Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Trước khi ghi danh vào lịch sử là Chủ tịch Quốc hội nữ đầu tiên, bà Kim Ngân từng đảm nhiệm nhiều cương vị khác nhau và để lại những dấu ấn riêng.

'Nữ kiệt phương Nam làm quan đầu tỉnh xứ Đông'

Sinh ra ở Bến Tre, trải qua các vị trí lãnh đạo ở tỉnh này, bà Ngân được người dân ưu ái đặt biệt danh "nữ kiệt xứ dừa".

Năm 1995 khi đang làm Giám đốc sở Tài chính tỉnh Bến Tre, bà được rút ra Hà Nội làm Thứ trưởng Tài chính.

Năm 2002, bà được phân công về làm Bí thư Hải Dương (xứ Đông). Thời điểm này, bà là người phụ nữ duy nhất cả nước giữ chức Bí thư Tỉnh ủy.

Sau 40 tháng sống và làm việc tại Hải Dương, bà để lại trong lòng người dân hình ảnh một nữ Bí thư Tỉnh ủy nón lá, áo bà ba duyên dáng nhưng cũng rất cá tính. Rời Hải Dương, bà để lại một hạ tầng nông thôn mới phát triển, các khu công nghiệp hiện đại và tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao.

Cuộc giải cứu lao động Việt lớn nhất lịch sử 

Tháng 1/2011, Libya chấn động vì làn sóng biểu tình của hàng nghìn người chống chính phủ. Đất nước Trung Đông rối loạn, ngập chìm trong bạo lực và tiếng súng. Tính mạng của hơn 10.000 lao động Việt Nam tại nước này bị đe dọa. 

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tham mưu cho Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo giải quyết tình hình công dân Việt Nam tại Trung Đông và Bắc Phi, do Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm và Bộ trưởng Lao động Nguyễn Thị Kim Ngân đứng đầu. 

Người Việt ở Libya được hướng dẫn di chuyển tránh xa vùng chiến sự, liên tục kết nối thông tin. Cuối tháng 2, Việt Nam bắt đầu chiến dịch sơ tán công nhân về nước.

tan-chu-tich-quoc-hoi-va-dau-an-nu-kiet-xu-dua

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân ra máy bay đón lao động VN từ Libya về nước vào tối 1/3. Ảnh: NH.

Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ trong đó có sự quyết liệt của Bộ trưởng Kim Ngân, ngày 26/2, những lao động Việt Nam đầu tiên về đến sân bay Nội Bài.

"Trong cuộc giải cứu này không có chuyện mặc cả tiền bạc, điều kiện mà mục đích là nhanh chóng đưa người lao động về an toàn", Bộ trưởng Ngân khẳng định với người dân cả nước trong bối cảnh "căng như dây đàn". 

Thông điệp rõ ràng từ Bộ trưởng khiến các gia đình có người thân ở vùng chiến sự giải tỏa phần nào nỗi lo lắng. Mỗi chuyến bay đáp xuống, Nội Bài lại tràn ngập nụ cười và nước mắt hạnh phúc.

Ngày 9/3, chuyên cơ cuối cùng đưa 209 công nhân về nước; hơn 1.000 người đi tàu biển cập cảng Cái Lân một tháng sau đó đánh dấu hoàn tất cuộc sơ tán người Việt lớn thứ hai trong lịch sử, sau vụ sơ tán lao động trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.

So với các nước có lao động làm việc tại Libya, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên hoàn thành việc sơ tán công dân. Quan trọng hơn, 10.000 lao động chính trong các gia đình đều an toàn, mạnh khỏe, được hỗ trợ tìm việc làm mới.

Phó chủ tịch Quốc hội được tín nhiệm

Đắc cử Phó chủ tịch Quốc hội tháng 7/2011, bà Kim Ngân được nhận xét là thông minh, quyết đoán trong các phiên thảo luận về kinh tế - xã hội.

tan-chu-tich-quoc-hoi-va-dau-an-nu-kiet-xu-dua-1

Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành một phiên thảo luận.

Bà được nhớ đến với những phát biểu: "Ở Việt Nam có một luật rất hay, rất lạ mà thế giới chưa có là luật phổ biến giáo dục pháp luật. Có nghĩa, luật ban hành ra rồi vẫn không làm, đến khi ra thêm luật phổ biến giáo dục pháp luật cũng... chưa làm".

Tóm tắt 5 nguyên nhân khiến luật không đi vào cuộc sống, bà quyết liệt: "Chúng ta chưa từng xử lý một bộ, ngành nào chưa nghiêm túc triển khai thực hành pháp luật thì giờ ta phải siết chặt kỷ luật, chứ không phải là nâng cao nhận thức cho họ nữa".

Cho ý kiến về dự thảo Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi năm 2014, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng không được phân biệt sinh viên chính quy và không chính quy. "Cán bộ Văn phòng Quốc hội trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự thì vẫn phải đi nghĩa vụ", bà Ngân nhấn mạnh. Tuy nhiên, bà cũng đề nghị cho lựa chọn thời điểm thực hiện nghĩa vụ quân sự linh hoạt.

Với sự sắc sảo trên nghị trường, hai lần lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, bà Ngân đều dẫn đầu danh sách "tín nhiệm cao". Năm 2013, bà đạt 372 phiếu "tín nhiệm cao" và năm 2014, bà đạt "tín nhiệm cao" nhiều nhất với 390 phiếu.

'Người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam'

2016 - năm đầu tiên công bố 20 người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam, Forbes Việt Nam bầu chọn bà Nguyễn Thị Kim Ngân đứng đầu danh sách.

Tạp chí này đánh giá bà đã thành công trên các vị trí Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội, trên vai trò Phó Chủ tịch Quốc hội bà cũng thể hiện sự sắc sảo, quyết đoán, mới mẻ khi điều hành các phiên họp cũng như khi thảo luận trực tiếp tại tổ. 

tan-chu-tich-quoc-hoi-va-dau-an-nu-kiet-xu-dua-2

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân được đánh giá là người phụ nữ có ảnh hưởng tại Việt Nam. Ảnh: Giang Huy.

Kinh qua công tác quản lý từ địa phương đến trung ương, trải đều các lĩnh vực kinh tế - tài chính, thương mại, lao động - xã hội. "Với trọng trách đó, bà Ngân là người phụ nữ có ảnh hưởng lớn tại Việt Nam hiện nay", Forbes nhận định.

Ngày 31/3, bà Nguyễn Thị Kim Ngân được bầu làm Chủ tịch Quốc hội thay ông Nguyễn Sinh Hùng, với hơn 90% đại biểu tán thành. Là nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên, bà đồng thời là người đầu tiên thực hiện quy định tuyên thệ khi nhậm chức. Lời tuyên thệ có đoạn "Tôi xin tuyên thệ tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, với hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tôi nguyện nỗ lực rèn luyện phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó".

Hoàng Thuỳ

Bến phà xảy ra tai nạn hy hữu. Ảnh: Phúc Hưng

Bến phà xảy ra tai nạn hy hữu. Ảnh: Phúc Hưng

Ông Xuỷnh (60 tuổi) đi phà hướng từ xã Đại Ân 1 sang thị trấn Long Phú (Sóc Trăng), chiều 31/3. Khi phà chuẩn bị cập bến, ông ngồi lên xe đề máy, do xe máy còn số nên lao nhanh về trước, rơi xuống cầu dẫn. Cùng lúc, phà cập bến đã nghiến cả xe và người khiến nạn nhân tử vong.

Khám nghiệm hiện trường, cảnh sát xác định phà không có rào chắn an toàn phía trước theo quy định. Hiện tài công và chiếc phà bị tạm giữ để điều tra. 

Phúc Hưng

Sự việc hơn 20 học sinh 5-10 tuổi tại trường tiểu học bán trú La Pan Tẩn (Lào Cai) bị bảo vệ nhiều lần lạm dụng tình dục, có em bị suốt 3 năm, gây bức xúc dư luận. Trong khi cậu bé dưới 14 tuổi người Mỹ đã tìm đến cảnh sát tố cáo Minh Béo lạm dụng tình dục với mình thì vụ việc ở Lào Cai khiến nhiều người phải đặt câu hỏi: Vì sao trẻ em Việt Nam lại nhát tố cáo những hành vi này?

Ths. Lã Linh Nga, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý giáo dục cho biết, rất đông khách hàng của bà gồm cả học sinh (đặc biệt là các em cấp 2), sinh viên và người đi làm đều từng bị lạm dụng, xâm hại tình dục nhưng không chia sẻ với ai. Những trường hợp này chỉ khi có biểu hiện rất bất thường như rạch tay, tự sát, gia đình mới phát hiện có vấn đề. Tuy nhiên, phải đến khi gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý trao đổi nhiều lần, họ mới giãi bày tâm sự.

Theo bà Nga, việc bị lạm dụng, xâm hại tình dục gây ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý, sự hình thành nhân cách của trẻ. Rất nhiều trường hợp bị ám ảnh, sợ hãi dẫn đến hành vi gây hại cho bản thân như tự sát. Có trường hợp lại trở nên bất cần và trở thành nạn nhân của các tệ nạn xã hội. 2 trẻ trai (13 và 15 tuổi) bán dâm Hà Nội được đưa đến chỗ bà Nga để giúp đỡ là ví dụ điển hình. Các em này ban đầu bị những gã trai lớn dụ dỗ rồi xâm hại tình dục. Sau nhiều lần bị ép buộc gây tổn thương tâm lý, các em trở nên trơ cứng về cảm xúc, sống bất cần, hoang dã rồi bắt đầu hành nghề mại dâm.

vi-sao-hoc-sinh-viet-nam-khong-dam-to-xam-hai-tinh-duc

Ths. Lã Linh Nga, Phó giám đốc trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý giáo dục. 

"Trường hợp gần đây nhất tôi làm việc là một bé gái bị lạm dụng tình dục rồi ám ảnh, mơ ác mộng suốt 2-3 năm. Em này sau đó thay đổi hoàn toàn, từ một học sinh vui vẻ với bạn bè trở nên trầm lắng, rạch tay, cắt tóc, mặc quần áo như con trai. Các bộ phim em xem cũng chỉ liên quan đến nội dung bạo lực, tự sát, chán nản…", Ths. Nga kể và cho biết phải mất rất nhiều ngày trò chuyện, nữ sinh mới nói rõ nguyên nhân thay đổi của mình là bị lạm dụng tình dục.

Theo Ths. Lã Linh Nga, lý do trẻ em Việt Nam hiếm khi tố cáo hành vi xâm hại tình dục đến từ nhiều phía: bản thân, sự giáo dục của gia đình, nhà trường. Vấn đề trinh tiết vốn được coi trọng đã trở thành "rào cản" khiến học sinh, nhất là em gái không dám nói việc mình bị xâm hại tình dục.

Thực ra, không chỉ Việt Nam, các nước phương Tây động đến vấn đề bị lạm dụng, xâm hại tình dục thường mọi người cảm thấy xấu hổ, sợ hãi. Người ta có xu hướng tự trách tội mình nhiều hơn là nghĩ đến lý do khách quan. Trong trạng thái mặc cảm về tâm lý, nghĩ mình là kẻ không sạch sẽ, là đồ bỏ đi, sợ bị mọi người dị nghị, phán xét…, trẻ sẽ chọn phương án im lặng, tự chịu đựng. 

Nguyên nhân đến từ gia đình, theo bà Linh Nga, là sự thiếu quan tâm tới con cái của bố mẹ. Bà dẫn chứng hầu hết trường hợp phát hiện trẻ bị xâm hại tình dục là khi em đó có biểu hiện rất bất thường, thậm chí tự sát. "Bố mẹ thường chỉ quan tâm đến vấn đề học tập của con, nếu thấy con vẫn đến trường bình thường thì càng không để ý. Khi phụ huynh chỉ quan tâm hỏi han hôm nay con học thế nào, trẻ càng không có cách để mở lòng chia sẻ việc mình bị lạm dụng, xâm hại tình dục", bà Nga phân tích.

Việc bố mẹ ít trao đổi những vấn đề liên quan đến kiến thức giới tính, tình dục với trẻ hoặc nói theo cách cấm đoán, đặc biệt hầu hết phụ huynh không đề cập chuyện nếu bị lạm dụng, xâm hại tình dục thì phải làm thế nào… cũng khiến trẻ không có sự chuẩn bị trước và không biết xử lý ra sao khi sự việc xảy ra.

Sự giáo dục của nhà trường với vấn đề giới tính hiện nay, theo Ths Nga, đã bắt đầu được chú trọng nhưng vẫn làm chưa tới. Những khách hàng học sinh bị lạm dụng tình dục của bà đều cho biết, các em chủ yếu được học về sinh lý học giải phẫu, biết làm thế nào để tránh bị xâm hại tình dục. Tuy nhiên, việc xử trí ra sao khi sự việc thực sự xảy ra lại chưa được đề cập. Sách giáo dục giới tính của Việt Nam cũng bị khuyết nội dung này.

"Các trường học phương Tây luôn có chuyên gia tâm lý để học sinh tìm đến tâm sự vấn đề của mình. Khi đã quen với việc được sẻ chia, lúc gặp tình huống xấu, trẻ sẽ biết cách tìm sự trợ giúp. Ở Việt Nam, bình thường có chuyện nọ chuyện kia, học sinh chẳng biết tâm sự với ai, cùng lắm là than vãn với bạn. Do đó, khi gặp chuyện lớn các em càng không có thói quen tìm đến sự trợ giúp", chuyên gia tâm lý giáo dục phân tích.

Thạc sĩ tốt nghiệp chuyên ngành tâm lý học lâm sàng, Đại học Toulouse Le Mirail (Pháp) lý giải thêm, việc trẻ em phương Tây dám tố cáo hành vi lạm dụng, xâm hại tình dục hơn trẻ Việt Nam vì từ 3 tuổi đã được giáo dục và khuyến khích bảo vệ quyền của mình. Bố mẹ và nhà trường phương Tây có tâm thế để đứa trẻ biết chúng có những quyền và luôn được tôn trọng ý kiến. Các em được giáo dục sớm về luật pháp, để biết hành vi của ai đó với mình có phạm luật không. "Khi trẻ hiểu biết về quyền của bản thân và có ý thức đấu tranh bảo vệ quyền đó, lúc bị xâm hại trẻ sẽ biết phải làm gì để đòi lại quyền của mình", chuyên gia tâm lý Linh Nga chia sẻ.

Cho rằng việc bị lạm dụng, xâm hại tình dục trong học đường là vấn đề đáng báo động hiện nay, Ths Lã Linh Nga nhấn mạnh, cần giáo dục sớm kiến thức giới tính một cách toàn diện cho trẻ. Cả gia đình và nhà trường phải dạy cho học sinh biết, trong cuộc sống có rất nhiều tình huống xấu có thể xảy ra, ngoài việc phòng tránh, cần phải xử lý ra sao nếu nó thực sự đến.

vi-sao-hoc-sinh-viet-nam-khong-dam-to-xam-hai-tinh-duc-1

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội.

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội đồng quan điểm cho rằng, người lớn nên bỏ qua những ái ngại trước đây khi nói về tình dục, giới tính để dạy cho học sinh cách xử trí tình huống bị lạm dụng, xâm hại tình dục.

"Các em nữ thường bị xâm hại tình dục trong học đường nhiều hơn. Những em này, xét về tâm lý giới thường e dè, kín đáo, nhìn nhận việc bị lạm dụng tình dục là vô cùng ghê gớm, ảnh hưởng đến cả cuộc đời. Bởi sự xấu hổ, nỗi sợ hãi đó, các em hiếm khi phơi bày chuyện của mình, thậm chí với cả bố mẹ. Do đó, gia đình, nhà trường ngoài việc trang bị kỹ năng để trẻ biết tự bảo vệ bản thân, giao tiếp với người lạ và biết ứng xử khi gặp tình huống xấu, cần phải tạo được cảm giác gần gũi, tin tưởng để trẻ sẵn sàng mở lòng sẻ chia", ông Lâm nói. 

Quỳnh Trang

Nâng mức bồi thường bảo hiểm bắt buộc của chủ xe cơ giới

nhung-quy-dinh-co-hieu-luc-tu-thang-4

Từ 1/4 mức bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra sẽ là 100 triệu đồng/người/vụ, cao hơn 30 triệu so với mức hiện nay. Ảnh minh họa: Bá Đô.

Có hiệu lực từ 1/4, Thông tư 22 của Bộ Tài chính quy định trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 100 triệu đồng/người/vụ thay vì 70 triệu đồng như hiện nay.

Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do môtô hai bánh, môtô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra là 50 triệu đồng/vụ tai nạn.

Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do ôtô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi ôtô hoặc máy kéo) gây ra là 100 triệu đồng/vụ tai nạn.

Rút ngắn thời hạn cấp giấy phép cho lao động nước ngoài

Cũng có hiệu lực từ 1/4, Nghị định 11 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã rút ngắn thời gian và thủ tục cấp giấy phép cho người lao động nước ngoài. Cụ thể trong thời hạn 7 ngày (hiện nay là 10 ngày) làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phải cấp phép lao động cho người nước ngoài. 

Trường hợp không cấp phép, Sở phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Tổng cục Hải quan ban hành cơ chế một cửa mới

Theo Quyết định 369 của Tổng cục Hải quan về quy chế thực hiện cơ chế một cửa có hiệu lực từ 1/4, việc giải quyết công việc liên quan đến chính sách, hoạt động xuất nhập khẩu khi tổ chức, cá nhân yêu cầu sẽ tập trung vào một đầu mối thông qua bộ phận hướng dẫn, tiếp nhận và trả kết quả (bộ phận một cửa).

Thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ miễn thuế đầy đủ, hợp lệ, đơn vị nghiệp vụ phải giải quyết miễn thuế cho tổ chức, cá nhân. Ngoài ra tối đa không quá 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu giải quyết vướng mắc của tổ chức, cá nhân và hồ sơ đã đủ điều kiện, các đơn vị nghiệp vụ phải có văn bản trả lời.

Cho phép mua bán chỗ để xe trong khu chung cư

Theo Thông tư 2 của Bộ Xây dựng về quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư có hiệu lực từ 2/4, chủ căn hộ sẽ được phép mua bán chỗ để ôtô trong khu chung cư mình đang sinh sống.

Chủ đầu tư phải giải quyết bán chỗ để ôtô cho mỗi căn hộ và người mua căn hộ có nhu cầu khi chung cư đủ chỗ. Trường hợp không có đủ chỗ để ôtô dành cho mỗi căn hộ thì chủ đầu tư giải quyết bán, cho thuê chỗ để xe này trên cơ sở thỏa thuận của những người mua căn hộ với nhau; trường hợp người mua căn hộ không thỏa thuận được thì chủ đầu tư giải quyết theo phương thức bốc thăm để được mua, thuê chỗ để xe này.

Ngoài ra, Thông tư cũng đưa ra mẫu nội quy với nội dung như nghiêm cấm hành vi gây mất an ninh, trật tự, nói tục, chửi bậy, cãi nhau; cấm sử dụng truyền thanh, truyền hình hoặc các thiết bị phát ra âm thanh quá mức làm ảnh hưởng sinh hoạt chung; cấm ném các vật từ cửa sổ, ban công, nuôi gia súc, gia cầm, phóng uế, xả thải gây ô nhiễm môi trường...

Cư dân sống trong chung cư không được phơi quần áo trên lan can, cửa sổ cũng như không được tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng các phần sở hữu chung.

Người gây rối tại tòa sẽ bị bắt

nhung-quy-dinh-co-hieu-luc-tu-thang-4-1

Với trường hợp người dân cố tình gây rối tại phiên tòa, công an bảo vệ có thể bắt giữ. Ảnh minh họa: Bá Đô.

Có hiệu lực từ ngày 24/4, Thông tư 13 của Bộ Công an quy định chi tiết việc bảo vệ phiên tòa của lực lượng công an nhân dân. Theo đó, công an có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy mời của tòa án. Mỗi phiên xử có ít nhất 2 chiến sĩ tham gia bảo vệ, đến trước khi khai mạc 30 phút.

Công an có trách nhiệm buộc người vi phạm trật tự, nội quy phiên tòa rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ theo quyết định của chủ tọa phiên tòa. Khi xảy ra tình huống tụ tập đông người, gây rối trật tự tại khu vực xét xử, công an làm nhiệm vụ phải tuyên truyền, yêu cầu mọi người tự giải tán, chấm dứt hành vi.

Nếu không được chấp nhận, công an bảo vệ phiên toà được được bắt giữ người chống đối, chủ mưu, cầm đầu. 

Bá Đô

ro-khi-gas-gay-chay-o-sai-gon-hai-nguoi-bong-nang

Anh Phi vào giúp chị Trang lấy giấy tờ cũng bị bỏng nặng ở hai chân. Ảnh: Hải Hiếu

Tối 31/3, chị Đinh Thị Trang (39 tuổi, quê Sóc Trăng) đang ngồi trước dãy trọ trong hẻm 79 Bến Phú Định (phường 16, quận 8, TP HCM) ngửi thấy mùi gas bốc lên nồng nặc từ phòng trọ của mình. Chạy vào kiểm tra chị phát hiện chỗ gắn van bình gas 12 kg bị xì nên hô hoán cho mọi người di tản.

Mùi gas mỗi lúc một nồng nặc, lan tỏa cả dãy trọ. Thấy chị Trang bảo quay lại phòng lấy điện thoại và một số giấy tờ, anh Thạch Phi (49 tuổi) chạy theo định giúp. Vừa quơ được chiếc điện thoại, người phụ nữ quay sang cúp cầu dao điện làm phát ra tia lửa. Lửa bùng cháy dữ dội, táp vào người chị này gây bỏng nặng, anh Phi bị cháy hai chân.

"Chị Trang la hét trong biển lửa, lao ra ngoài lửa vẫn cháy ngùn ngụt trên người. Mọi người lấy quần áo, nước dập một lúc mới tắt được", một nhân chứng nói và cho hay các nạn nhân được đưa lên Bệnh viện Chợ Rẫy ngay sau đó.

ro-khi-gas-gay-chay-o-sai-gon-hai-nguoi-bong-nang-1

Bình gas 12 kg được bỏ váo thùng nước lớn. Ảnh: Hải Hiếu

Người dân khu vực dùng bình chữa cháy mini dập lửa nhưng bất thành. Đám cháy bùng phát mạnh, lửa táp lên nóc nhà, thiêu rụi nhiều tài sản.

Cảnh sát chữa cháy quận 8 với nhiều công cụ hỗ trợ lao vào trong nhà đem bình gas ra ngoài trong tình trạng vẫn đang xì. Nó được bỏ ngay vào thùng nước lớn.

Cơ quan chức năng quận 8 đang lấy lời khai các nhân chứng để làm rõ nguyên nhân.

Hải Hiếu

Hồ và giếng cạn trơ đáy khiến hàng nghìn hecta cà phê ở tỉnh Gia Lai chết cháy vì thiếu nước, người dân điêu đứng bởi mất nguồn sinh kế gắn với họ hàng chục năm qua.

Phạm Duy

Từ một lần đi đảo, chứng kiến cảnh thiếu nước ngọt, nam sinh lớp 11 Nguyễn Tấn Lợi có ý tưởng sáng chế ra chiếc máy giúp bà con có nước để uống. Sau 8 tháng mày mò, em cùng thấy giáo của mình đã thành công.

Ý kiến bạn đọc ()

Chiều 31/3, được nhà trường cho nghỉ, nhóm học sinh lớp 7A2 trường THCS Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) vào suối Cả ở xã Cẩm Đường chơi. 

Trong lúc đùa giỡn, em Lê Thị Kim Thoa bị trượt chân rớt xuống suối. Thấy bạn chới với, Đỗ Văn Huy và Nguyễn Hoàng Phi Hùng liền nhảy xuống cứu bạn nhưng do nước sâu và không biết bơi nên cả 3 đều bị nước cuốn chìm.

Khu vực các em gặp nạn rất hoang vắng, sâu khoảng 2 m. Thấy các bạn mất tích, những học sinh còn lại chạy gọi người đến vớt cả 3 em lên nhưng đều tử vong. Thi thể các em sau đó được bàn giao cho gia đình lo hậu sự. 

Phước Tuấn

Sáng 31/3, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày Bảo vật hoàng cung - Kim sách triều Nguyễn (1802 - 1945), lần đầu tiên giới thiệu tới công chúng 22 cuốn kim sách tiêu biểu và 10 kim bảo liên quan dưới triều Nguyễn.

lan-dau-trung-bay-kim-sach-trieu-nguyen

Kim sách bằng vàng, vua Gia Long cho đúc năm 1806 để ca tụng công đức và truy dâng tôn hiệu cho chúa Nguyễn Hoàng - người đầu tiên lập nghiệp và xây dựng chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong, tạo tiền đề cho việc lập triều Nguyễn sau này. Ảnh: Hoàng Phương.

Kim sách là loại thư tịch cổ đặc biệt, được làm từ các kim loại quý, dùng dể ghi việc chính sự, lễ nghi triều đình như sự kiện các hoàng đế lên ngôi, lập thái tử, hoàng hậu hoặc ghi công, phong tước và dâng ban tôn hiệu, tôn thụy cho hoàng thân, quốc thích. Lời sách do đích thân các hoàng đế triều Nguyễn hoặc đại thần biên soạn và việc chế tạo kim sách được giao cho Hữu ty thuộc bộ Lễ thực hiện.

Bộ sưu tập kim sách bằng vàng và bạc mạ vàng, có khổ chữ nhật đứng, bìa trang trí hình rồng 5 móng và hình phượng, gáy đóng khuyên tròn. Mỗi kim sách chứa đựng thông tin giá trị về lịch sử, văn hóa và là di sản vô giá. Nhiều cuốn còn kèm theo kim bảo được đúc cùng thời điểm, sự kiện.

lan-dau-trung-bay-kim-sach-trieu-nguyen-1

Ấn Thánh Tổ Nhân Hoàng đế chi bảo bằng vàng, đúc năm 1841 do hoàng đế Thiệu Trị cho đúc cùng kim sách dâng tôn thụy cho hoàng đế Minh Mệnh. Ảnh: Hoàng Phương.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết, những cuốn kim sách này được bảo tàng lưu giữ hàng chục năm, trải qua nhiều thăng trầm, chiến tranh khắc nghiệt và thử thách của thời đại. Có thời gian, sách đã được bàn đến với một tiêu chí khác, đó là chuyển đổi thành giá trị ngân sách cho công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Song may mắn là cuối cùng những hiện vật này vẫn được giữ lại.

"Đến nay, chúng tôi thấy cần phải đưa ra trước công chúng để giới thiệu về một loại hình di sản gắn với các đời vua Nguyễn trong quá trình thống nhất, xây dựng và bảo vệ đất nước. Nó có ý nghĩa hết sức quan trọng về chính trị, văn hóa, xã hội nghệ thuật. Bảo tàng đã cơ bản hoàn thành việc dịch và hiệu đính kim sách", ông Cường thông tin.

Cuộc trưng bày kim sách, kim ấn kéo dài đến đầu tháng 8/2016.

Nhà Nguyễn (1802 - 1945) là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, bắt đầu từ khi vua Gia Long lật đổ nhà Tây Sơn và lên ngôi năm 1802; chấm dứt hoàn toàn khi vua Bảo Đại thoái vị năm 1945 sau sự kiện Cách mạng tháng Tám.

Trải qua 143 năm tồn tại, triều Nguyễn có 13 hoàng đế trị vì. Vua ở ngôi lâu nhất là Tự Đức với 36 năm, ngôi ngắn nhất là Dục Đức, chỉ 3 ngày. Đây là triều đại còn lưu giữ được đến ngày nay nhiều hiện vật giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. Mộc bản, nhã nhạc cung đình được UNESCO công nhận là di sản tư liệu, di sản phi vật thể thế giới. Đặc biệt, châu bản, mộc bản là những tài liệu có giá trị chứng minh, khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Hoàng Phương

Ngày 31/3, ông Bríu Liếc, Bí thư huyện Tây Giang (Quảng Nam), đã có văn bản giải trình gửi Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc đào hầm xuyên núi.

Ông Liếc cho biết bản thân có hai bằng đại học và đã giữ nhiều trọng trách như Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy… “Tôi luôn được cán bộ, nhân dân huyện Tây Giang và nhân dân Lào giáp biên giới với Tây Giang yêu mến, giúp đỡ, động viên để bản thân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bản thân tôi đủ biết những việc gì mình nên làm, nên tránh. Tôi không muốn để phụ lòng tin của bà con nhân dân, cán bộ Đảng viên tin tưởng mình, luôn lấy công việc làm thước đo để phấn đấu”, ông Liếc mở đầu bản giải trình.

bi-thu-huyen-tay-giang-dao-ham-cung-nhu-dao-gieng

Đường hầm xuyên núi của Bí thư Liếc. Ảnh: Tiến Hùng.

Bác bỏ việc đào hầm tìm vàng, ông Liếc cho biết hầm được đào trong khu vực vườn nhà, đã có bìa đỏ. Việc này bắt đầu từ năm 2009, phương tiện đào chỉ dùng công cụ thô sơ như cuốc, xà beng, xẻng, xe cút kít… và không dùng sắt thép, xi măng. Hầm mới đào thông, chưa hoàn chỉnh chiều cao khoảng 1,8 đến 2 m và rộng 1 m, dài 48 m.

“Tôi nghĩ sau này khi hết tuổi phục vụ, có thời gian rảnh rỗi sẽ phục hồi nghề gia truyền của gia đình là nấu rượu. Đơn thuần chỉ nghĩ và làm vì mục đích đó, chứ đâu có đào vàng bạc để làm giàu bất chính như dư luận đồn thổi, quy kết. Vậy nếu có vàng mà bỏ ngoài trời như vậy sao không thấy ai lấy đất đá đó mà làm giàu. Đào hầm trên thửa đất của mình cũng giống như đào giếng, đào ao, đào mương thoát nước… không ảnh hưởng đến môi trường, không vi phạm pháp luật”, Bí thư Liếc viết.

Bí thư huyện cho hay, đến giờ vẫn không rõ mình vi phạm pháp luật ở chỗ nào. “Người làm ăn lương thiện cũng bị xã hội lên án, sao muốn sống tốt cũng khó thế”, ông Liếc viết đồng thời đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam sớm kiểm tra, kết luận đúng sai chỗ nào.

“Nếu kết luận tôi sai, tôi hoàn toàn chấp nhận mọi hình thức kỷ luận của cấp trên. Ngược lại, nếu tôi không vi phạm pháp luật, Điều lệ Đảng thì tổ chức có trách nhiệm bảo vệ uy tín, danh dự cán bộ”, ông Liếc viết.

Theo Bí thư, việc đào hầm diễn ra công khai, cả huyện Tây Giang gần như ai cũng biết. Trong nhiều cuộc họp chi bộ, ông có chia sẻ việc đào hầm nấu rượu và được chi bộ động viên.

Trong khi trước đó, ông Zơ Râm Buôn, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tây Giang khẳng định với VnExpress “không hề hay biết bí thư huyện đào hầm rượu xuyên núi”.

Vụ việc đang được nhà chức trách Quảng Nam làm rõ.

Tiến Hùng

Sáng 31/3, 6 trong số 11 nạn nhân vụ tai nạn xe khách 7 chỗ lao xuống vực, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cấp cứu đã tỉnh táo. Nhớ lại giây phút phải đối mặt với tử thần, nhiều người vẫn rùng mình.

nan-nhan-vu-oto-lao-vuc-30m-deu-di-lam-thue-o-trung-quoc

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Hồng Vân

Bà Lò Thị Sâm (xã Mường Than, Than Uyên, Lai Châu) kể, những người gặp nạn đều đi làm ăn bên Trung Quốc. Họ đi bộ qua lối mòn biên giới về địa phận Lạng Sơn, rồi thuê xe chở về bến chính ở TP Lạng Sơn. Thay vì đi đường chính, ôtô 7 chỗ chở 11 người chạy trên đường liên thôn nhỏ hẹp, nhiều khúc cua và vắng người qua lại.

“Ôtô đi được khoảng 4 km thì gặp một xe cùng loại chạy ngược chiều. Tài xế đánh lái tránh khiến xe nẩy lên, lộn nhiều vòng rồi rồi lật ngửa dưới vực sâu. Một số người bị va đập mạnh bất tỉnh, còn lại đều la hét hoảng sợ, cố gắng đập cửa bò ra ngoài”, bà Sâm kể và cho biết dù bị thương, máu chảy đầy mặt nhưng vẫn cố gắng bò vào trong xe kéo con trai đang bất tỉnh và một phụ nữ ra ngoài.

Anh Lò Văn Bất (19 tuổi, con trai bà Sâm) bị gãy chân và chấn thương vai vẫn còn hoảng sợ kể lại: “Lúc xe từ trên đường rơi xuống vực, tôi chỉ biết bám chặt tay vào thành ghế trước và ngất đi. Khi tỉnh lại, tôi mới biết anh họ là Lò Văn Hùng (27 tuổi) ngồi ghế đầu và hai người ngồi ghế cuối mất rồi”.

Một số người dân nhìn thấy tai nạn đã chạy xuống giúp và gọi điện cho lực lượng chức năng. Ngoài 3 người tử nạn tại chỗ, 6 người khác được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn cấp cứu. Tài xế Mè Văn Thưởng (27 tuổi) và một người khác bị xây xát nhẹ, không phải nằm viện điều trị.

nan-nhan-vu-oto-lao-vuc-30m-deu-di-lam-thue-o-trung-quoc-1

Anh Lò Văn Bất là một trong 6 hành khách quê Lai Châu. Ảnh: Hồng Vân

Trong số nạn nhân, có 6 người ở Lai Châu là bà con cùng xã sang vùng núi ở Trung Quốc chặt mía thuê. "Công việc rất vất vả, tiền công khoảng 250 nghìn đồng/ngày, nhưng chỉ kéo dài được hơn một tháng thì hết mía. Mẹ con tôi và những người cùng xã phải bắt xe về quê", anh Lò Văn Bất kể.

Theo bác sĩ Vi Hồng Đức, Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn, trong 6 người được chuyển vào chiều qua có một trường hợp nặng vừa được mổ. 5 người còn lại không quá nguy kịch.

Trước đó khoảng 15h ngày 30/3, ôtô 7 chỗ biển Lạng Sơn chở 10 người từ biên giới về TP Lạng Sơn, đến xã Thanh Lòa (huyện Cao Lộc) bỗng mất lái, lao nhanh xuống vực sâu khoảng 30 m. 3 người tử vong tại chỗ, 6 người bị thương.

Nguyên nhân ban đầu được xác định tài xế Mè Văn Thưởng (27 tuổi, trú phường Hoàng Văn Thụ, TP Lạng Sơn) chưa có giấy phép lái xe và không làm chủ tốc độ.

Hồng Vân

>>Ôtô lao xuống vực sâu 30m, 3 người tử nạn

Thứ năm, 31/3/2016 | 16:01 GMT+7

Thứ năm, 31/3/2016 | 16:01 GMT+7

Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang vừa được Ủy ban thường vụ Quốc hội giới thiệu để bầu vào chức danh Chủ tịch nước.

ong-tran-dai-quang-duoc-gioi-thieu-lam-chu-tich-nuoc

Đại tướng Trần Đại Quang.

 Tiếp tục cập nhật

Hoàng Thuỳ - Võ Hải

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }
Đoạn sông Cần Thơ, nơi được cho là Lộc cùng chó cưng bị nước cuốn mất tích. Ảnh: Cửu Long

Đoạn sông anh Lộc cùng chó cưng mất tích. Ảnh: Cửu Long

Ông Hạ Ngọc Bích (56 tuổi, ngụ quận Ô Môn, TP Cần Thơ) cho biết, sáng 31/3 cùng con trai Hạ Bửu Lộc (23 tuổi) điều khiển sà lan của gia đình, chở cát trên sông Cần Thơ - hướng từ quận Ninh Kiều về quận Ô Môn.

Đến khu vực bến phà Vàm Xáng (huyện Phong Điền), con chó hơn một tuổi do Lộc nuôi từ bé, mang theo để trông giữ sà lan, bất ngờ rơi xuống sông. Lập tức, Lộc nhảy xuống vớt nó.

"Khi thấy thằng Lộc ôm được con chó, bơi hướng vào bờ, tôi mới lái sà lan tấp vào chờ. Nhưng hơn 30 phút sau vẫn không thấy nó và con chó đâu", ông Bích rớt nước mắt, nói.

Người nhái được huy động tìm kiếm nạn nhân. Ảnh: Cửu Long

Người nhái được huy động tìm kiếm nạn nhân. Ảnh: Cửu Long

Linh tính có chuyện chẳng lành vì khúc sông này rất sâu và nước chảy xiết, ông Bích nhờ nhiều nghe tàu đi ngang tìm kiếm nhưng không ai gặp. Đến 15h, hàng chục thợ lặn giỏi và lực lượng cứu hộ vẫn đang quần thảo trên đoạn sông tìm kiếm Lộc.

Người dân địa phương cho biết từng có nhiều vụ chết đuối tại khúc sông này.

Cửu Long

Dự kiến, kết quả thảo luận và bỏ phiếu kín miễn nhiệm Chủ tịch nước sẽ được công bố vào 15h chiều nay. Đại biểu sẽ thông qua Nghị quyết miễn nhiệm ngay sau đó.

Danh sách đề cử vị trí Chủ tịch nước được thảo luận tại đoàn và bỏ phiếu bầu vào ngày 2/4.

Người kế nhiệm ông Trương Tấn Sang, theo giới thiệu của Trung ương, là Bộ Trưởng Công an Trần Đại Quang.

ong-truong-tan-sang-thoi-chuc-chu-tich-nuoc

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ảnh: AFP.

Ông Trương Tấn Sang (67 tuổi) quê ở Long An được bầu làm Chủ tịch nước từ tháng 7/2011.

Đi lên từ cơ sở với chức vụ giám đốc Nông trường Phạm Văn Hai, giám đốc Sở Lâm nghiệp, Bí thư huyện ủy Bình Chánh (TP HCM), năm 1988, ông làm Giám đốc Sở Nông nghiệp, Phó bí thư trường trực Thành ủy TP HCM, Phó chủ tịch rồi Chủ tịch UBND TP HCM.

Giai đoạn 1996-2000, ông là ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM. Trong sáu năm sau đó ông đảm nhận vị trí Trưởng ban Kinh tế trung ương.

Từ 2006 đến 2011, ông là ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư, đại biểu Quốc hội khóa 9, 10, 11 và 13.

Tại Đại hội Đảng lần thứ 12, ông cùng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không tham gia Ban chấp hành khoá mới.

Hoàng Thuỳ - Võ Hải

Sáng 31/3, 6 trong số 11 nạn nhân vụ tai nạn xe khách 7 chỗ lao xuống vực, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cấp cứu đã tỉnh táo. Nhớ lại giây phút phải đối mặt với tử thần, nhiều người vẫn rùng mình.

nan-nhan-vu-oto-lao-vuc-sau-30m-deu-di-lam-thue-o-trung-quoc

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Hồng Vân

Bà Lò Thị Sâm (xã Mường Than, Than Uyên, Lai Châu) kể, những người gặp nạn đều đi làm ăn bên Trung Quốc. Họ đi bộ qua lối mòn biên giới về địa phận Lạng Sơn, rồi thuê xe chở về bến chính ở TP Lạng Sơn. Thay vì đi đường chính, ôtô 7 chỗ chở 11 người chạy trên đường liên thôn nhỏ hẹp, nhiều khúc cua và vắng người qua lại.

“Ôtô đi được khoảng 4 km thì gặp một xe cùng loại chạy ngược chiều. Tài xế đánh lái tránh khiến xe nẩy lên, lộn nhiều vòng rồi rồi lật ngửa dưới vực sâu. Một số người bị va đập mạnh bất tỉnh, còn lại đều la hét hoảng sợ, cố gắng đập cửa bò ra ngoài”, bà Sâm kể và cho biết dù bị thương, máu chảy đầy mặt nhưng vẫn cố gắng bò vào trong xe kéo con trai đang bất tỉnh và một phụ nữ ra ngoài.

Anh Lò Văn Bất (19 tuổi, con trai bà Sâm) bị gãy chân và chấn thương vai vẫn còn hoảng sợ kể lại: “Lúc xe từ trên đường rơi xuống vực, tôi chỉ biết bám chặt tay vào thành ghế trước và ngất đi. Khi tỉnh lại, tôi mới biết anh họ là Lò Văn Hùng (27 tuổi) ngồi ghế đầu và hai người ngồi ghế cuối mất rồi”.

Một số người dân nhìn thấy tai nạn đã chạy xuống giúp và gọi điện cho lực lượng chức năng. Ngoài 3 người tử nạn tại chỗ, 6 người khác được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn cấp cứu. Tài xế Mè Văn Thưởng (27 tuổi) và một người khác bị xây xát nhẹ, không phải nằm viện điều trị.

nan-nhan-vu-oto-lao-vuc-sau-30m-deu-di-lam-thue-o-trung-quoc-1

Anh Lò Văn Bất là một trong 6 hành khách quê Lai Châu. Ảnh: Hồng Vân

Trong số nạn nhân, có 6 người ở Lai Châu là bà con cùng xã sang vùng núi ở Trung Quốc chặt mía thuê. "Công việc rất vất vả, tiền công khoảng 250 nghìn đồng/ngày, nhưng chỉ kéo dài được hơn một tháng thì hết mía. Mẹ con tôi và những người cùng xã phải bắt xe về quê", anh Lò Văn Bất kể.

Theo bác sĩ Vi Hồng Đức, Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn, trong 6 người được chuyển vào chiều qua có một trường hợp nặng vừa được mổ. 5 người còn lại không quá nguy kịch.

Trước đó khoảng 15h ngày 30/3, ôtô 7 chỗ biển Lạng Sơn chở 10 người từ biên giới về TP Lạng Sơn, đến xã Thanh Lòa (huyện Cao Lộc) bỗng mất lái, lao nhanh xuống vực sâu khoảng 30 m. 3 người tử vong tại chỗ, 6 người bị thương.

Nguyên nhân ban đầu được xác định tài xế Mè Văn Thưởng (27 tuổi, trú phường Hoàng Văn Thụ, TP Lạng Sơn) chưa có giấy phép lái xe và không làm chủ tốc độ.

Hồng Vân

>>Ôtô lao xuống vực sâu 30m, 3 người tử nạn

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

Dự kiến, kết quả thảo luận và bỏ phiếu kín miễn nhiệm Chủ tịch nước sẽ được công bố vào 15h chiều nay. Đại biểu sẽ thông qua Nghị quyết miễn nhiệm ngay sau đó.

Danh sách đề cử vị trí Chủ tịch nước được thảo luận tại đoàn và bỏ phiếu bầu vào ngày 2/4.

Người kế nhiệm ông Trương Tấn Sang, theo giới thiệu của Trung ương, là Bộ Trưởng Công an Trần Đại Quang.

quoc-hoi-tien-hanh-mien-nhiem-chu-tich-nuoc-truong-tan-sang

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ảnh: AFP.

Ông Trương Tấn Sang (67 tuổi) quê ở Long An được bầu làm Chủ tịch nước từ tháng 7/2011.

Đi lên từ cơ sở với chức vụ giám đốc Nông trường Phạm Văn Hai, giám đốc Sở Lâm nghiệp, Bí thư huyện ủy Bình Chánh (TP HCM), năm 1988, ông làm Giám đốc Sở Nông nghiệp, Phó bí thư trường trực Thành ủy TP HCM, Phó chủ tịch rồi Chủ tịch UBND TP HCM.

Giai đoạn 1996-2000, ông là ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM. Trong sáu năm sau đó ông đảm nhận vị trí Trưởng ban Kinh tế trung ương.

Từ 2006 đến 2011, ông là ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư, đại biểu Quốc hội khóa 9, 10, 11 và 13.

Tại Đại hội Đảng lần thứ 12, ông cùng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không tham gia Ban chấp hành khoá mới.

Hoàng Thuỳ - Võ Hải

Dự kiến, kết quả thảo luận và bỏ phiếu kín miễn nhiệm Chủ tịch nước sẽ được công bố vào 15h chiều nay. Đại biểu sẽ thông qua Nghị quyết miễn nhiệm ngay sau đó.

Danh sách đề cử vị trí Chủ tịch nước được thảo luận tại đoàn và bỏ phiếu bầu vào ngày 2/4.

Người kế nhiệm ông Trương Tấn Sang, theo giới thiệu của Trung ương, là Bộ Trưởng Công an Trần Đại Quang.

quoc-hoi-mien-nhiem-chu-tich-nuoc-truong-tan-sang

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ảnh: AFP.

Ông Trương Tấn Sang (67 tuổi) quê ở Long An được bầu làm Chủ tịch nước từ tháng 7/2011.

Đi lên từ cơ sở với chức vụ giám đốc Nông trường Phạm Văn Hai, giám đốc Sở Lâm nghiệp, Bí thư huyện ủy Bình Chánh (TP HCM), năm 1988, ông làm Giám đốc Sở Nông nghiệp, Phó bí thư trường trực Thành ủy TP HCM, Phó chủ tịch rồi Chủ tịch UBND TP HCM.

Giai đoạn 1996-2000, ông là ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM. Trong sáu năm sau đó ông đảm nhận vị trí Trưởng ban Kinh tế trung ương.

Từ 2006 đến 2011, ông là ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư, đại biểu Quốc hội khóa 9, 10, 11 và 13.

Tại Đại hội Đảng lần thứ 12, ông cùng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không tham gia Ban chấp hành khoá mới.

Hoàng Thuỳ - Võ Hải

ngu-dan-quang-tri-trung-me-luoi-10-tan-ca-be-quyt-hiem-gap

Ông Lới may mắn trúng 10 tấn cá bè quỵt rất hiếm gặp sau nửa ngày ra khơi. Ảnh: Uyên Nhi

Tối 30/3, tàu cá của ông Võ Lới cập cảng cá Nam Cửa Việt (huyện Triệu Phong, Quảng Trị) với 10 tấn cá bè quỵt, mỗi con trọng lượng 8-30 kg. Đây là loài cá có giá trị kinh tế cao và rất hiếm gặp.

Ông Lới cho biết tàu vỏ gỗ 400CV cùng 10 thuyền viên xuất bến vào trưa cùng ngày, ra vùng biển Cồn Cỏ để đánh bắt cá nục và cá cơm, trong chuyến biển dự kiến kéo dài đến 4 ngày.

Tuy nhiên, đến chiều thì ông Lới và các thuyền viên may mắn quây được mẻ cá bè quỵt khoảng 20 tấn. “Do lưới bị rách nên tôi chỉ thu được một nửa mẻ cá. Đây là lần thứ hai sau 10 năm tôi mới gặp lại loài cá này”, ông Lới nói.

Với giá trị trường 65.000 đồng mỗi kg, ông Lới thu được 650 triệu đồng sau nửa ngày ra khơi. Nghe tin tàu ông Lới trúng loài cá hiếm gặp, nhiều người dân tập trung ở cảng cá để tận mắt thấy loài này.

Hoàng Táo

Một tay đặt lên cuốn Hiến pháp, một tay giơ ngang mặt hướng về phía hội trường, giọng tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thoáng xúc động: "Tôi xin tuyên thệ tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, với hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tôi nguyện nỗ lực rèn luyện phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó".

Ý kiến bạn đọc ()

ba-nguyen-thi-kim-ngan-lam-chu-tich-quoc-hoi

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân 62 tuổi. Với trình độ học vấn thạc sĩ Kinh tế, bà Kim Ngân từng kinh qua các vị trí: giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bến Tre, Thứ trưởng Tài chính, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, Thứ trưởng Thường trực Bộ Thương mại, Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội; Phó chủ tịch Quốc hội từ năm 2011.

Bà là ủy viên Ban chấp hành Trung ương khóa 9, 10, 11, 12; ủy viên Bộ Chính trị khóa 11, 12; đại biểu Quốc hội khóa 12, 13.

Hai lần lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, bà Ngân đều dẫn đầu danh sách được tín nhiệm. Năm 2013, bà đạt 372 "tín nhiệm cao" - số phiếu nhiều nhất trong các đại biểu. Năm 2014, bà đạt "tín nhiệm cao" nhiều nhất với 390 phiếu..

hom-nay-quoc-hoi-mien-nhiem-chu-tich-nguyen-sinh-hung-1

Cơ cấu nhân sự Quốc hội khóa 13.

Đại biểu Lê Như Tiến đánh giá cao lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam có nữ Chủ tịch, điều đó chứng tỏ chủ trương đề cao vai trò người phụ nữ trong lãnh đạo và quản lý đất nước.

"Tôi cho đấy là chủ trương rất đúng và phù hợp với bình đẳng giới mà chúng ta cũng vừa mới thông qua. Tôi cũng thấy chủ trương tăng số đại biểu nữ lên 30% Đại biểu cũng rất tốt và phù hợp với tiến trình chúng ta cũng hòa nhập với thế giới, việc nam nữ binh quyền, hy vọng ngày càng có nhiều những đại biểu Quốc hội hoặc vị lãnh đạo các cơ quan Đảng và Nhà nước là phụ nữ", ông Tiến nói.

Hoàng Thuỳ - Võ Hải

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng vừa yêu cầu kiểm điểm tập thể, cá nhân ở 4 sở, ngành gồm Tài nguyên Môi trường, Xây dựng, Công thương, UBND TP Thanh Hóa liên quan đến việc tham mưu cho UBND tỉnh chấp thuận địa điểm cho Công ty CP sản xuất và thương mại tổng hợp Cường Phát xây dựng nhà máy phân bón Sao Nông tại xã Đông Vinh, TP Thanh Hóa.

tham-muu-sai-4-co-quan-o-thanh-hoa-bi-kiem-diem

Người dân xã Đông Vinh nhiều ngày tập trung phản đối nhà máy phân bón Sao Nông gây ô nhiễm. Ảnh: Lam Sơn.

Trước việc nhà máy phân bón Sao Nông gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khiến hàng trăm người dân tập trung phản đối, UBND tỉnh Thanh Hóa cho rằng, chính công tác tham mưu của các Sở, ngành nêu trên đã dẫn đến việc quy hoạch vị trí nhà máy sai quy định.

UBND TP Thanh Hóa sau kiểm tra đã chỉ ra rằng, các cơ sở sản xuất phân bón chứa Nitơ thuộc nhóm đối tượng độc hại cấp 1, phải có khoảng cách cách ly với khu dân cư là 1.000 m. Tuy nhiên, thực tế cự ly hiện tại của nhà máy phân bón Sao Nông chỉ khoảng 100 m đến khu dân cư gần nhất.

Từ sau Tết Nguyên đán, hàng trăm người dân thôn Đa Sỹ, xã Đông Vinh (TP Thanh Hóa) kéo đến trước cổng Nhà máy sản xuất phân bón Sao Nông để phản đối hoạt động sản xuất phân hóa học gây ô nhiễm môi trường. Những tấm băng rôn lớn với nội dung: “Đề nghị nhà máy phân lân Sao Nông trả lại hơi thở sức sống cho người dân”, “Môi trường ô nhiễm phá tan cuộc sống yên bình”… được giăng trước cổng nhà máy.

Đoàn liên ngành gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND TP Thanh Hóa, Cảnh sát Môi trường Thanh Hóa đã về làm việc trực tiếp tại nhà máy. Theo biên bản làm việc ngày 18/2, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa kết luận, công ty này chưa thực hiện đầy đủ giải pháp xử lý bụi, khí thải tại dây chuyền vê viên. Trước khi đi vào hoạt động, công ty không báo cáo vận hành thử nghiệm dây chuyền sản xuất; chưa đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại…

Đoàn liên ngành sau đó yêu cầu Công ty Cường Phát tạm dừng hoạt động Nhà máy phân bón Sao Nông để khắc phục vấn đề xử lý chất thải, báo cáo cơ quan chức năng. Khi chưa được cấp phép hoạt động trở lại, doanh nghiệp bị người dân tố cáo đã lén lút sản xuất trở lại khiến những ngày qua, hàng trăm người dân tiếp tục tập trung phản đối.

Ngày 19/3, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng phải tổ chức đối thoại với người dân. Ông Xứng nhận trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc để nhà máy phân bón Sao Nông hoạt động gần khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường, đồng thời quyết định dừng toàn bộ hoạt động sản xuất của Nhà máy Sao Nông.

 Lê Hoàng

Chính quyền các địa phương thường xuyên tuyên trên ngư dân không đánh trái phép trên ngư trường các nước láng giềng. Ảnh: Cửu Long

Chính quyền các địa phương thường xuyên tuyên truyền ngư dân không đánh trái phép trên ngư trường các nước láng giềng. Ảnh: Cửu Long

Trao đổi với VnExpress về việc 7 tàu đánh cá cùng 38 ngư dân Kiên Giang, Cà Mau vừa bị Thái Lan bắt giữ vì đánh bắt trái phép trên vùng biển nước này, đại tá Phạm Văn Sáng - Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang - cho biết, 2 tàu của ngư dân huyện Kiên Lương chủ yếu khai thác con banh lông (thuộc họ hải sâm) bên tận ngư trường Thái Lan. "Người ta bắt là phải rồi. Các gia đình có tàu bị bắt nói còn mấy chiếc nữa đang nằm bên đó", đại tá Sáng nói.

Theo thông kê, trong năm qua có hơn 20 vụ tàu cá của ngư dân Kiên Giang đánh bắt vi phạm lãnh hải bị lực lượng chức năng các nước Thái Lan, Indonesia, Campuchia bắt giữ. Hơn 50 phương tiện, gần 300 ngư phủ, thuyền trưởng bị bắt, phạt tiền hàng trăm nghìn USD. Riêng lượng tài sản, cá tôm, xăng dầu bị lấy đi rất lớn. Nhiều vụ việc, sau khi bị bắt, chủ tàu cùng ngư dân tự xử lý, không trình báo cơ quan chức năng.

Nghiêm trọng nhất là tháng 9/2015 có 6 tàu cá của ngư dân Kiên Giang khai thác trong vùng biển Thái Lan bị cảnh sát biển nước này đuổi bắt. Các tàu cá bỏ chạy nên phía cảnh sát Thái Lan nổ súng làm một thuyền trưởng chết tại chỗ và 2 ngư dân khác bị thương.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nguyễn Văn Tâm cho hay các ngành chức năng, chính quyền địa phương thường xuyên vận động, tuyên truyền các ngư dân, chủ tàu phải tôn trọng luật pháp quốc tế, không được đánh bắt trên hải phận các nước bạn. Cuối năm 2014, có đoàn cán bộ của Thái Lan trực tiếp đến làm việc với tỉnh và ngư dân về việc đánh bắt đúng ngư trường .

Trong chính sách khai thác thủy sản, tỉnh Kiên Giang không chấp nhận ngư dân đi khai thác thủy sản ở vùng biển các nước lân cận mà chưa có sự hợp tác ký kết giữa hai quốc gia. "Nhưng thực tế, việc khai thác trái phép trên vùng biển các nước láng giềng vẫn diễn ra phổ biến. Các tàu này không tuân thủ, bị bắt thì phải chịu hình thức xử lý của luật pháp nước sở tại", ông Tâm nói.

Một trong 6 tàu cá Kiên Giang bị cảnh sát biển Thái Lan xả súng hồi tháng 9/2015, khi xâm phạm ngư trường nước này. Ảnh: Cửu Long

Một trong 6 tàu cá Kiên Giang bị cảnh sát biển Thái Lan xả súng hồi tháng 9/2015, khi xâm phạm ngư trường nước này. Ảnh: Cửu Long

Tương tự, ông Nguyễn Đức Thánh - phụ trách Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau - cho hay tỉnh thường xuyên chỉ đạo ngành chức năng tổ chức tuyên truyền cho ngư dân nắm rõ pháp luật khi đánh bắt, khai thác trên biển. Cuối năm 2014, có đoàn cán bộ của Thái Lan trực tiếp đến làm việc với tỉnh và ngư dân về việc đánh bắt đúng ngư trường nhưng nhiều tàu cá của ta vẫn vi phạm.

Thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) có đội tàu đánh bắt lớn nhất tỉnh Cà Mau với hơn 1.300 chiếc (hơn 50% có công suất lớn, trên 200 CV). Mới đây, thị trấn có 7 tàu bị chính quyền Thái Lan bắt giữ với 42 ngư phủ. Hiện vẫn chưa có thông báo nào chính thức về việc chuộc lại tàu và người. Tiếp đó, hôm 14/3 tàu câu mực của ông Trần Văn Thái có 7 thuyền viên bị Thái Lan bắt giữ.

Theo ông Thái, sau khi tàu và ngư phủ bị bắt hai ngày, có một số điện thoại ở Thái Lan gọi vào máy của ông, yêu cầu chuẩn bị tiền chuộc, nhưng chưa đưa giá cụ thể. "Thông thường họ đưa ra mức giá trên dưới 200 triệu đồng để chuộc một tàu; riêng ngư phủ nếu không có 20 triệu đồng chuộc thì phải chịu phạt tù", ông Thái nói.

Trong vụ 6 tàu cá bị cảnh sát biển Thái Lan truy đuổi, nổ súng hồi tháng 9/2015 có 1 thuyền trưởng chết, 2 ngư phủ bị thương. Cảnh sát biển Thái Lan sau đó thừa nhận xử lý không tốt trong tình huống này. Ảnh: Cửu Long

Trong vụ 6 tàu cá bị cảnh sát biển Thái Lan truy đuổi, nổ súng hồi tháng 9/2015 có một thuyền trưởng chết, 2 ngư phủ bị thương. Cảnh sát biển Thái Lan sau đó thừa nhận xử lý không tốt trong tình huống này. Ảnh: Cửu Long

Theo Đồn Biên phòng 692 Sông Đốc (Bộ Đội Biên phòng tỉnh Cà Mau) năm 2014 có 27 tàu (217 thuyền viên) bị bắt giữ do đánh bắt trái phép trên vùng biển Thái Lan và Malaysia. Năm sau, con số này tăng lên 41 tàu với hơn 250 thuyền viên bị các nước bắt giữ, xử phạt, đòi tiền chuộc...

Trong đó, chủ tàu Nguyễn Văn Khởi (khóm 7, thị trấn Sông Đốc) cho hay tàu câu mực của ông và 7 ngư dân bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ và đòi tiền chuộc mới được đưa phương tiện và ngư phủ về nước.

"Đa số các tàu bị bắt trên vùng biển Thái Lan vì ngư trường nước này không có sự phối hợp giữa ngư dân ta và ngư dân nước bạn. Mặt khác, do nguồn lợi thủy sản nước bạn nhiều, nên đôi khi anh em lén lút sang đánh bắt, chủ tàu cũng không hay", ông Khởi phân trần.

Cửu Long - Phúc Hưng

Thứ năm, 31/3/2016 | 00:48 GMT+7

Thứ năm, 31/3/2016 | 00:48 GMT+7

Hồ chứa trơ đáy nứt nẻ, giếng đào sâu 40 m không có nước khiến hàng hàng nghìn hecta cà phê, tiêu, lúa... chết cháy và người dân Tây Nguyên vùng "rốn" hạn cũng không còn cả nước sinh hoạt.

Trong cơn hạn hán kéo dài nhiều tháng qua, hàng trăm hồ chứa ở các tỉnh Tây Nguyên chỉ còn khoảng 30-40% so với dung tích thiết kế. Tại Đăk Lăk có 250 hồ cạn nước, con số này ở Đăk Nông, Kon Tum, Gia Lai lần lượt là 17-40-5 hồ.

Trong ảnh là hồ Iamơnông rộng 69 ha trơ đáy ở huyện Chư Păh, Gia Lai. Đây cũng là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của trận hạn hán khắc nghiệt được đánh giá nghiêm trọng nhất hai mươi năm qua.

Không chỉ hồ chứa, tất cả giếng đào sâu 30-40 m cũng không có nước. "Mình đã đào 42 m, tạt ngang 3 m nữa nhưng cứ bơm chừng 10 phút là hết nước. Hiện không thể đào sâu thêm vì tiền công nhiều, lại gặp đá tảng", Anh Hồ Duy Hoàng, chủ 3 hecta cà phê ở huyện Chư Sê cho hay.

Thiếu nước, hàng nghìn ha lúa trên các cánh đồng ở phía tây tỉnh Gia Lai cháy khô, giờ làm nguồn thức ăn cho trâu bò.

"Lúa đương bông nhưng chẳng có giọt nước nào nên cháy vàng, lép xẹp, mình đành để cho bò ăn thôi. Năm nay đói rồi, đồng bào mình chỉ dựa vào đây nên chờ chính quyền cứu trợ thôi", chị Rơ Châm Chút ở huyện Chư Pưh than thở.

Việc thiếu nước tưới khiến hàng trăm nghìn ha cà phê ở Tây Nguyên queo quắc. Bà Nguyễn Thị Nga ở huyện Chư Pưh có 5 sào cà phê nhưng phần lớn đã chết khô do 2 tháng nay do chỉ được tưới một lần.

Hàng loạt gia đình đã nhổ cọc, phá bỏ cây tiêu vì không có nước tưới. "Giờ nước sinh hoạt cho người còn phải tằn tiện lấy đâu ra nước tưới. Tiêu giúp mình làm giàu mấy năm nay giờ phải nhổ bỏ. Lâu lắm rồi làng này mới thấy hạn hán khốc liệt như năm nay", ông Võ Lâm Ba huyện Chư Pưh chia sẻ.

Dọc theo các tuyến đường dẫn vào rẫy tiêu, cà phê, người dân đua nhau đào, khoan giếng mới hoặc đào sâu hơn các giếng cũ để tìm nước. Nhiều chủ vườn cho biết phải vay ngân hàng, mượn tiền bà con ở xa để đào giếng bởi mỗi cái tốn 60-70 triệu đồng.

Nước sinh hoạt cũng trở thành vấn đề nan giải với người dân vùng hạn. Chiều tối hoặc sáng sớm, tại các khe suối, sông cạn, người dân địu giỏ mang bình ra hứng nước về sử dụng. Nguồn nước này dùng để ăn uống, tắm giặt trong gia đình.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp, hiện có hơn 30.000 người ở Tây Nguyên thiếu nước sinh hoạt. Đài khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên dự báo, đợt hạn hán sẽ còn kéo dài và lên đỉnh điểm vào thời gian tới.

Tại xã Hbông, nơi đang hứng chịu hạn hán khốc liệt nhất của tỉnh Gia Lai, hàng nghìn thùng nước được chính quyền địa phương hỗ trợ người dân giải "cơn khát" nước.

Chị Rơ Chăm Hân cho biết mỗi gia đình được hỗ trợ 3 thùng nước 20 lít, 3 can nhựa để chứa nên có thể yên tâm trong 10 ngày tới. "Vườn coi như bỏ rồi, người giờ cũng thiếu nước nữa mà. Giếng thì cạn khô nên nhận được nước hỗ trợ thì quý lắm", Rơ Chăm Hân hớn hở.

Nhận định về tình hình khô hạn tại Tây Nguyên, Thứ trưởng Nông nghiệp &Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng cho rằng, đây là đợt El Nino kéo dài nhất trong lịch sử quan trắc nước ta. Điều này khiến nhiệt độ tăng cao, lượng mưa ít gây thiếu nước nghiêm trọng, đe dọa đến sản xuất và đời sống của người dân.

"Mùa khô năm nay sẽ hạn gay gắt, khốc liệt nhất trong lịch sử Tây Nguyên", ông Trần Trung Thành - Phó giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Tây Nguyên nói.

Trước đó, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về thị sát hạn hán tại Tây Nguyên nhận định tình hình hết sức nghiêm trọng. Ông chỉ đạo giãn nợ cho người dân, phát 500 tấn gạo mỗi tỉnh để cứu đói đồng thời chi gấp 300 tỷ xây thêm hồ chứa khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai.

Duy Trần

Công an quận 5 (TP HCM) hôm 30/3 trao 110 xe đạp cho cảnh sát khu vực 10 phường trên địa bàn quận để thực hiện nhiệm vụ. Trên mỗi xe được dán tem công an phường và dòng chữ "cảnh sát khu vực". Đây cũng là đơn vị đầu tiên của Công an TP HCM sẽ tuần tra bằng xe đạp.

cong-an-tp-hcm-di-tuan-bang-xe-dap

Lực lượng cảnh sát khu vực Công an quận 5 là đơn vị đầu tiên của thành phố dùng xe đạp thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: V.A

Đại tá Nguyễn Văn Tiến - Trưởng Công an quận 5 - cho biết, lượng cảnh sát khu vực sử dụng xe đạp để tuần tra sẽ gần gũi, thân thiện với nhân dân, đồng thời giúp lực lượng này rèn luyện thân thể, giúp tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường...

Chủ tịch UBND quận 5 Phạm Quốc Huy đề nghị công an quận phải quyết tâm là đơn vị đầu tiên sử dụng công cụ này hiệu quả. "Không phải lễ bàn giao để chụp lại những tấm hình đẹp, mà sử dụng loại phương tiện này phải đạt hiệu quả xây dựng hình ảnh cảnh sát khu vực đẹp trong lòng dân", ông Huy nhấn mạnh.

Số xe đạp này được đầu tư theo hình thức xã hội hóa do một ngân hàng phối hợp doanh nghiệp trong nước tài trợ. Ngay sau lễ bàn giao, lực lượng cảnh sát khu vực 10 phường sử dụng xe đạp làm nhiệm vụ.

cong-an-tp-hcm-di-tuan-bang-xe-dap-1

Sau lễ bàn giao, lực lượng cảnh sát khu vực 10 phường sử dụng xe đạp về đơn vị và xuống đường làm nhiệm vụ. Ảnh: V.A

Trước đó Hà Nội, Nghệ An, Cần Thơ, Đà Nẵng, Thanh Hoá, Thừa Thiên - Huế... cũng nhận hàng trăm xe đạp và bàn giao cho cảnh sát khu vực. Tuy nhiên, hiện nhiều nơi xe công vụ này bị "đắp chiếu" do việc sử dụng được cho là mất thời gian, không tiện cho việc tuần tra ở các địa bàn rộng...

Trung Sơn

Chi cục Thú ý tỉnh Bình Dương ngày 30/3 đã ra quyết định xử phạt 10,5 triệu đồng đối với ông Trần Quốc Thái (33 tuổi, quê Bến Tre) về hành vi tiêm thuốc an thần Prozil fort (chất cấm) và dùng vòi bơm nước vào hàng trăm con heo.

Ngoài số tiền phạt, trại heo này buộc không được bán đàn heo sau một tuần. Ngoài ra, cơ quan Thú y cũng ra quyết định xử phạt 2,5 triệu đồng đối với người cho ông Thái thuê đất làm trại nhốt heo. 

Các thùng dùng để bơm nước vào heo. Ảnh: Nguyệt Triều

Hàng trăm con heo bị bơm nước và thuốc an thần. Ảnh: Nguyệt Triều

Hồi tuần trước, kiểm tra cơ sở thu mua heo của ông Thái, cơ quan chức năng bắt quả tang 6 công nhân đang dùng xô có gắn vòi, bơm nước vào miệng heo và tiêm thuốc an thần vào 10 con heo. Chuồng bên cạnh, hơn 200 con heo đã được bơm nước và thuốc, ngủ li bì.

Đoàn kiểm tra đã thu giữ được 44 vỏ chai thuốc nhãn hiệu Prozil fort đã sử dụng hết, bốn chai đang sử dụng dở và một bơm kim tiêm, 32 xô nước có gắn vòi.

Chủ cơ sở khai nhận mỗi ngày thuê 3 ôtô vận chuyển gần 300 con heo từ Bến Tre lên đây để bơm nước nhằm để tăng trọng. Heo bị tiêm thuốc an thần sẽ dễ bơm nước và yên ổn trong quá trình chuyển đến lò giết mổ ở quận Bình Thạnh, TP HCM.

Cơ quan chức năng khuyến cáo, thuốc an thần Prozil fort là chất cấm sử dụng cho heo chuẩn bị giết mổ. Người ăn phải thịt heo mới được tiêm thuốc trong vòng một tuần có nguy cơ mắc bệnh ung thư tủy, giảm hồng cầu, mục xương...

>>Xem videoCận cảnh heo bị bơm nước và tiêm thuốc an thần

Nguyệt Triều

Sau Nghị quyết miễn nhiệm Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng chiều qua, Quốc hội bắt đầu ngày làm việc 31/3 với báo cáo kết quả tiếp thu thảo luận tại đoàn về ứng viên Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.

Danh sách nhân sự để bầu vào các chức danh trên sẽ được bỏ phiếu kín rồi biểu quyết thông qua.

Lần đầu tiên trong lịch sử, Chủ tịch Quốc hội sẽ tuyên thệ trung thành với tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp khi nhậm chức.

quoc-hoi-bau-lanh-dao-moi-mien-nhiem-chu-tich-nuoc

Các đại biểu bấm nút thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.

Đến nay, người duy nhất trong danh sách kế nhiệm ông Nguyễn Sinh Hùng là Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (62 tuổi). Nếu trúng cử, bà Ngân sẽ là nữ Chủ tịch đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam.

Với trình độ học vấn thạc sĩ Kinh tế, bà Kim Ngân từng kinh qua các vị trí: giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bến Tre, Thứ trưởng Tài chính, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, Thứ trưởng Thường trực Bộ Thương mại, Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội; Phó chủ tịch Quốc hội từ năm 2011.

Bà là ủy viên Ban chấp hành Trung ương khóa 9, 10, 11, 12; ủy viên Bộ Chính trị khóa 11, 12; đại biểu Quốc hội khóa 12, 13. Hai lần lấy phiếu tín nhiệm, bà Ngân đều đứng đầu danh sách "tín nhiệm cao". 

hom-nay-quoc-hoi-mien-nhiem-chu-tich-nguyen-sinh-hung-1

Cơ cấu nhân sự Quốc hội khóa 13. 

Miễn nhiệm Chủ tịch nước

Cuối phiên làm việc sáng, Thường vụ trình Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đại biểu sẽ thảo luận nội dung này tại đoàn.

Từ 15h, kết quả thảo luận được báo cáo để đại biểu bỏ phiếu kín miễn nhiệm Chủ tịch nước. Sau kết quả bỏ phiếu, đại biểu bấm nút thông qua Nghị quyết miễn nhiệm. Danh sách đề cử vị trí Chủ tịch nước sẽ được thảo luận tại đoàn và bỏ phiếu bầu vào ngày 2/4.

Ông Trương Tấn Sang được bầu làm Chủ tịch nước từ tháng 7/2011. Tại Đại hội Đảng lần thứ 12, ông cùng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không tham gia Ban chấp hành khoá mới.

Người được giới thiệu kế nhiệm ông là Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang.

quoc-hoi-bau-lanh-dao-moi-mien-nhiem-chu-tich-nuoc-2

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ảnh: Giang Huy.

Nói về sự khác thường trong lần kiện toàn nhân sự cấp cao khi lãnh đạo đương nhiệm chưa hết nhiệm kỳ, đại biểu Dương Trung Quốc giải thích, thông thường các chức danh chủ chốt của quốc gia do đại biểu Quốc hội khoá mới bầu, để bắt đầu một nhiệm kỳ mới. Tuy nhiên, kết quả Đại hội Đảng 12 vừa qua đã tạo ra tình huống lần đầu tiên 3 chức danh quan trọng nhất không tham gia Ban chấp hành trung ương và không tham gia Bộ Chính trị. 

Nếu kéo dài tình trạng những vị trí cao cấp không có cương vị trong Đảng thì không phù hợp với thiết chế chính trị Việt Nam. Do đó, Quốc hội phải bầu mới một lúc ba vị trí quan trọng.

"Đây là tình huống phù hợp với đòi hỏi, để làm bộ máy sớm đi vào hoạt động có hiệu quả trong công tác đối nội và đối ngoại", đại biểu tỉnh Đồng Nai nói.

Hoàng Thuỳ

Ngày 30/3, cần cẩu 500 tấn cũng đã nâng tàu kéo sà lan đâm sập cầu Ghềnh lên mặt nước sau 10 ngày nằm dưới sông Đồng Nai. Trước đó, sau khi được thợ lặn cắt đôi dưới độ sâu 14 m, nhịp cầu cũng được đưa tàu lên bờ.

Đình Phúc, Phước Tuấn

Ý kiến bạn đọc ()

Khoảng 15h ngày 30/3, ôtô 7 chỗ biển Lạng Sơn chở 10 hành khách từ khu vực biên giới về TP Lạng Sơn, đến xã Thanh Lòa (huyện Cao Lộc) bỗng mất lái, lao nhanh xuống vực sâu khoảng 30 m.

Chiếc xe lật ngửa, bẹp dúm, hành khách la hét hoảng loạn. Các đơn vị chức năng dùng võng đưa người bị nạn lên mặt đường và chuyển đi cấp cứu. Tuy nhiên, 3 người đã tử nạn, số còn lại bị thương.

oto-lao-xuong-vuc-sau-30m-3-nguoi-tu-nan

Xe khách lao xuống vực sâu khoảng 30 m, bẹp dúm. Trong 10 hành khách có 4 người trú tại huyện Than Uyên (Lai Châu). Ảnh: Hồng Vân

Tài xế Mè Văn Thưởng (trú phường Hoàng Văn Thụ, TP Lạng Sơn) chưa có giấy phép lái xe cho rằng do tránh xe đi ngược chiều, đâm vào hòn đá mất lái nên lao xuống vực.

Nơi xảy ra tai nạn địa hình đồi núi quanh co, nhiều khúc cua gấp, đường nhỏ vắng người qua lại.

Công an đang điều tra tai nạn.

Hồng Vân

tran-dat-60-kg-duoc-tha-ve-tu-nhien-sau-10-nam-nuoi-nhot

Cá thể trăn đất nặng 60 kg, thuộc nhóm động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm. Ảnh: H.N.

Ngày 30/3, Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh đã tiếp nhận và chuyển giao con trăn đất nặng 60 kg cho Ban quản lý vườn quốc gia Bái Tử Long. Trăn sẽ được nuôi dưỡng trong môi trường bán tự nhiên tại đảo Ba Mùn (huyện Vân Đồn) để lấy lại các bản năng sinh tồn, sau đó sẽ thả về rừng.

Trước đó, con trăn đất được gia đình ông Ngô Sỹ Hào (trú phường Quảng Yên, thị xã Quảng Yên) mua về nuôi nhốt từ năm 2007. Mới đây ông Hào tự nguyện giao nộp trăn cho Hạt kiểm lâm thị xã Quảng Yên.

Trăn đất có tên khoa học là Python Molurus, thuộc nhóm 2B cần hạn chế khai thác và sử dụng với mục đích thương mại.

Minh Cương

Cuối giờ chiều 30/3, trưởng ban kiểm phiếu công bố kết quả miễn nhiệm các chức danh với ông Nguyễn Sinh Hùng sau phiên họp kín kéo dài từ 10h30 sáng. Đoàn kiểm phiếu gồm 25 thành viên do ông Huỳnh Văn Tý (Bình Thuận) làm trưởng đoàn.

Có 431 phiếu trên tổng số 477 đại biểu đồng ý miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội (chiếm 91%). 42 phiếu không đồng ý và 4 phiếu không hợp lệ.

Với chức danh Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia, 430 phiếu đồng ý miễn nhiệm trong khi 41 phiếu không đồng ý.

Ngay sau phần công bố kết quả kiểm phiếu, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc đọc dự thảo Nghị quyết miễn nhiệm, trong đó đề cập hai nội dung. Thứ nhất là quyết định miễn nhiệm hai chức vụ nêu trên với ông Nguyễn Sinh Hùng. Thứ hai là quyết định này có hiệu lực khi bầu được người thay thế. 

Nghị quyết được 455 đại biểu ấn nút thông qua (chiếm 92%), 4 ý kiến không tán thành và 4 không biểu quyết.

"Như vậy Quốc hội đã đồng ý miễn nhiệm, tuy nhiên ông Nguyễn Sinh Hùng vẫn làm nhiệm vụ cho đến khi bầu được Chủ tịch mới", Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng vui vẻ tự thông báo.

ong-nguyen-sinh-hung-thoi-chuc-chu-tich-quoc-hoi

Chủ tịch Quốc hội khóa 13 Nguyễn Sinh Hùng. Ảnh: Giang Huy.

Ông Nguyễn Sinh Hùng đảm nhận vị trí người đứng đầu Quốc hội năm 2011. Cùng với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông được nhiều đại biểu giới thiệu tái cử tại Đại hội Đảng khóa XII nhưng đã xin rút.

Chia sẻ về nhiệm kỳ của mình, ông cho biết "không còn gì trăn trở bởi hai nhiệm vụ quan trọng của người lãnh đạo đã hoàn thành". Thứ nhất là những việc được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao ông đã "làm hết sức, tận tâm, tận lực, rèn luyện để vượt qua chính mình". Thứ hai là chuẩn bị người thay thế mình. 

Kỷ niệm đáng nhớ nhất nhiệm kỳ với ông là thời gian soạn thảo và ban hành Hiến pháp 2013 

Ông Nguyễn Sinh Hùng (70 tuổi) quê ở Nghệ An, từng kinh qua các vị trí: Cán bộ Ngân hàng Kiến thiết Trung ương, Bộ Tài chính; Vụ trưởng Vụ Đầu tư xây dựng cơ bản, Bộ Tài chính; Chánh văn phòng Bộ Tài chính; Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Khối Kinh tế Trung ương; Cục trưởng Kho bạc Nhà nước; Thứ trưởng Tài chính; Bộ trưởng Tài chính.

Từ tháng 7/2006 đến trước khi làm Chủ tịch Quốc hội, ông giữ chức Phó thủ tướng, Phó bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ.

Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 8, 9, 10 và 11, Ủy viên Bộ Chính trị khóa 10, 11, Đại biểu Quốc hội khóa 10, 11, 12, 13.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (62 tuổi) được Bộ Chính trị giới thiệu thay thế ông. Quy trình bầu Chủ tịch khoá 14 sẽ diễn ra vào sáng 31/3. Nếu trúng cử, bà Ngân sẽ là nữ Chủ tịch đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam.

Trong 10 ngày tới, Quốc hội tiếp tục quy trình miễn nhiệm và bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, đồng thời kiện toàn cơ cấu nhân sự các cơ quan Quốc hội, Nhà nước và Chính phủ.

Hoàng Thùy - Võ Hải

Thứ tư, 30/3/2016 | 18:19 GMT+7

Thứ tư, 30/3/2016 | 18:19 GMT+7

Được trục vớt từ đáy sông sâu 14 m, tàu kéo sà lan đâm sập cầu Ghềnh bị biến dạng, không còn nguyên khối.

Ngày 30/3, tàu kéo sà lan chở 800 tấn cát từ miền Tây lên TP HCM, sau đó đâm sập cầu Ghềnh, được đưa lên mặt nước sau 10 ngày nằm dưới sông Đồng Nai.

Nhóm thợ lặn cho biết tàu bị mố cầu Ghềnh đè lên phần sau lái. Khi kéo lên mặt nước, họ phải bó tàu lại để đưa vào bờ.

Con tàu là một đống hỗn độn.

"Nó nằm dưới đáy sông sâu hơn 14 m. Khu vực này cũng có nước chảy siết nên công tác lặn khảo sát và trục vớt gặp rất nhiều khó khăn", thành viên nhóm thợ lăn nói.

Các cơ quan chức năng sẽ khám nghiệm con tàu để phục vụ cho công tác điều tra vụ án.

Trước đó, Tổng công ty xây dựng Công trình giao thông số 1 đã điều hàng trăm công nhân, kỹ sư tinh nhuệ nhất để thực hiện việc trục vớt các trụ cầu Ghềnh.

Họ dùng thiết bị chuyên dụng cắt các nhịp cầu thành nhiều phần nhỏ rồi cẩu đi.

Mỗi nhịp cầu khi được đưa lên mặt nước luôn được khám nghiệm tỷ mỉ. Dự kiến công tác trục vớt hoàn thành vào ngày 1/4. Hai nhịp cầu còn lại sẽ được giao lại UBND tỉnh Đồng Nai đưa về khu du lịch Bửu Long để lưu niệm.

Trước đó, ngày 20/3, sà lan chở 800 tấn cát do hai tài công người miền Tây chưa có bằng lái điều khiển khi qua vùng nước xoáy đã đâm sập cầu Ghềnh. Tai nạn khiến 2 nhịp cầu đổ xuống sông, nhiều người đi xe máy trên cầu bị kéo tuột xuống mé nước nhưng may mắn thoát nạn.

Cầu sập, tuyết đường sắt Bắc - Nam bị đứt mạch. Từ Hà Nội vào, hành khách phải đến ga Biên Hòa sau đó được trung chuyển về Sài Gòn, dài 29 km. Tuyến giao thông thủy qua khu vực cũng bị phong tỏa.

Phước Tuấn

16h40 chiều 30/3, trưởng ban kiểm phiếu công bố kết quả bỏ phiếu kín miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia với ông Nguyễn Sinh Hùng. Đoàn kiểm phiếu gồm 25 thành viên do ông Huỳnh Văn Tý (Bình Thuận) làm trưởng đoàn.

Kết quả, có 477/494 (96%) đại biểu tham gia bỏ phiếu. Phiếu miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội hợp lệ là 473, không hợp lệ 4. Số phiếu đồng ý là 431 (91%), không đồng ý là 42 (8%).

Phiếu miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia là 430 đồng ý, 41 không đồng ý.

Ngay sau khi công bố kết quả kiểm phiếu, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc đọc dự thảo Nghị quyết miễn nhiệm, trong đó đề cập hai nội dung. Thứ nhất là quyết định miễn nhiệm hai chức vụ nêu trên với ông Nguyễn Sinh Hùng. Thứ hai là quyết định này có hiệu lực khi bầu được người thay thế. 

463 đại biểu tham gia bấm nút thông qua Nghị quyết (93%) với số tán thành là 455 (92%), không tán thành 4, không biểu quyết 4.

"Như vậy Quốc hội đã đồng ý miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia với ông Nguyễn Sinh Hùng. Tuy nhiên ông Hùng vẫn làm nhiệm vụ cho đến khi bầu được Chủ tịch mới", Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng vui vẻ tự thông báo.

quoc-hoi-dong-y-de-ong-nguyen-sinh-hung-thoi-chuc

Chủ tịch Quốc hội khóa 13 Nguyễn Sinh Hùng. Ảnh: Giang Huy.

Ông Nguyễn Sinh Hùng đảm nhận vị trí người đứng đầu Quốc hội năm 2011. Cùng với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông được nhiều đại biểu giới thiệu tái cử tại Đại hội Đảng khóa XII nhưng đã xin rút.

Chia sẻ về nhiệm kỳ của mình, ông cho biết "không còn gì trăn trở bởi hai nhiệm vụ quan trọng của người lãnh đạo đã hoàn thành". Thứ nhất là những việc được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao ông đã làm hết sức, tận tâm, tận lực, rèn luyện để vượt qua chính mình. Thứ hai là chuẩn bị người thay thế mình.

Ông Nguyễn Sinh Hùng (70 tuổi) quê ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Trước khi làm Chủ tịch Quốc hội, ông từng kinh qua các vị trí: Cán bộ Ngân hàng Kiến thiết Trung ương, Bộ Tài chính; Vụ trưởng Vụ Đầu tư xây dựng cơ bản, Bộ Tài chính; Chánh văn phòng Bộ Tài chính; Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Khối Kinh tế Trung ương; Cục trưởng Kho bạc Nhà nước; Thứ trưởng Tài chính; Bộ trưởng Tài chính.

Từ 7/2006 đến năm 2011, ông là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ; Phó bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ; Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. 

Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 8, 9, 10 và 11, Ủy viên Bộ Chính trị khóa 10, 11, Đại biểu Quốc hội khóa 10, 11, 12, 13.

Người được Bộ Chính trị giới thiệu thay thế ông là Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (62 tuổi). Quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội khoá 14 sẽ diễn ra vào sáng 31/3. Nếu trúng cử, bà Ngân sẽ là nữ Chủ tịch đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam. 

Hoàng Thùy - Võ Hải

16h40 chiều 30/3, trưởng ban kiểm phiếu công bố kết quả bỏ phiếu kín miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia với ông Nguyễn Sinh Hùng. Đoàn kiểm phiếu gồm 25 thành viên do ông Huỳnh Văn Tý (Bình Thuận) làm trưởng đoàn.

Kết quả, có 477/494 (96%) đại biểu tham gia bỏ phiếu. Phiếu miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội hợp lệ là 473, không hợp lệ 4. Số phiếu đồng ý là 431 (91%), không đồng ý là 42 (8%).

Phiếu miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia là 430 đồng ý, 41 không đồng ý.

Ngay sau khi công bố kết quả kiểm phiếu, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc đọc dự thảo Nghị quyết miễn nhiệm, trong đó đề cập hai nội dung. Thứ nhất là quyết định miễn nhiệm hai chức vụ nêu trên với ông Nguyễn Sinh Hùng. Thứ hai là quyết định này có hiệu lực khi bầu được người thay thế. 

463 đại biểu tham gia bấm nút thông qua Nghị quyết (93%) với số tán thành là 455 (92%), không tán thành 4, không biểu quyết 4.

"Như vậy Quốc hội đã đồng ý miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia với ông Nguyễn Sinh Hùng. Tuy nhiên ông Hùng vẫn làm nhiệm vụ cho đến khi bầu được Chủ tịch mới", Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng vui vẻ tự thông báo.

quoc-hoi-dong-y-mien-nhiem-ong-nguyen-sinh-hung

Chủ tịch Quốc hội khóa 13 Nguyễn Sinh Hùng.

Ông Nguyễn Sinh Hùng đảm nhận vị trí người đứng đầu Quốc hội năm 2011. Cùng với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông được nhiều đại biểu giới thiệu tái cử tại Đại hội Đảng khóa XII nhưng đã xin rút.

Chia sẻ về nhiệm kỳ của mình, ông cho biết "không còn gì trăn trở bởi hai nhiệm vụ quan trọng của người lãnh đạo đã hoàn thành". Thứ nhất là những việc được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao ông đã làm hết sức, tận tâm, tận lực, rèn luyện để vượt qua chính mình. Thứ hai là chuẩn bị người thay thế mình.

Ông Nguyễn Sinh Hùng (70 tuổi) quê ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Trước khi làm Chủ tịch Quốc hội, ông từng kinh qua các vị trí: Cán bộ Ngân hàng Kiến thiết Trung ương, Bộ Tài chính; Vụ trưởng Vụ Đầu tư xây dựng cơ bản, Bộ Tài chính; Chánh văn phòng Bộ Tài chính; Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Khối Kinh tế Trung ương; Cục trưởng Kho bạc Nhà nước; Thứ trưởng Tài chính; Bộ trưởng Tài chính.

Từ 7/2006 đến năm 2011, ông là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ; Phó bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ; Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. 

Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 8, 9, 10 và 11, Ủy viên Bộ Chính trị khóa 10, 11, Đại biểu Quốc hội khóa 10, 11, 12, 13.

Người được Bộ Chính trị giới thiệu thay thế ông là Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (62 tuổi). Quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội khoá 14 sẽ diễn ra vào sáng 31/3. Nếu trúng cử, bà Ngân sẽ là nữ Chủ tịch đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam.

Tiếp tục cập nhật

Ban kiểm phiếu gồm 25 thành viên, do ông Huỳnh Văn Tý (Bình Thuận) làm trưởng đoàn. Có 477/494 đại biểu tham gia bỏ phiếu. Phiếu miễn nhiệm chức vụ hợp lệ 473, 4 phiếu không hợp lệ. Đồng ý là 431 phiếu, không đồng ý là 42 phiếu (8,5%).

Phiếu miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia: 430 phiếu đồng ý, không đồng ý 41 phiếu.

Như vậy, Quốc hội đồng ý miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia với ông Nguyễn Sinh Hùng.

Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc đọc dự thảo Nghị quyết miễn nhiệm ngay sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố để đại biểu thông qua.

Dự thảo nghị quyết có hai nội dung. Thứ nhất là quyết định miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia đối với ông Nguyễn Sinh Hùng. Thứ hai là Quyết định này có hiệu lực từ khi bầu được người thay thế.

quoc-hoi-dong-y-mien-nhiem-chu-tich-nguyen-sinh-hung

Chủ tịch Quốc hội khóa 13 Nguyễn Sinh Hùng.

Ông Nguyễn Sinh Hùng đảm nhận vị trí người đứng đầu Quốc hội năm 2011. Cùng với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông được nhiều đại biểu giới thiệu tái cử tại Đại hội Đảng khóa XII nhưng đã xin rút.

Chia sẻ về nhiệm kỳ của mình, ông cho biết "không còn gì trăn trở bởi hai nhiệm vụ quan trọng của người lãnh đạo đã hoàn thành". Thứ nhất là những việc được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao ông đã làm hết sức, tận tâm, tận lực, rèn luyện để vượt qua chính mình. Thứ hai là chuẩn bị người thay thế mình.

Ông Nguyễn Sinh Hùng (70 tuổi) quê ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Trước khi làm Chủ tịch Quốc hội, ông từng kinh qua các vị trí: Cán bộ Ngân hàng Kiến thiết Trung ương, Bộ Tài chính; Vụ trưởng Vụ Đầu tư xây dựng cơ bản, Bộ Tài chính; Chánh văn phòng Bộ Tài chính; Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Khối Kinh tế Trung ương; Cục trưởng Kho bạc Nhà nước; Thứ trưởng Tài chính; Bộ trưởng Tài chính.

Từ 7/2006 đến năm 2011, ông là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ; Phó bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ; Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. 

Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 8, 9, 10 và 11, Ủy viên Bộ Chính trị khóa 10, 11, Đại biểu Quốc hội khóa 10, 11, 12, 13.

Người được Bộ Chính trị giới thiệu thay thế ông là Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (62 tuổi). Quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội khoá 14 sẽ diễn ra vào sáng 31/3. Nếu trúng cử, bà Ngân sẽ là nữ Chủ tịch đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam.

"Nhận viện trợ hay vay vốn ODA của Trung Quốc thì sau này có kiện đòi lãnh thổ được không", "Nhiệm kỳ này chúng ta chứng kiến nước mắt của Tổng bí thư rơi vào lịch sử"... là những câu nói khó quên của các đại biểu Quốc hội khóa 13.

Ý kiến bạn đọc ()

"Nhận viện trợ hay vay vốn ODA của Trung Quốc thì sau này có kiện đòi lãnh thổ được không", "Nhiệm kỳ này chúng ta chứng kiến nước mắt của Tổng bí thư rơi vào lịch sử"... là những câu nói khó quên của các đại biểu Quốc hội khóa 13.

Ý kiến bạn đọc ()

oto-huc-xe-may-cung-hai-nan-nhan-vang-xa-10m

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Phương Linh.

Trưa 30/3, ôtô 5 chỗ biển Nghệ An do ông Nguyễn Chí Khánh (57 tuổi, trú huyện Thanh Chương) điều khiển chạy trên quốc lộ 46B hướng TP Vinh - huyện Nam Đàn (Nghệ An). Tới xã Nam Giang (Nam Đàn), xe được cho chạy tốc độ cao, mất lái lấn sang trái đường và tông thẳng vào xe máy do ông Nguyễn Ngọc Hướng (51 tuổi, trú huyện Đô Lương) cầm lái, chở theo một phụ nữ.

Xe máy cùng hai người ngồi trên bị hất văng xuống ruộng lúa bên lề đường, cách hiện trường chừng 10 m. Ông Hướng tử vong tại chỗ, bà Nguyễn Thị Huệ (47 tuổi) ngồi phía sau bị thương nặng được đưa đi cấp cứu.

oto-huc-xe-may-cung-hai-nan-nhan-vang-xa-10m-1

Xe máy của nạn nhân vỡ nát. Ảnh: Phương Linh.

Tại hiện trường, xe máy vỡ nát. Ôtô nằm lật ngửa dưới ruộng lúa, nhiều bộ phận hư hỏng, 2 túi khí bên trong bung ra. Ông Khánh cầm lái chỉ bị thương nhẹ, không phải nhập viện.

Ông Hoàng Hữu Minh (anh em họ với hai nạn nhân) cho biết đoàn xe máy đang trên đường từ quê xuống TP Vinh. "Tôi chạy phía trước cách xe chú Hướng chừng 15 m thì thấy ôtô màu đen chạy tốc độ cao định đâm vào, nhưng tôi kịp vượt lên. Vài giây sau thì nghe tiếng rầm mạnh, ngoảnh lại thấy chú Hướng và mợ Huệ bị hất văng...", ông Minh thảng thốt kể lại.

Qua khám nghiệm hiện trường, nhà chức trách bước đầu xác định nguyên nhân tai nạn là tài xế Khánh mất lái, lấn sang đường ngược chiều và đâm xe máy. Công an huyện Nam Đàn phối hợp với các đơn vị liên quan đã đưa hai phương tiện về trụ sở phục vụ điều tra.

Phương Linh

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật trong tuần

Đối tác

Mời các bạn ghé thăm:
Bảo Châu ELEC chuyên cung cấp lắp đặt các hệ thống Audio chuyên nghiệp như:
Loa klipsch

Tham khảo thêm Loa klipsch hay, giá rẻ khác


Loa Klipsch chính hãng, nghe nhạc cực hay, xem phim cực chất, đa dạng mẫu mã, giá tốt nhất tại Việt Nam.
Xem thêm nhiều loa Jamo chính hãng, giá tốt khác

Xem thêm nhiều loa Jamo chính hãng, giá tốt khác


Bảo Châu Elec - hệ thống chuỗi cửa hàng âm thanh hiện đại hàng đầu tại Việt Nam. Hiện đang cung cấp dòng loa Jamo chính hãng với giá cực tốt. Quý khách đang có nhu cầu sở hữu dòng loa nghe nhạc đỉnh cao, âm thanh chất lượng, kiểu dáng sang trọng này hãy xem thêm tại đây.