mận, một năm một vụ.

Năm 1990-2000, diện tích trồng mận ở Bắc Hà phát triển mạnh lên đến 2.300 ha, giá bán xuống thấp chỉ 300 đồng/kg, vì thế nhiều người phá đi trồng cây khác. Đầu năm 2011, tỉnh Lào Cai đánh giá lại tiềm năng và tầm quan trọng của cây mận trong đời sống nông nghiệp vùng cao Bắc Hà, sau đó quy hoạch diện tích trồng mới, đầu tư giống, kỹ thuật để mận trở thành hình ảnh của nông nghiệp Bắc Hà.

Giống mận này còn trồng ở các tỉnh vùng cao Lai Châu, Sơn La, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Nghệ An..., nhưng mận Bắc Hà ngon hơn cả. Lý giải điều này, ông Lương Quang Thạch, Trại trưởng Nghiên cứu và Sản xuất rau, quả Bắc Hà chia sẻ: "Huyện vùng cao Bắc Hà được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng và khí hậu nên quả to hơn. Những vùng trồng mận khác nóng nhiều, thời gian tích lũy dinh dưỡng ngắn khiến mận chín sớm".

Mận tam hoa là loại cây ôn đới, điều kiện khí hậu tốt nhất để phát triển là ở độ cao 800-1.200 m so với mực nước biển, nhiệt độ hơn 20 độ C. Cây mận cổ thụ quả mọc ở bất kỳ phần nào của thân cây. 

Trại nghiên cứu và sản xuất rau quả Bắc Hà đang lưu giữ nguồn giống cây có phẩm chất tốt, để nhân giống. Rổ mận này được hái từ cây đầu dòng có tuổi đời 30 năm.

Tên gọi mận tam hoa được người dân dựa vào vẻ ngoài của quả mận gồm 3 lớp: Lớp phấn (bao hết quả), lớp vỏ (màu tím khi chín), lớp thịt màu đỏ. Tại Bắc Hà, người trồng mận chủ yếu là đồng bào Mông, điều kiện kinh tế khó khăn, mỗi vụ mận chăm sóc cây bằng cách sử dụng phân hữu cơ, vi sinh và phòng trừ dịch hại tổng hợp (kết hợp các phương pháp để hạn chế tối đa chất hóa học).

Những ngày này giá mận đầu mùa đang rất cao, từ 20 đến 40 nghìn đồng/kg. Cây mận tam hoa là niềm tự hào của người dân vùng núi Bắc Hà (Lào Cai).

Ngọc Thành

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

- Hơn 14 năm làm đại biểu Quốc hội, ông cảm nhận gì về cuộc bầu cử lần này?

- Hội đồng bầu cử quốc gia chưa thông báo kết quả chính thức nhưng một số địa phương đã công bố. Tôi cho rằng không có bất ngờ quá lớn. Tôi được biết trong 197 người do trung ương giới thiệu nhiều vị không trúng cử.

Qua một vài cuộc bầu cử gần đây và nhất là lần này, nhiều ứng viên giữ các vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị có số phiếu bầu trên dưới 80%. Bây giờ điều đó là bình thường nhưng phải lưu ý rằng kết quả đó khác xa thời kỳ trước, khi chúng ta thường đưa ra những tỷ lệ gần như tuyệt đối (100%).

Kết quả bầu cử cho thấy sự thay đổi, phản ánh phần nào mối quan tâm của người dân. Họ ý thức rõ tham gia bỏ phiếu trước hết vì quyền lợi của chính mình.

- Ở đơn vị bầu cử ông tham gia, sự thay đổi thể hiện thế nào?

- Đơn vị của tôi có 6 người chọn 3, vậy mà người dân chỉ bầu 2. Đồng Nai là một trong những nơi lẽ ra có 12 đại biểu, song hiện thiếu một vị. Nhiều địa phương khác cũng có hiện tượng bầu thiếu như vậy. Điều đó là đáng tiếc với các ứng cử viên, nhưng phản ánh sự lựa chọn của người dân.

Tham gia đến nhiệm kỳ thứ tư, theo dõi tính liên tục của các cuộc bầu cử, tôi thấy rõ xu hướng dân chủ. Nhưng tôi hiểu, người dân vẫn đòi hỏi nhanh hơn, mạnh hơn, quyết liệt hơn.

Khá cao tuổi so với đa số đại biểu ứng cử, ông có phương châm gì để được cử tri liên tục tín nhiệm?

- Tôi không có bí quyết nào ngoài hành động của mình. Tôi không tranh cử bằng lời hứa.

Cách đây 14 năm, tôi trình bày với cử tri rằng chưa biết Quốc hội như thế nào nên không dám hứa. Hứa mà không thực hiện được là điều tối kỵ. Tôi chỉ nói sẽ giữ đúng phẩm cách người làm báo, làm sử. Đó là trung thực, ngay thẳng, không nể nang, né tránh. Lần này, tôi vẫn giữ cách tiếp cận như vậy.

Chúng ta không cần thiết đưa ra những lời hứa chung chung, to tát, nhưng phải ý thức được rằng sẽ làm gì cụ thể cho dân. Cử tri ngày càng đòi hỏi những việc làm cụ thể.

- Ông từng chất vấn trước diễn đàn Quốc hội về văn hoá từ chức với người đứng đầu Chính phủ, nếu bị “vỗ vai” hay gợi ý "bớt gai", ông sẽ làm gì?

- Khi hành động, tôi suy nghĩ về trách nhiệm và quyền năng của mình, về đối tượng mà mình đóng góp. Chưa hề có sức ép tiêu cực nào với tôi song tôi nhận ra nếu thẳng thắn trên cơ sở thành tâm thì hiệu ứng sẽ tích cực.

Thực ra, áp lực lớn nhất với tôi là từ bên trong chứ không phải bên ngoài. Tôi luôn tự hỏi mình làm như thế đúng không, nếu thấy đúng rồi thì không có gì phải kiêng dè. Ví như lần tôi chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về văn hoá từ chức. Tôi chất vấn không phải yếu tố cá nhân và vì thế tôi với ông Dũng vẫn có nhiều ấn tượng tốt đẹp. Tôi không có lợi ích nào ngoài lợi ích của cử tri. Tất nhiên trong cuộc sống thì đôi khi có sự nể nang, đó là văn hoá của người Việt, vì vậy tôi quan niệm mình góp ý nhưng phải nói sao cho người nghe tiếp thu được.

- Ông trả lời sao nếu cử tri nhận xét ông khôn khéo?

- Nhận thức xã hội là khác nhau, có người còn nói nặng nề hơn, ví dụ họ cho là tôi cơ hội. Bên cạnh đó cũng có nhiều cử tri gọi điện, nhắn tin, gửi thư khen tôi. Tôi chú ý đến các lời khen và lời chê, nhưng không coi đó là yếu tố quyết định. Vấn đề là làm đúng lương tâm, đúng trách nhiệm đại biểu của mình.

ong-duong-trung-quoc-xa-hoi-phan-tam-se-la-dieu-nguy-hai

Ông Dương Trung Quốc lần thứ 4 tái cử Đại biểu Quốc hội.

- Gần đây, các sự kiện thời sự trong nước và đối ngoại phần nào cho thấy cách người dân thể hiện quan điểm chính trị của họ. Ông nhận xét gì về điều này?

- Cuộc sống sẽ đi tới, đó là quy luật tất yếu. Ví dụ về Luật biểu tình, Quốc hội khoá trước đã sẵn sàng, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng giao các bộ ngành liên quan, vấn đề là chúng ta triển khai chậm. Chúng ta chỉ có thể phát triển một cách bền vững nếu trong ấm ngoài êm.

Chúng ta phải đặt cao hơn nữa củng cố nội bộ, củng cố lòng tin và đoàn kết, khi mà thách đố từ bên ngoài cả về chủ quyền, biển đảo cũng như về kinh tế ngày càng lớn. Đây là lúc người Việt càng phải cố kết nhau lại. Tất nhiên muốn làm việc đó, Nhà nước phải là hạt nhân, nếu xã hội phân tâm sẽ là điều nguy hại.

- Ông từng nói phiếu thấp hay cao với quan chức là chuyện bình thường. Ông nghĩ sao nếu việc bầu và phê chuẩn các chức danh lãnh đạo trong bộ máy nhà nước tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá mới (tháng 7) có thể giữ cách tiếp cận như vậy?

- Nên xem điều đó là bình thường. Một chính khách phải có quan điểm của mình. Người nào càng làm nhiều thì dễ bộc lộ những yếu tố mà một bộ phận dân chúng, một bộ phận cử tri không thích. Tỷ lệ bầu quá bán có thể coi là thành công.

Tất nhiên tỷ lệ phiếu ít nhiều hàm chứa các thông điệp. Phiếu thấp là lời nhắc nhở phải nỗ lực hơn. Chúng ta nên phân tích từng trường hợp cụ thể, đây là việc rất cần thiết để cho thấy các lá phiếu gửi gắm điều gì. 

Việc kiện toàn nhân sự vừa qua giúp chúng ta có một khoảng thời gian đánh giá các nhân sự mới. Ví dụ đánh giá Bí thư Đinh La Thăng ở TP HCM còn ý kiến khác nhau, nhưng ít nhất anh ấy là người vào cuộc. Khi đã vào cuộc thì phải chịu trách nhiệm về việc mình làm, chứ không ẩn mình trong tập thể và nó buộc mọi người ủng hộ hay không ủng hộ phải bộc lộ ra.

Tôi đánh giá cao những người hành động và tôi cũng là người thích hành động.

Ông Dương Trung Quốc, 69 tuổi, là Tổng thư ký Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội UNESCO TP Hà Nội, Tổng biên tập Tạp chí Xưa và nay và là thành viên của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp các hội hữu nghị Việt nam.

Theo kết quả bầu cử khóa 14, ông trúng cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ thứ 4 liên tiếp tại tỉnh Đồng Nai với hơn 74% phiếu bầu.

Ông được biết đến với những chất vấn nghị trường thẳng thắn, gai góc, đi sâu vào các vấn đề xã hội, dân sinh, pháp lý.

Vinh An

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật trong tuần

Đối tác

Mời các bạn ghé thăm:
Bảo Châu ELEC chuyên cung cấp lắp đặt các hệ thống Audio chuyên nghiệp như:
Loa klipsch

Tham khảo thêm Loa klipsch hay, giá rẻ khác


Loa Klipsch chính hãng, nghe nhạc cực hay, xem phim cực chất, đa dạng mẫu mã, giá tốt nhất tại Việt Nam.
Xem thêm nhiều loa Jamo chính hãng, giá tốt khác

Xem thêm nhiều loa Jamo chính hãng, giá tốt khác


Bảo Châu Elec - hệ thống chuỗi cửa hàng âm thanh hiện đại hàng đầu tại Việt Nam. Hiện đang cung cấp dòng loa Jamo chính hãng với giá cực tốt. Quý khách đang có nhu cầu sở hữu dòng loa nghe nhạc đỉnh cao, âm thanh chất lượng, kiểu dáng sang trọng này hãy xem thêm tại đây.