Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

Thứ tư, 1/3/2017 | 13:52 GMT+7

|

Thứ tư, 1/3/2017 | 13:52 GMT+7

Sau quận 1, nhiều quận khác ở TP HCM đồng loạt ra quân kiểm tra và xử phạt các trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, trả lại lối đi cho người đi bộ.

Từ ngày 28/2, nhiều quận trên địa bàn TP HCM như quận 1, 3, Phú Nhuận, Thủ Đức, Bình Tân, Tân Phú... đồng loạt ra quân kiểm tra, nhắc nhở, xử phạt các trường hợp lấn chiếm vỉa hè.

Riêng tại quận Tân Phú và Phú Nhuận từ trước đó nhiều ngày, lực lượng chức năng đã treo băng rôn tuyên truyền, đồng thời ra thông báo đề nghị các hộ dân tự dọn dẹp, tháo dỡ những vi phạm trước khi quận kiểm tra, xử phạt.

"Với trường hợp không chấp hành, chúng tôi buộc phải tịch thu và lập biên bản xử phạt", ông Trần Ngọc Phú, Phó phòng quản lý đô thị quận Phú Nhuận, khẳng định.

Lực lượng chức năng quận Phú Nhuận thu giữ những chậu cây cảnh của một khách sạn lấn chiếm trên vỉa hè đường Phan Xích Long, chiều 28/2. 

Một quán cà phê trên đường Hoa Lan, quận Phú Nhuận bị lực lượng chức thu giữ bàn ghế vì lấn chiếm vỉa hè. 

Vừa thấy đội quản lý trật tự đô thị quận Phú Nhuận tới kiểm tra, nhân viên quán nhậu trên đường Trường Sa vội vàng cất bàn ghế vào nhà.

Tại quận 12, từ 8h sáng 1/3, Phó chủ tịch phường Trung Mỹ Tây cùng Đội quản lý trật tự đô thị quận 12 đã ra quân kiểm tra, nhắc nhở và xử phạt các trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè trên đường Nguyễn Ảnh Thủ.

Những bậc tam cấp, lối dắt xe lấn vỉa hè đường Nguyễn Ảnh Thủ bị lực lượng trật tự đô thị quận 12 đập bỏ. "Phường đã thông báo cho người dân trước đó cả tháng. Nhiều người đã tự trả lại vỉa hè. Hết thời hạn thông báo, nếu hộ nào còn lấn chiếm, chúng tôi buộc phải xử lý", ông Lâm Quân Minh Vương, Phó chủ tịch phường Trung Mỹ Tây, giải thích.

"Nhà này tôi thuê lại để buôn bán cả chục năm nay. Từ trước khi tôi thuê thì hiện trạng nhà đã ăn ra ngoài vỉa hè. Tôi chấp thuận để chính quyền dỡ đi, nhưng có xin giữ lại bậc tam cấp một vài ngày để có lối đi lại vì chồng tôi bị tai biến, đi đứng khó khăn", bà Nguyễn Thị Ánh Nga (76 tuổi) chia sẻ.

Đội quản lý trật tự đô thị quận 12 tịch thu những vật dụng, phương tiện lấn chiếm vỉa hè trên các tuyến đường.

Trong sáng 1/3, Đội quản lý trật tự đô thị quận 3 tiếp tục ra quân kiểm tra, nhắc nhở các trường hợp lấn chiếm vỉa hè tại tuyến đường Võ Thị Sáu, Lê Quý Đôn và Lý Chính Thắng. 

Một chủ tiệm thời trang phản ứng với nhân viên trật tự đô thị khi bị yêu cầu phải đập bỏ lối dắt xe lấn ra vỉa hè trên đường Lý Chính Thắng. "Tôi đồng ý chủ trương trả vỉa hè cho người đi bộ nhưng các anh cũng phải thông báo trước để tôi sắp xếp giải quyết", chủ tiệm nói.

Nhân viên trật tự đô thị quận 3 thu giữ giá treo quần áo lấn chiếm vỉa hè. "Cửa hàng chật hẹp nên tôi trưng ít đồ ra ngoài. Biết mình sai, đành ráng giữ lại quần áo để còn bán", chị Tuyết Hoa, chủ tiệm quần áo trên đường Lý Chính Thắng, nói. 

Nhiều vật dụng, phương tiện lấn chiếm vỉa hè trên đường Võ Thị Sáu và Lý Chính Thắng bị lực lượng chức năng quận 3 tịch thu.

Đội quản lý trật tự đô thị quận 3 lập biên bản xử phạt một chủ ôtô đậu lấn chiếm vỉa hè đường Lý Chính Thắng.

Trong chiến dịch "đòi vỉa hè" cho người đi bộ kéo dài 40 ngày qua, quận 1 đã xử phạt gần 1.000 trường hợp. Trong đó có hàng loạt ôtô biển xanh bị cẩu về trụ sở; nhiều công trình của cơ quan công quyền, cơ sở kinh doanh bị đập bỏ. Tổng số tiền thu được khoảng 500 triệu đồng.

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cảm ơn và đánh giá cao những động thái của UBND quận 1. Ông yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện khác phải "học" cách làm quyết liệt của quận 1, chứ "không ngồi bàn giấy chỉ đạo".

Thành Nguyễn - Quỳnh Trần

Xem thêm:
  • (28/2)
  • (28/2)
  • (27/2)
  • (27/2)
  • (27/2)

Thứ tư, 1/3/2017 | 13:49 GMT+7

|

Thứ tư, 1/3/2017 | 13:49 GMT+7

Sau cú đâm mạnh, xe Toyota Vios chở nhiều người lật ngửa trên phố Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), 2 thanh niên đi xe máy bắn văng vào cột điện, bị thương nặng.

Phương Sơn

Gần 100 xe khách tuyến Nam Định, Thái Bình đã tập hợp thành từng đoàn, đi xe không tải về Hà Nội trong ngày 28/2, để phản đối lệnh điều chuyển luồng tuyến của TP Hà Nội.

Giám đốc Sở Giao thông Hà Nội cho biết chiều nay (1/3), đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông và Sở sẽ đối thoại với các nhà xe để giải quyết. Đây là sự việc có quá trình từ năm 2015 và diễn biến "nóng" kể từ đầu năm nay. 

Cụ thể vào tháng 6/2015, Bộ Giao thông ban hành Quyết định 2288 phê duyệt Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến 2030. Trong đó, bố trí luồng tuyến đến/đi từ các tỉnh, thành vào các bến xe Hà Nội theo nhu cầu và theo hướng tuyến cũng như tính kết nối với mạng lưới giao thông. 

Các tuyến theo Quốc lộ 1, Quốc lộ 1B đi vào bến xe Gia Lâm; các tuyến đi theo hướng đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 6 đi vào bến xe Yên Nghĩa; các tuyến đi theo hướng Quốc lộ 32, cầu Thăng Long đi vào bến xe Mỹ Đình; các tuyến phía Nam đi theo hướng Quốc lộ 1, đường Cao tốc Pháp Vân - cầu Giẽ đi vào bến xe Nước Ngầm, Giáp Bát.

Đến tháng 10/2015, Bộ Giao thông có quyết định 3848 điều chỉnh quyết định 2288, xác định việc bố trí luồng tuyến là "ưu tiên".

Trong hai quyết định này đều nêu rõ, đối với các bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình, Lương Yên "giữ ổn định tần suất phương tiện hoạt động đến năm 2020", chỉ tăng cường vào các dịp lễ, Tết.

vi-sao-nhieu-nha-xe-phan-ung-viec-dieu-chuyen-luong-tuyen-o-ha-noi

Nhà xe ở bến Mỹ Đình tập trung phản đối việc chuyển xe sang bến mới. Ảnh: Bá Đô

Đến cuối năm 2016, Sở Giao thông Hà Nội có thông báo điều chuyển luồng tuyến xe khách liên tỉnh, áp dụng từ 2/1. Theo lãnh đạo Sở Giao thông, một trong những mục tiêu quan trọng của việc điều chuyển luồng tuyến là để giảm ùn tắc giao thông khu vực nội đô; lệnh điều chuyển này có hiệu lực với cả các phương tiện đang hoạt động ở bến xe Mỹ Đình.

“Căn cứ để điều chuyển là quy hoạch của Bộ Giao thông. Nếu doanh nghiệp thấy thực hiện không đúng có thể kiện Sở”, lãnh đạo Sở Giao thông Hà Nội nói trong cuộc gặp các nhà xe ngày 31/12/2016.

Về phía các doanh nghiệp vận tải cho rằng việc thay đổi đầu bến từ Mỹ Đình về bến xe Nước Ngầm đối với các tuyến Nam Định, Thái Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An... đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của họ, vì lượng khách ở Mỹ Đình đông đảo hơn nhiều so với khu vực phía Nam.

Trong thực tế, sau khi chuyển sang bến xe mới, tình hình kinh doanh của các nhà xe tại bến Nước Ngầm sa sút nghiêm trọng. Ông Phạm Văn Tuyên, chủ nhà xe tuyến Nam Định - Hà Nội phản ánh: “Mỗi xe xuất bến chỉ có 2-3 khách, riêng nhà xe của tôi mỗi tháng lỗ 18-20 triệu/xe, trong khi chúng tôi có 16 xe. Các nhà xe khác lỗ 30-40 triệu đồng/xe/tháng”.

Do vắng khách nên nhiều nhà xe hoạt động cầm chừng, một số đơn vị trả phù hiệu xe khách và tự hoạt động theo hình thức xe dù hoặc xe hợp đồng ngoài bến, gây mất trật tự an toàn giao thông.

vi-sao-nhieu-nha-xe-phan-ung-viec-dieu-chuyen-luong-tuyen-o-ha-noi-1

Nhà xe Thái Bình, Nam Định đưa xe chạy rỗng phản đối quy định điều chuyển ngày 28/2. Ảnh: Anh Duy

Với hành khách, nhiều người cho rằng việc điều chuyển tuyến xe gây khó khăn cho họ, vì phải di chuyển quãng đường xa đến các bến xe, trong khi vận tải khách công cộng chưa thuận lợi và quy định không cho mang hành lý cồng kềnh lên xe buýt.

Tình trạng vắng khách tại một số bến xe Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán cho thấy đã có những hành khách quay lưng với loại hình vận tải liên tỉnh này. 

Mặc dù vẫn còn nhà xe chưa đồng tình với lệnh chuyển bến, nhưng trong cuộc họp sơ kết về nội dung này chiều 13/2, lãnh đạo Sở Giao thông Hà Nội cho hay với kết quả chỉ còn 5/630 nốt tuyến chưa điều chuyển, đây là “thành công quá lớn, đạt tỷ lệ hoàn thành trên 99%”.

Ít ngày sau cuộc họp sơ kết này, Thủ tướng đã giao Bộ Giao thông và UBND thành phố Hà Nội họp với các doanh nghiệp, xem xét việc điều chỉnh quy hoạch luồng tuyến, báo cáo Thủ tướng trước 10/3. Đến ngày 28/2 thì diễn ra việc gần 100 xe khách rồng rắn về Hà Nội như nêu trên.

Các nhà xe tập trung trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngày 28/2 

5 bến xe lớn trên địa bàn Hà Nội đang hoạt động với 668 tuyến vận tải hành khách liên tỉnh, tần suất 140.000 chuyến/tháng. Trong đó, lớn nhất là bến xe Mỹ Đình với 47.760 chuyến/tháng.

Sau ngày 2/1, đã có gần 700 nốt xe với 20.396 chuyến/tháng bị điều chỉnh ở 3 bến xe lớn Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm. Việc điều chỉnh phương tiện ở bến xe Mỹ Đình đã ảnh hưởng, gây xáo trộn lớn đến doanh nghiệp và người dân. 

Không chỉ các doanh nghiệp phản ứng mà các Sở Giao thông Nghệ An, Đắk Lắk, Hà Tĩnh… đã có kiến nghị xin tạm dừng điều chỉnh luồng tuyến vận tải liên tỉnh tại Hà Nội. 

Mặc dù đồng thuận với chủ trương giảm áp lực giao thông cho Hà Nội, song nhiều ý kiến đề xuất giữ nguyên hiện trạng luồng tuyến đang hoạt động; chỉ điều chỉnh các tuyến mở mới.

Với các trường hợp bắt buộc phải điều chỉnh, cơ quan quản lý cần có lộ trình và thông báo rộng rãi để thuận lợi cho doanh nghiệp trong đầu tư phương tiện và phục vụ hành khách. 

Đoàn Loan

Dự án mở rộng và cải tạo trường THCS Thụy Phương với tổng chi phí hơn 24 tỷ đồng được khởi công từ tháng 9/2015, với thời gian thi công 290 ngày. Các hạng mục chính gồm mở rộng diện tích trường học, xây mới dãy nhà 4 tầng, xây khu nhà thể chất, sửa chữa hai dãy nhà 2 tầng cũ và sân trường. Theo kế hoạch, toàn bộ dự án được hoàn thành để bàn giao vào tháng 9/2016.

Tuy nhiên, đến nay trường THCS Thụy Phương (phường Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) vẫn ngổn ngang. Từ cổng trường vào, bên trái là đống vật liệu xây dựng ngổn ngang và khu nhà thể chất mới xây xong móng. Bên phải là dãy nhà hai tầng không cửa, phía sau được che đậy bằng hai tấm bạt rứa dài để cản gió. Ở giữa, sân trường nham nhở gạch cát. 

Hiện học sinh khối 8-9 đã được chuyển đến dãy nhà 4 tầng, còn 8 lớp khối 6-7 vẫn phải học ở hai dãy nhà 2 tầng cũ không cửa. Giờ ra chơi, học sinh phải chơi trong không gian ngổn ngang vật liệu xây dựng. Những hôm gió mùa, bụi từ sân trường bay mù mịt, lùa cả vào các lớp học.

lop-hoc-phai-che-bat-chan-gio-o-thu-do

Toàn bộ mặt sau các lớp học của dãy nhà hai tầng được che chắn bằng bạt rứa để học sinh đỡ lạnh. Ảnh: Thanh Tâm

Anh Nguyễn Văn Duyên, phụ huynh có con em học tại trường THCS Thụy Phương, tỏ ra đau lòng khi giữa thủ đô, học sinh vẫn phải chịu cảnh học tập khó khăn. "Lớp học không có cửa sổ và cửa ra vào, thầy cô phải dùng bạt rứa bịt các cửa phía Bắc để che chắn cho đỡ rét. Nhưng làm vậy lại khiến các con phải học trong điều kiện bức bí, thiếu ánh sáng tự nhiên", anh Duyên nói.

Theo phụ huynh này, đại biểu HĐND phường Thụy Phương đã nhiều lần kiến nghị với lãnh đạo phường, được hứa đôn đốc để lát sân và lắp cửa cho các dãy lớp học trước Tết Nguyên đán 2017, nhưng đến nay mọi thứ không thay đổi. Việc thi công lại đang bị ngưng trệ. 

lop-hoc-phai-che-bat-chan-gio-o-thu-do-1

Lớp học không cửa sổ và cửa ra vào. Ảnh: Thanh Tâm

Trao đổi với VnExpress, ông Trí Anh, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án quận Bắc Từ Liêm, khẳng định việc chậm tiến độ dự án là do khách quan. "Chúng tôi gặp những yếu tố phát sinh trong quá trình giải phóng mặt bằng, kéo theo hàng loạt chậm trễ. Cùng với đó, việc lắp đặt cửa mới cho hai dãy nhà hai tầng cũng là phát sinh", ông Trí Anh nói.

Theo Ban Quản lý dự án quận, trong quá trình giải phóng mặt bằng, đơn vị thi công phát hiện 22 ngôi mộ vô chủ. Việc làm thủ tục và di dời các ngôi mộ khiến quá trình thi công bị chậm ngay từ đầu. Mặt khác, do đặc thù cải tạo trường học là không để học sinh bị gián đoạn việc học nên phải đợi đến khi dãy nhà 4 tầng được xây xong, đảm bảo các em có phòng học, đơn vị thi công mới sửa hai dãy nhà 2 tầng còn lại.

Cuối năm 2016, phía nhà trường và đơn vị thi công kiểm tra, nhận thấy cửa gỗ cũ của 2 dãy nhà cũ bị hỏng nhiều nên đề xuất lắp đặt cửa khung nhôm lõi thép mới. "Việc lắp cửa mới là vấn đề phát sinh nên chúng tôi cần thuê đơn vị thiết kế, lập dự toán xem có vượt mức chi phí dự kiến phát sinh ban đầu không. Khi có tính toán hợp lý, Ban quản lý dự án mới có thể đề xuất lên quận", Phó giám đốc Ban Quản lý dự án quận Bắc Từ Liêm giải thích.

lop-hoc-phai-che-bat-chan-gio-o-thu-do-2

Công trường xây dựng vẫn ngổn ngang mặc dù thời hạn bàn giao công trình đã quá nửa năm.

Ông Trí Anh nhận định việc phụ huynh bức xúc là đúng và phía Ban Quản lý dự án có một phần trách nhiệm về sự chậm trễ này. "Chúng tôi đã yêu cầu đơn vị thi công hoàn thành việc lắp đặt cửa các phòng học của dãy nhà 2 tầng và lát sân trường trong tháng 3 này. Các hạng mục khác như nhà thể chất sẽ được đẩy nhanh tiến độ", ông Trí Anh nói.

Thanh Tâm

Ngày 27/2, tại Cảng hàng không Điện Biên, nhân viên an ninh hàng không đã phát hiện một con chó chạy trên đường băng, trong khi máy bay đang chuẩn bị tiếp cận hạ cánh.

Phi công đã phải bay lại vòng 2 và hạ cánh muộn 15 phút so với kế hoạch để lực lượng an ninh sân bay xua đuổi chó. 

cho-chay-tren-duong-bang-phi-cong-phai-cho-ha-canh

Sân bay Điện Biên. Ảnh: Tiến Dũng

Tình trạng vật nuôi xâm nhập khu bay không chỉ diễn ra ở Điện Biên, mới đây tại sân bay Cát Bi, lực lượng chức năng phát hiện tới 6 vụ việc vật nuôi xâm nhập, uy hiếp an toàn bay. 

Anh Duy

Sáng 1/3, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 2 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Tại đây, Thủ tướng cho biết trong hai tháng đầu năm nhận được nhiều tin vui, như TP HCM quyết liệt trả lại vỉa hè cho người đi bộ; Hà Nội lên kế hoạch thu hồi, tiêu hủy 2,5 triệu xe máy cũ nát, ra quân dẹp nạn lấn chiếm vỉa hè.

"Việc này không thể làm tất cả ngay, không thể làm đầu voi đuôi chuột nhưng thái độ lập lại trật tự đô thị ở các thành phố lớn là việc hết sức hoan nghênh trong tháng sau Tết", Thủ tướng nói.

thu-tuong-hoan-nghenh-viec-tra-lai-via-he-cho-nguoi-di-bo

Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 2/2017. Ảnh: VGP.

Thủ tướng hoan nghênh tinh thần bắt tay vào việc ngay sau Tết của các cơ quan Trung ương, địa phương song cũng chỉ ra một số vấn đề nổi cộm, đơn cử là tai nạn giao thông tăng liên tục, khiến gần 1.600 người chết trong hai tháng, đặc biệt là tai nạn giao thông đường sắt hay tình trạng ngộ độc rượu dẫn đến chết người ở Lai Châu.

Hà Nội cẩu xe đỗ sai quy định, phạt người vứt rác

Trong nhiều ngày vừa qua, nhà chức trách quận 1 (TP HCM) đã cương quyết xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè, tiếp đó quận 3, Phú Nhuận và nhiều nơi khác tại TP HCM đồng loạt ra quân lập lại trật tự đô thị. Tương tự, lực lượng chức năng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã niêm phong, cẩu xe ôtô đỗ sai quy định và xử phạt một số hộ gia đình vứt rác ra vỉa hè; công an phường Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) tháo dỡ biển quảng cáo lấn chiếm vỉa hè trên đường Giải Phóng...

Tại phiên họp lần này, Chính phủ thảo luận việc sửa đổi một số dự án luật; tình hình thực thi các Hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực, việc phê chuẩn TPP và định hướng cho Việt Nam; bàn các giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Thủ tướng đề nghị thành viên Chính phủ phân tích tình hình trong nước gắn với bối cảnh quốc tế khi nước ta hội nhập sâu rộng, dù có nhiều chuyển biến nhưng vẫn chậm cho với các nước trong khu vực. Hai tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,4%, thấp hơn so với 6,8% của cùng kỳ năm ngoái; tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,7% trong khi cùng kỳ tăng 9,7% cho thấy tổng cầu phục hồi chậm.


Hoàng Phương

Sáng 1/3, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 2 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Tại đây, Thủ tướng cho biết trong hai tháng đầu năm nhận được nhiều tin vui, như TP HCM quyết liệt tháo dỡ, trả lại vỉa hè cho người đi bộ; Hà Nội lên kế hoạch thu hồi, tiêu hủy 2,5 triệu xe máy cũ nát, quyết dẹp nạn lấn chiếm vỉa hè.

"Việc này không thể làm tất cả ngay, không thể làm đầu voi đuôi chuột nhưng thái độ lập lại trật tự đô thị ở các thành phố lớn là việc hết sức hoan nghênh trong tháng sau Tết", Thủ tướng nói.

thu-tuong-hoan-nghenh-cac-thanh-pho-tra-lai-via-he-cho-nguoi-di-bo

Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 2/2017. Ảnh: VGP.

Thủ tướng hoan nghênh tinh thần bắt tay vào việc ngay sau Tết của các cơ quan Trung ương, địa phương song cũng chỉ ra một số vấn đề nổi cộm, đơn cử là tai nạn giao thông tăng liên tục, khiến gần 1.600 người chết trong hai tháng, đặc biệt là tai nạn giao thông đường sắt hay tình trạng ngộ độc rượu dẫn đến chết người ở Lai Châu.

Hà Nội cẩu xe đỗ sai quy định, phạt người vứt rác

Trong nhiều ngày vừa qua, nhà chức trách quận 1 (TP HCM) đã cương quyết xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè, tiếp đó quận 3, Phú Nhuận và nhiều nơi khác tại TP HCM đồng loạt ra quân lập lại trật tự đô thị. Tương tự, lực lượng chức năng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cũng đã ra quân niêm phong, cẩu xe ôtô đỗ sai quy định và xử phạt một số hộ gia đình vứt rác ra vỉa hè; công an phường Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) tháo dỡ biển quảng cáo lấn chiếm vỉa hè trên đường Giải Phóng...

Tại phiên họp lần này, Chính phủ thảo luận việc sửa đổi một số dự án luật; tình hình thực thi các Hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực, việc phê chuẩn TPP và định hướng cho Việt Nam; bàn các giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Thủ tướng đề nghị thành viên Chính phủ phân tích tình hình trong nước gắn với bối cảnh quốc tế khi nước ta hội nhập sâu rộng, dù có nhiều chuyển biến nhưng vẫn chậm cho với các nước trong khu vực. Hai tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,4%, thấp hơn so với 6,8% của cùng kỳ năm ngoái; tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,7% trong khi cùng kỳ tăng 9,7% cho thấy tổng cầu phục hồi chậm.


Hoàng Phương

Từ 2/1, Hà Nội điều chuyển các tuyến của tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai, Hà Tĩnh, Nam Định, Nghệ An, Thái Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình hoạt động tại bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm, Yên Nghĩa, Sơn Tây, Trôi, Phùng, về bến xe Nước Ngầm.

Các tuyến của tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái hoạt động tại bến xe Nước Ngầm, Giáp Bát, Yên Nghĩa, về bến xe Mỹ Đình.

Các tuyến của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đăk Nông, Điện Biên, Hòa Bình, Kon Tum, Sơn La, Thanh Hóa (các huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Quán Lào, Thọ Xuân, Yên Cát đi theo đường Hồ Chí Minh) hoạt động tại các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm, Nước Ngầm, về bến xe Yên Nghĩa.

Các tuyến của tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn hoạt động tại các bến xe Yên Nghĩa, Nước Ngầm, Sơn Tây, về bến xe Gia Lâm.

Thứ tư, 1/3/2017 | 00:00 GMT+7

|

Thứ tư, 1/3/2017 | 00:00 GMT+7

Sau TP HCM, Hà Nội, quận Ngô Quyền (Hải Phòng) bắt đầu lập lại trật tự vỉa hè, song chưa đem lại hiệu quả bởi vỉa hè, lòng đường vẫn bị chiếm dụng...

Ngày 28/2, Ngô Quyền là một trong 3 quận trung tâm của thành phố ra quân “đòi” vỉa hè cho người đi bộ. Những tuyến phố được dọn dẹp là Lê Hồng Phong, Đà Nẵng, Lê Lai, Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

Những địa điểm này từ nhiều năm nay được coi là "công trường ăn uống" lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây lộn xộn, mất mỹ quan và vệ sinh đô thị.

5 xe của lực lượng trật tự đô thị các phường được huy động, căng băng-rôn đỏ cùng khoảng 20 nhân viên xuống dẹp hàng quán chiếm dụng vỉa hè từ gần 9h đến 18h.

Lực lượng chức năng bắc loa yêu cầu chủ hàng quán tự tháo dỡ, thu dọn đồ nếu không muốn bị cho lên xe tải đưa về trụ sở công an.

Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng rút, nhiều người lại chuyển hàng ra hè phố bán.

Sau nhiều giờ ra quân không mấy hiệu quả bởi không có trường hợp nào bị lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, hàng quán vẫn bày tràn lan trên vỉa hè.

Các quán cơm bụi lấn chiếm toàn bộ lối đi bộ. 

Một nhà vệ sinh cơ động được chủ quán bia đặt tại vỉa hè đầu đường Nguyễn Trãi gây bức xúc cho người dân xung quanh.

Tiệm cơm bình dân tràn ra phần đường dành cho người đi xe thô sơ trên đường Đà Nẵng.
 

Trời vừa tối, vỉa hè phố Lê Hồng Phong nhiều đoạn bị biến thành điểm trông giữ xe đạp, xe máy, ôtô cho khách vào ăn uống.

Ông Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch quận Ngô Quyền cho biết, quận sẽ yêu cầu đoàn liên ngành xử lý nghiêm các trường hợp cố tình lấn chiếm lòng, lề đường làm nơi kinh doanh, tập kết hàng hóa...

Giang Chinh

Xem thêm:

Thứ tư, 1/3/2017 | 10:16 GMT+7

|

Thứ tư, 1/3/2017 | 10:16 GMT+7

Hơn nửa triệu ôtô ở Hà Nội và xe ngoại tỉnh đang gây áp lực lớn lên giao thông Thủ đô mỗi ngày, trong đó có vấn đề về điểm dừng đỗ ở khu vực nội thành.

Hà Nội hiện có trên nửa triệu ôtô, tạo áp lực lớn về giao thông cũng như điểm dừng đỗ trong khu vực nội thành. 

Trên nhiều tuyến phố, cơ quan quản lý kẻ vạch hai bên lòng đường để ôtô dừng đỗ và thu phí theo lượt. Những khu vực cấm để ôtô thì có biển thông báo, tuy nhiên không ít chủ phương tiện ngang nhiên đỗ xe bất chất biển cấm.

Nhiều xế hộp đỗ ngang nhiên ở phố Hàng Dầu dù có biển cấm.

Ôtô dừng đỗ giữa lòng đường đoạn trước cửa Nhà Thờ Lớn (phố Nhà Chung).

Tuyến phố Hàng Bông có hàng loạt biển cấm đỗ xe nhưng nhiều chủ phương tiện vẫn phớt lờ.

Một chủ phương tiện đỗ xe sai quy định trên hè phố Hai Bà Trưng bị lực lượng chức năng xử phạt.

Các điểm trông giữ ôtô có giấy phép ở khu vực nội thành luôn kín chỗ.

Trên một số tuyến phố Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Ngô Quyền, Hai Bà Trưng..., cơ quan chức năng cho phép kẻ vạch để ôtô dừng đỗ hai bên lòng đường.

Việc này góp phần giải quyết nhu cầu đỗ xe cho các chủ phương tiện, nhưng lại thu hẹp lòng đường ảnh hưởng đến các phương tiện lưu thông qua đây vào giờ cao điểm. 

Lãnh đạo TP Hà Nội vừa thống nhất quy mô dự án bãi đỗ xe ngầm tại công viên Thống nhất, với trên 10.000 m2 gồm một tầng thương mại và 4 tầng để xe.

Ngoài ra, Hà Nội cũng cho phép thi công dự án bãi xe ngầm ở Nhà thi đấu Quần Ngựa, Công viên Nhân Chính.

Ngọc Thành

Rạng sáng 1/3, CSGT Hà Nội đã dùng 10 xe cẩu đưa khoảng 100 xe khách khỏi trạm thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ. Đây là các nhà xe bãi công cả ngày hôm trước để phản ứng việc chuyển luồng tuyến vận tải của Sở Giao thông.

Huy Mạnh  |  

Từ 2/1, Hà Nội điều chuyển các tuyến của tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai, Hà Tĩnh, Nam Định, Nghệ An, Thái Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình hoạt động tại bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm, Yên Nghĩa, Sơn Tây, Trôi, Phùng, về bến xe Nước Ngầm.

Các tuyến của tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái hoạt động tại bến xe Nước Ngầm, Giáp Bát, Yên Nghĩa, về bến xe Mỹ Đình.

Các tuyến của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đăk Nông, Điện Biên, Hòa Bình, Kon Tum, Sơn La, Thanh Hóa (các huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Quán Lào, Thọ Xuân, Yên Cát đi theo đường Hồ Chí Minh) hoạt động tại các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm, Nước Ngầm, về bến xe Yên Nghĩa.

Các tuyến của tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn hoạt động tại các bến xe Yên Nghĩa, Nước Ngầm, Sơn Tây, về bến xe Gia Lâm.

Từ 2/1, Hà Nội điều chuyển các tuyến của tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai, Hà Tĩnh, Nam Định, Nghệ An, Thái Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình hoạt động tại bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm, Yên Nghĩa, Sơn Tây, Trôi, Phùng, về bến xe Nước Ngầm.

Các tuyến của tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái hoạt động tại bến xe Nước Ngầm, Giáp Bát, Yên Nghĩa, về bến xe Mỹ Đình.

Các tuyến của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đăk Nông, Điện Biên, Hòa Bình, Kon Tum, Sơn La, Thanh Hóa (các huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Quán Lào, Thọ Xuân, Yên Cát đi theo đường Hồ Chí Minh) hoạt động tại các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm, Nước Ngầm, về bến xe Yên Nghĩa.

Các tuyến của tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn hoạt động tại các bến xe Yên Nghĩa, Nước Ngầm, Sơn Tây, về bến xe Gia Lâm.

Rạng sáng 1/3, Sau nhiều giờ yêu cầu các nhà xe di rời khỏi cửa ngõ không thành công lực lượng CSGT Hà Nội đã phải dùng biện pháp cẩu xe, buộc các nhà xe tự động di chuyển khỏi trạm thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ lúc 3h và không được vào thành phố.

Huy Mạnh  |  

Nhóm thanh niên ở thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang lập câu lạc bộ nuôi trăn làm mô hình khởi nghiệp, lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm. Hiện nơi đây đang nuôi dưỡng 600 con, trọng lượng 30-60 kg.

Huy Phong  |  

dam-xe-vao-tram-thu-phi-2-nguoi-bi-thuong-nang

Chiếc xe bẹp dúm sau cú đâm mạnh vào bục bê tông phía trước trạm thu phí trên đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Ảnh: CTV

Khoảng 20h ngày 28/2, ôtô 5 chỗ chạy trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, khi đến quận Dương Kinh (Hải Phòng) bất ngờ mất lái, đâm vào bục bê tông phía trước trạm thu phí.

Đại úy Lê Hồng Phong, Đội phó Đội 2 (Phòng 10, Cục CSGT), cho biết 2 người trên xe bị thương nặng, được đưa đi cấp cứu. Ôtô bị vỡ toác đã được lập biên bản, di chuyển đến vị trí an toàn để tránh cản trở giao thông.

Nhà chức trách đang điều tra nguyên nhân tai nạn và danh tính nạn nhân.

Giang Chinh

Thứ tư, 1/3/2017 | 00:00 GMT+7

|

Thứ tư, 1/3/2017 | 00:00 GMT+7

Sau TP HCM, Hà Nội, quận Ngô Quyền (Hải Phòng) bắt đầu lập lại trật tự vỉa hè, song chưa đem lại hiệu quả bởi vỉa hè, lòng đường vẫn bị chiếm dụng...

Ngày 28/2, Ngô Quyền là một trong 3 quận trung tâm của thành phố ra quân “đòi lại” vỉa hè cho người đi bộ. Những tuyến phố được dọn dẹp là Lê Hồng Phong, Đà Nẵng, Lê Lai, Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

Những địa điểm này từ nhiều năm nay được coi là "công trường ăn uống" lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây lộn xộn, mất mỹ quan và vệ sinh đô thị.

5 xe của lực lượng trật tự đô thị các phường được huy động, căng băng zôn đỏ cùng khoảng 20 nhân viên xuống dẹp hàng quán chiếm dụng vỉa hè từ gần 9h sáng đến 18h tối.

Lực lượng chức năng bắc loa yêu cầu chủ hàng quán tự tháo dỡ, thu dọn đồ nếu không muốn bị cho lên xe tải đưa về trụ sở.

Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng rút, nhiều người lại chuyển hàng ra hè phố bán.

Sau nhiều giờ ra quân không mấy hiệu quả bởi không có trường hợp nào bị lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính hoặc đồ nghề, hàng hóa bị thu giữ, hàng quán vẫn bày tràn lan trên vỉa hè.

Các quán cơm bụi lấn chiếm hết cả lối đi của người đi bộ. 

Một nhà vệ sinh cơ động được chủ quán bia đặt tại vỉa hè đầu đường Nguyễn Trãi gây bức xúc cho người dân xung quanh.

Tiệm cơm bình dân chiếm cả phần đường dành cho người đi xe thô sơ trên đường Đà Nẵng.
 

Trời vừa tối, vỉa hè phố Lê Hồng Phong nhiều đoạn bị biến thành điểm trông giữ xe đạp, xe máy, ôtô cho khách vào ăn uống.

Ông Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch quận Ngô Quyền cho biết, ngày mai sẽ yêu cầu đoàn liên ngành của quận xử lý nghiêm các trường hợp cố tình lấn chiếm lòng, lề đường làm nơi kinh doanh, tập kết hàng hóa…

Giang Chinh

Xem thêm:

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật trong tuần

Đối tác

Mời các bạn ghé thăm:
Bảo Châu ELEC chuyên cung cấp lắp đặt các hệ thống Audio chuyên nghiệp như:
Loa klipsch

Tham khảo thêm Loa klipsch hay, giá rẻ khác


Loa Klipsch chính hãng, nghe nhạc cực hay, xem phim cực chất, đa dạng mẫu mã, giá tốt nhất tại Việt Nam.
Xem thêm nhiều loa Jamo chính hãng, giá tốt khác

Xem thêm nhiều loa Jamo chính hãng, giá tốt khác


Bảo Châu Elec - hệ thống chuỗi cửa hàng âm thanh hiện đại hàng đầu tại Việt Nam. Hiện đang cung cấp dòng loa Jamo chính hãng với giá cực tốt. Quý khách đang có nhu cầu sở hữu dòng loa nghe nhạc đỉnh cao, âm thanh chất lượng, kiểu dáng sang trọng này hãy xem thêm tại đây.