Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

Sáng 1/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp thường kỳ đầu tiên của Chính phủ khoá mới, sau khi kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 14 bầu và phê chuẩn thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.

Chúc mừng và đánh giá cao nỗ lực của các thành viên Chính phủ thời gian qua, tuy nhiên Thủ tướng lưu ý một số bộ, ngành còn phản ứng chính sách chậm, thiếu nhạy bén và sáng tạo, khi dư luận nêu vấn đề mới chạy theo giải quyết. Có những bộ quản lý hàng chục cục, vụ, viện, nhiều trường đại học, hàng trăm giáo sư-tiến sỹ, nhưng sản phẩm nổi bật cống hiến cho xã hội chưa rõ.

Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo bộ, ngành nói phải đi đôi với làm. “Bắn chỉ thiên quá nhiều, không trúng vào ai cả, bây giờ phải bắn có địa chỉ”, Thủ tướng chỉ đạo và yêu cầu trong ngày hôm nay phải thành lập tổ công tác theo dõi việc thực hiện kết luận của Thủ tướng, các Phó thủ tướng. Cụ thể như vấn đề an toàn thực phẩm đã thực hiện đến đâu, đóng cửa rừng tự nhiên như thế nào, vụ chặt gỗ Pơmu ở Quảng Nam đã xử lý theo quy định pháp luật được cá nhân, tổ chức nào chưa?

Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến việc đề cao trách nhiệm cá nhân của từng bộ trưởng, trưởng ngành, “phải cùng nhau hứa với Đảng, với nhân dân là sẽ không để xảy ra bê bối, làm mất niềm tin”. Trong công tác cán bộ phải phân công đúng người, đúng việc, chấn chỉnh các khâu tuyển chọn, bổ nhiệm, nhiệm kỳ này tuyệt đối không được để tai tiếng vì công tác cán bộ. “Việc tuyển chọn, bổ nhiệm là để tìm ra người tài chứ không phải tìm người nhà”, Thủ tướng nói.

thu-tuong-bo-nhiem-can-bo-de-tim-nguoi-tai-chu-khong-phai-nguoi-nha

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2016. Ảnh: Lâm Hiển

Yêu cầu các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ này phải đi đầu trong chống tham nhũng, chống lãng phí, Thủ tướng cho biết sẽ làm gương không mua xe ô tô mới, đồng thời hoan nghênh các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng về việc không tặng hoa chúc mừng. “Với mấy chục thành viên Chính phủ mới thì có thể tiết kiệm hàng chục, hàng trăm lẵng hoa”, Thủ tướng chia sẻ.

Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành tăng cường họp trực tuyển, ứng dụng công nghệ thông tin, giảm bớt giấy tờ không cần thiết. Cùng với đó là chấn chỉnh lại công tác dự báo, từ dự báo kinh tế-xã hội nói chung cho đến dự báo bão để có giải pháp kịp thời.

Trước khi bắt đầu phiên họp, Thủ tướng đã trao quyết định bổ nhiệm của Chủ tịch nước cho các thành viên Chính phủ khóa 14. So với Chính phủ khoá 13 (kiện toàn từ tháng 4/2016), Chính phủ nhiệm kỳ mới chỉ có một vị trí thay đổi là Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Thứ trưởng Nguyễn Xuân Cường thay thế vị trí Bộ trưởng của ông Cao Đức Phát).

Hôm nay, Chính phủ sẽ thảo luận về các dự án Luật, nghị định. Ngày mai (2/8), Chính phủ sẽ bàn về tình hình kinh tế-xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2016, nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới.

Ngày 1/8, ông Lê Như Tiến (Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội khóa 13) cho biết ông đã làm việc với Cục quản trị, Văn phòng Quốc hội để bàn giao xe công và phòng làm việc của mình, dù ông còn tiêu chuẩn sử dụng đến tháng 10.

“Theo quyết định thì tháng 10 tôi nghỉ hưu, nghĩa là tôi có tiêu chuẩn sử dụng xe công đến thời điểm đó, nhưng tôi muốn bàn giao sớm từ đầu tháng 8 này để tạo điều kiện cho Văn phòng Quốc hội bố trí phòng làm việc, xe công cho đại biểu Quốc hội khóa mới sử dụng”, ông Tiến nói.

nhieu-dai-bieu-quoc-hoi-ban-giao-xe-cong-som-hon-thoi-diem-nghi-huu

Đại biểu Quốc hội khóa 13 Lê Như Tiến. Ảnh: Q.H

Bà Phạm Thúy Chinh, Cục trưởng Cục quản trị (Văn phòng Quốc hội) xác nhận thông tin nêu trên, và cho biết đến thời điểm hiện tại có một số đại biểu Quốc hội khóa 13 trong tiêu chuẩn được sử dụng xe công đã chủ động bàn giao sớm nhiều tháng so với thời điểm nghỉ hưu, như: ông Đinh Trịnh Hải (Phó Chủ nhiệm Ủy ban tài chính và ngân sách); ông Danh Út (Phó chủ tịch Hội đồng dân tộc); ông Đặng Đình Luyến (Phó chủ nhiệm Ủy ban pháp luật)…

Theo một lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, số lượng đại biểu Quốc hội khóa 13 trong tiêu chuẩn sử dụng xe công và sắp nghỉ hưu tương tự ông Lê Như Tiến khoảng 20 người.

Thứ hai, 1/8/2016 | 11:55 GMT+7

Thứ hai, 1/8/2016 | 11:55 GMT+7

5 ngày sau bão, nhiều gốc xà cừ lớn, cành cây gãy vẫn chất đống trên nhiều tuyến phố, những đoạn vỉa hè bị cày xới, cột điện nghiêng ngả chờ được sửa chữa.

Bão Mirinae, cơn bão đầu tiên của năm nay gây bất ngờ với nhiều người dân thủ đô vì mức độ thiệt hại. Ngoài việc làm 3 người chết, 4 người mất tích, bão còn làm gãy đổ 1.110 cây xanh.

Bên ngoài Công viên Thống Nhất (quận Đống Đa) nhiều cây to bật gốc đè bẹp hàng rào sắt.

Thân cây hoa sữa được cưa xẻ chờ thu dọn trên phố Hàng Trống, bên bờ hồ Hoàn Kiếm.

Cây đổ bị cắt khúc, xếp thành đống lớn chiếm hết phần vỉa hè trước cửa nhà số 8, phố Hàng Cót.

Đoạn vỉa hè vừa làm mới ở phố Hàng Cót (Hoàn Kiếm) cũng bị xới tung bởi bộ rễ của một cây lâu năm.

Cành cây, lá cây nằm la liệt trên vỉa hè đường Phan Đình Phùng (Ba Đình).

Trong vườn hoa Hàng Đậu (Hoàn Kiếm), người dân tập thể dục, trẻ em chơi đùa bên cạnh thân cây bật gốc.

Một thân cây xà cừ có đường kính gần 80 cm choán lối đi bộ trên phố Trần Nhân Tông (Hai Bà Trưng).

Cành cây nằm ngổn ngang trên đường dẫn vào khu đô thị Văn Quán (Hà Đông).

Ngã tư Tô Hiệu - Phùng Hưng (Hà Đông) cây bật gốc kéo hệ thống dây điện rơi sát vỉa hè. 

Ngoài cây xanh còn có 12 cột điện, đèn chiếu sáng, 14 biển báo giao thông, một số hộp đèn quảng cáo gãy đổ nằm ra lòng đường, vỉa hè, dải phân cách gây cản trở giao thông.

Ngọc Thành

Khoảng 16h ngày 31/7, anh Trần Văn Hoà (22 tuổi, trú phường Hoà An, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) điều khiển xe máy Exciter tốc độ cao dưới tầng mặt đất cầu vượt Ngã Ba Huế, hướng từ đường Điện Biên Phủ về Trường Chinh.

tong-xe-vao-le-duong-thanh-nien-vang-xa-5m-duoi-gam-cau-vuot

Hiện trường vụ tự gây tai nạn dưới gầm cầu vượt Ngã Ba Huế. Ảnh: Ngọc Trường.

Đến khúc cua, Hoà tông xe vào lề đường. "Anh ta không đội mũ bảo hiểm, chạy với tốc độ rất nhanh", một nhân chứng kể. Sau khi lao lên lề, chiếc xe tiếp tục tông vào trụ đỡ cầu đi bộ vượt đường sắt.

Chiếc xe máy theo quán tính cày trên mặt đất đến khoảng 6m mới dừng lại, anh Hoà bị bật ngược về phía sau, văng xuống lòng đường. Khi xe cấp cứu có mặt, nạn nhân đã tử vong.

tong-xe-vao-le-duong-thanh-nien-vang-xa-5m-duoi-gam-cau-vuot-1

Chiếc xe máy của nạn nhân cày xuống nền đất trồng cỏ trên lề đường. Ảnh: Ngọc Trường.

Tại hiện trường, trụ đỡ cầu đi bộ và con lươn ngăn vỉa hè hằn nguyên vết cày xước do va chạm với xe máy. Xe máy của nạn nhân bị hư hỏng nhẹ.

Nguyên nhân tai nạn đang được công an quận Cẩm Lệ điều tra.

Cầu vượt Ngã Ba Huế có quy mô 3 tầng (mặt đất, vòng xuyến và dây văng) là cầu vượt lớn nhất Việt Nam, được xây dựng nhằm xoá điểm đen tai nạn giao thông tại đoạn quốc lộ 1A giao với đường sắt. Tuy nhiên từ khi khánh thành cầu đầu 2015 đến nay, nhiều vụ tai nạn chết người đã xảy ra ở đây.

Ngọc Trường

8h ngày 1/8, tâm bão cách Hong Kong khoảng 560 km về phía đông nam, sức gió mạnh nhất 120 km/h, tương đương cấp 11, giật cấp 13-14. Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, hôm nay bão chủ yếu theo hướng tây tây bắc với tốc độ 25 km/h và còn tiếp tục mạnh thêm.

bao-nida-manh-cap-11-tren-bien-dong

Bão Nida có cường độ mạnh sẽ đi vào khu vực Trung Quốc. Ảnh: NCHMF.

Dự kiến đến 7h sáng 2/8, Nida trên vùng ven biển Ma Cao - Hong Kong, sức gió tăng lên 165 km/h (cấp 14). Bão hướng tây tây bắc với vận tốc 20-25 km/h và sẽ trên đất liền tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) ngày 3/8.

Các đài khí tượng quốc tế như Hong Kong, Mỹ, cũng đưa ra dự báo tương tự Việt Nam.

Ảnh hưởng của bão, bắc biển Đông trong ngày 2/8 có gió giật mạnh cấp 8-10; bắc vịnh Bắc Bộ có gió giật cấp 8-9. Trên đất liền, đông bắc Bắc Bộ sẽ có mưa to.

bao-nida-manh-cap-11-tren-bien-dong-1

Đài khí tượng Hong Kong dự báo bão đi vào khu vực phía nam Trung Quốc. Ảnh: HKO.

Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai đã có công điện gửi các địa phương, bộ, ngành thông báo cho chủ phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão để chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất, có biện pháp phòng tránh phù hợp.

Bộ Tư lệnh Bộ đôi Biên phòng chỉ đạo biên phòng tuyến biển thông báo, kiểm đếm tàu thuyền, hướng dẫn không đi vào khu vực nguy hiểm.

Nida là cơn bão thứ hai ở biển Đông trong năm nay. Trước đó, cơn bão đầu tiên Mirinae được hình thành sáng 26/7, đổ bộ các tỉnh Thái Bình - Ninh Bình và ảnh hưởng trực tiếp từ nam Quảng Ninh đến bắc Thanh Hóa. Bão có cường độ không lớn nhưng gây thiệt hại cho các địa phương.

3.400 tỷ đồng thiệt hại do bão Mirinae

Theo thống kê sơ bộ của Ban chỉ đạo trung ương phòng chống thiên tại, thiệt hại của địa phương đến chiều 30/7 là hơn 3.400 tỷ đồng.

Bão khiến 4 người chết, 3 người mất tích và 21 người bị thương; 88 nhà bị đổ sập hoàn toàn; 32.000 nhà bị tốc mái, hư hỏng; 17.000 cột điện bị gãy đổ. Ngoài ra, có tới 61.000 ha rau màu bị hư hại, 39.000 ha cây trồng lâu năm và cây ăn quả bị đổ.

cong-nhan-tu-nan-khi-dung-cot-dien-sau-bao-mirinae

Công nhân khắc phục đường điện trung thế bị bão Mirinae làm hư hỏng tại xã Phú Quý, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ảnh: Giang Chinh

Trưa 31/7, anh Phạm Như Khiểu (33 tuổi, trú xã Vũ Chính, TP Thái Bình) cùng đồng nghiệp di chuyển cột điện bằng bê tông để dựng thay thế cho cột bị bão bẻ gãy, bất ngờ bị cột đổ đè vào người. Dù được đưa đến bệnh viện cấp cứu, nạn nhân sau đó đã tử vong.

Ông Nguyễn Văn Tuynh, Giám đốc Công ty Điện lực tỉnh Thái Bình, cho hay nạn nhân Khiểu thuộc nhóm thợ xây lắp của Công ty VTC, đơn vị ký hợp đồng thi công 3 cây cột điện bị đổ tại xã Vũ Chính với Công ty Điện lực Thái Bình. 

Cũng theo ông Tuynh, đêm 27/7, bão Mirinae đổ bộ vào Thái Bình với gió giật cấp 12-13, gây thiệt hại nặng cho các đường dây 110 kV, 35 kV, 10 kV với tổng số 109 đường, trong đó thiệt hại nặng nhất là đường dây 35kV và 10 kV. Bão đã quật đổ hơn 600 cột điện, trong đó gần 300 cột trung thế; làm 3 trạm biếp áp bị hư hỏng…dẫn đến mất điện toàn tỉnh trong và sau bão một ngày. 

Giang Chinh

Ngày 31/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đi thị sát thực tế chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại cơn bão số 1 tại các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ và làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh Nam Định.

Người đứng đầu Chính phủ đánh giá đây là cơn bão có diễn biến bất thường, khi đổ bộ vào bờ biển và đất liền nước ta bão không giảm cấp mà tiếp tục tăng cấp, di chuyển rất chậm nên thời gian duy trì gió mạnh kéo dài tại các tỉnh Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình. Hậu quả, gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống lưới điện, nhà cửa và cây xanh.

Thủ tướng biểu dương và đánh giá cao công tác triển khai chỉ đạo kịp thời của các địa phương, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc trong công tác chỉ đạo ứng phó với bão cũng như khắc phục hậu quả. Đặc biệt tinh thần trách nhiệm rất cao của lãnh đạo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp trong thời điểm chuyển giao nhiệm vụ.

Để bảo đảm sản xuất, Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp tiếp tục chỉ đạo các địa phương triển khai phương án gieo trồng bổ sung đối với diện tích lúa bị thiệt hại do bão số 1; tập trung khắc phục diện tích nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là khoảng 2.200 ha diện tích nuôi ngao của tỉnh Thái Bình, Nam Định; hướng dẫn cụ thể cho các địa phương và người dân các biện pháp nhằm phục hồi các diện tích lúa bị ảnh hưởng ngập úng cũng như bổ sung diện tích lúa bị mất trắng. Tinh thần là không được để đất trống không gieo, hoặc cấy vụ này.

Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục tập trung nguồn lực, khắc phục nhanh hệ thống lưới điện nhằm bảo đảm cung cấp điện ổn định phục vụ sản xuất, đời sống sinh hoạt cho người dân.

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai chủ trì, phối hợp với các bộ có liên quan khẩn trương tổng hợp, đề xuất xuất cấp một số giống rau màu cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng của cơn bão số 1 nhằm nhanh chóng khôi phục sản xuất, tăng thêm thu nhập cho bà con nhân dân.

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa phương và các cơ quan có liên quan sớm tổng kết, rút kinh nghiệm về cơn bão số 1, đánh giá cụ thể những mặt được, chưa được trong công tác dự báo...

Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thống kê, tổng hợp số liệu thiệt hại do cơn bão số 1 gây ra. Trên cơ sở đó có tính toán bảo đảm số liệu chặt chẽ, cụ thể để bảo đảm công tác hỗ trợ có hiệu quả và sớm đề xuất báo cáo Thủ tướng.

Theo chinhphu.vn

Ngày 31/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đi thị sát thực tế chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại cơn bão số 1 tại các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ và làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh Nam Định.

Người đứng đầu Chính phủ đánh giá đây là cơn bão có diễn biến bất thường, khi đổ bộ vào bờ biển và đất liền nước ta bão không giảm cấp mà tiếp tục tăng cấp, di chuyển rất chậm nên thời gian duy trì gió mạnh kéo dài tại các tỉnh Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình. Hậu quả, gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống lưới điện, nhà cửa và cây xanh.

Thủ tướng biểu dương và đánh giá cao công tác triển khai chỉ đạo kịp thời của các địa phương, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc trong công tác chỉ đạo ứng phó với bão cũng như khắc phục hậu quả. Đặc biệt tinh thần trách nhiệm rất cao của lãnh đạo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp trong thời điểm chuyển giao nhiệm vụ.

Để bảo đảm sản xuất, Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp tiếp tục chỉ đạo các địa phương triển khai phương án gieo trồng bổ sung đối với diện tích lúa bị thiệt hại do bão số 1; tập trung khắc phục diện tích nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là khoảng 2.200 ha diện tích nuôi ngao của tỉnh Thái Bình, Nam Định; hướng dẫn cụ thể cho các địa phương và người dân các biện pháp nhằm phục hồi các diện tích lúa bị ảnh hưởng ngập úng cũng như bổ sung diện tích lúa bị mất trắng. Tinh thần là không được để đất trống không gieo, hoặc cấy vụ này.

Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục tập trung nguồn lực, khắc phục nhanh hệ thống lưới điện nhằm bảo đảm cung cấp điện ổn định phục vụ sản xuất, đời sống sinh hoạt cho người dân.

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai chủ trì, phối hợp với các bộ có liên quan khẩn trương tổng hợp, đề xuất xuất cấp một số giống rau màu cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng của cơn bão số 1 nhằm nhanh chóng khôi phục sản xuất, tăng thêm thu nhập cho bà con nhân dân.

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa phương và các cơ quan có liên quan sớm tổng kết, rút kinh nghiệm về cơn bão số 1, đánh giá cụ thể những mặt được, chưa được trong công tác dự báo...

Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thống kê, tổng hợp số liệu thiệt hại do cơn bão số 1 gây ra. Trên cơ sở đó có tính toán bảo đảm số liệu chặt chẽ, cụ thể để bảo đảm công tác hỗ trợ có hiệu quả và sớm đề xuất báo cáo Thủ tướng.

Theo chinhphu.vn

nhung-quy-dinh-noi-bat-co-hieu-luc-tu-1-8

Từ 1/8, tăng mức tiền xử phạt hành chính với nhiều hành vi phạm giao thông. Ảnh minh hoạ: Bá Đô

Tăng mức xử phạt 100 hành vi vi phạm giao thông

Từ ngày 1/8, Nghị định 46/2016 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông chính thức có hiệu lực. Gần 100 hành vi vi phạm giao thông được điều chỉnh tăng mức xử phạt. Chẳng hạn, người điều khiển ôtô và các loại xe tương tự không chấp hành hiệu lực của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ và đèn vàng) bị phạt từ 1,2 triệu đến 2 triệu đồng. Với người điều khiển môtô, xe gắn máy (kể cả xe điện máy) và các loại xe tương tự nếu vượt đèn vàng bị phạt tiền 300.000- 400.000 đồng.

Hành vi dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển ôtô chạy trên đường sẽ bị phạt tiền 600.000-800.000 đồng và tước giấy phép lái xe 1-3 tháng.

Khai sai thuế, tự phát hiện vẫn bị xử phạt

Cũng có hiệu lực từ 1/8, Nghị định 45/2016 của Chính phủ nêu rõ người nộp thuế không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhưng đã tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ khai thuế trước thời điểm thông quan hàng hóa vẫn sẽ bị phạt 10% số tiền thuế khai thiếu.

Nghị định cũng cho phép phạt từ 1 đến 3 triệu đồng với người xuất cảnh không khai hoặc khai sai số ngoại tệ, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi xuất cảnh tương đương 5-30 triệu đồng. Theo quy định cũ, chỉ khi mang theo tiền, vàng vượt mức quy định 10-30 triệu đồng mới bị áp dụng mức phạt này.

Điều chỉnh tăng 8% mức lương hưu

Nghị định 55/2016 cho phép tăng lương hưu, trợ cấp được tính trên nền mức lương cơ sở đã tăng lên mức 1.210.000 đồng một tháng. Nâng mức lương hưu, trợ cấp hàng tháng của nhóm đối tượng thu nhập thấp lên mức 2.000.000 đồng một người.

Nghị định 55 cũng quy định khá chi tiết mức hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng của người lao động, từ cán bộ, công chức, viên chức, quân nhân, công an nhân dân... đến người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.

Trợ cấp một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến

Theo Quyết định 24/2016 của Thủ tướng, những người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng bằng khen của Thủ tướng; bằng khen của cấp bộ, cấp tỉnh sẽ được hưởng trợ cấp một lần theo mức sau:

Người được tặng Bằng khen của Thủ tướng là 1.815.000 đồng; người được tặng Bằng khen của cấp bộ, cấp tỉnh là 1.210.000 đồng.

Người có bằng khen đã từ trần mà chưa được hưởng trợ cấp một lần này thì đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp theo mức như trên.

Đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa bị phạt đến 15 triệu đồng

Nghị định số 49/2016 cho phép phạt người với hành vi đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hoá, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường với mức từ 10 đến 15 triệu đồng.

Việc phạt áp dụng với báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các ấn phẩm thông tin khác được xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

Theo Nghị định, mức phạt với hành vi đặt in hóa đơn mà không ký hợp đồng bằng văn bản sẽ giảm từ mức 2-4 triệu đồng xuống còn 500.000-1,5 triệu đồng. Trường hợp không kê khai giảm giá phù hợp với biến động giảm giá; không kê khai giá đúng thời hạn theo văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, mức phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng.

Bá Đô

Sáng 31/7, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức thông xe kỹ thuật hầm đường bộ đèo Cả, trên quốc lộ 1A, giáp ranh tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên. Dự án vượt tiến độ 2 tháng.

Hầm dài hơn 4 km, gồm 2 ống ngầm song song, cách nhau 30 m; được trang bị hệ thống chiếu sáng, quạt thông gió, phòng cháy chữa cháy đảm bảo an toàn. Hầm có 2 làn xe, thiết kết theo tiêu chuẩn đường cao tốc với tốc độ 80 km/h và có thể chịu đựng được động đất cấp 7.

ham-deo-ca-duoc-thong-ky-thuat-truoc-2-thang

Hầm được trang bị hệ thống chiếu sáng, chữa cháy đảm bảo an toàn và có thể chịu đựng được động đất cấp 7. Ảnh: Q.Đ

Dự án được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt, giao Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả làm chủ đầu tư. Mục đích mở rộng xây dựng tuyến đường mới, rút ngắn khoảng cách và thời gian cho các loại xe khi chạy trên quốc lộ 1A. Công trình dự kiến hoàn thành năm 2017.

"Hầm Đèo Cả đưa vào hoạt động giúp xóa bỏ điểm đen tai nạn giao thông trên quốc lộ 1A, giáp ranh Khánh Hòa - Phú Yên; góp phần phát triển kinh tế, xã hội cho miền Trung - Tây Nguyên và toàn khu vực", Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại lễ thông xe.

Hầm đường bộ đèo Cả dài thứ hai cả nước, đứng sau hầm Hải Vân, với vốn đầu tư hơn 16.600 tỷ đồng. Đây là dự án phức hợp có tổng chiều dài hơn 13 km, trong đó hai hầm dài 4.625 m, 6 cầu trên tuyến dài 1.200 m, 6.673 m đường dẫn. Các công trình tiện ích cũng được đầu tư đồng bộ như trung tâm điều khiển giao thông, trung tâm cứu hộ và trạm dừng nghỉ...

Hồi tháng 6, hệ thống hầm chính trong dự án xây hầm đường bộ qua đèo Cả được thông, vượt tiến độ ba tháng.

Trước đó, hồi tháng 9/2015, Bộ Giao thông tổ chức thông xe hầm Cổ Mã, trong dự án xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả. Hầm dài 500 m, gồm 2 ống hầm song song cách nhau 30 m và trang bị hệ thống chiếu sáng, quạt thông gió, phòng cháy chữa cháy... Công trình được đầu tư 784 tỷ đồng, thiết kế 2 làn xe với tiêu chuẩn đường cao tốc loại B có vận tốc 80 km/h.

Xuân Ngọc

dem-6-nguoi-trong-gia-dinh-thay-giao-bi-lua-thieu-chet

Sau khi dập tắt đám cháy, cảnh sát phát hiện 6 thi thể nằm rải rác ở sau căn nhà. Ảnh: Phúc Hưng

Đến trưa 31/7, người dân vẫn chưa hết bàng hoàng trước việc 6 người trong gia đình thầy giáo Trần Quang Tiên (59 tuổi) ở thành phố Cà Mau bị lửa thiêu chết đêm qua. 6 thi thể xấu số được đặt ở phần trước căn nhà chưa bị cháy, xung quanh tiếng khóc than thảm thiết của người thân không ngừng vang lên. Hàng xóm, đồng nghiệp, học trò của ông Tiên cùng tất bật phụ giúp gia đình lo hậu sự.

Là người may mắn thoát chết, bà Trần Thị Lê (70 tuổi, chị gái ông Tiên) đứng thẫn thờ như người mất hồn. "Trước khi cháy, nhà bị mất điện ít phút. Tôi chưa ngủ nên đi ra cửa trước nhưng không phát hiện cháy. Khi có điện trở lại, tôi vào buồng ngủ thì nghe có mùi khét, nhưng tôi tưởng bình điện ở đối diện nhà bị cháy nên không để ý", bà Lê nhớ lại.

Ít phút sau, bà Lê thấy nhiều người xông vào nhà, kéo mình ra ngoài, xung quanh khói mù mịt. "Khi được đưa ra ngoài, tôi thấy lửa cao hàng chục mét ở căn nhà phía sau của em trai. Tôi chỉ biết gào khóc, lao vào đập cửa và nhờ mọi người cứu giúp. Nhưng ai cũng bất lực vì lửa quá lớn", bà Lê nghẹn giọng.

Căn nhà cấp bốn bị cháy ngang 4 m, dài hơn 40 m, lợp tôn, gác gỗ; vách được xây tường một phần, phía trên che bằng thiếc. Nhà nằm sát căn biệt thự 6 tầng, cách chợ hơn 30 m và cầu Gành Hào khoảng 500 m. Lúc lửa bùng lên, vợ chồng thầy giáo cùng con trai út, con gái và hai cháu nhỏ ngủ ở căn nhà rộng khoảng 40 m2 phía sau. Còn căn nhà phía trước là nơi thờ phụng, có một phòng ngủ của Lê.

Căn nhà chỉ có một lối ra duy nhất nằm ở mặt tiền đường Phan Bội Châu, phía trong được ông Tiên làm thêm một cách cửa phụ cố định. "Lúc xảy ra hỏa hoạn, cánh cửa ngăn nhà ông Tiên và nhà phía trước bị khóa chặt, không ai xông vào được để cứu người. Trong nhà lại chứa nhiều đồ đạc, xe máy nên lửa cháy rất dữ dội", bà Trần Thúy Phượng, hàng xóm đối diện nhà ông Tiên, cho biết.

Theo bà Phượng, lửa phát ra từ căn nhà phía sau nên không ai phát hiện, dù khi đó nhiều tiểu thương buôn bán xung quanh còn thức. Đến khi khói lửa bốc cao, họ mới hô hoán cùng nhau cứu người. "Chúng tôi dùng cây phá cửa sắt để vào bế bà Lê ra ngoài, rồi huy động thao, xô nhựa múc nước chữa cháy, nhưng không thể khống chế ngọn lửa", bà Phượng kể và cho rằng, các nạn nhân đều ở sâu sau nhà nên không ai nghe tiếng kêu cứu nào từ bên trong vọng ra. 

Cảnh sát cứu hỏa sau đó chia thành nhiều mũi, phun nước dập tắt đám cháy sau 30 phút. Hỏa hoạn đã thiêu rụi toàn bộ căn nhà phía sau. "Cánh cửa được phá ra, chúng tôi phát hiện thi thể vợ chồng ông Tiên và con trai út cháy đen nằm ở gần cầu thang. Tiến lên gác, mọi người thấy thi thể người mẹ đang ôm con trai, kế bên là xác bé gái", một cảnh sát cứu hộ kể.

Bà Lê đứng (bên trái) thất thần nhìn mọi người lo hậu sự cho 6 người trong gia đình em trai. Ảnh: Phúc Hưng

Bà Lê (bên trái) thất thần nhìn người thân lo hậu sự cho 6 người trong gia đình em trai. Ảnh: Phúc Hưng

Vợ chồng ông Tiên có bốn người con (hai gái, hai trai), cô gái lớn lấy chồng xa, còn hai người con trai ở chung nhà. Bình thường, hai người con trai phụ người thân bán quán cà phê ở thành phố Cà Mau, nhưng đêm qua người con út do mệt nên ở nhà thì gặp nạn.

Khi hay nhà cháy, anh Trần Quang Minh tức tốc chạy về nhà rồi ngã quỵ khi 6 người thân, trong đó có con gái 8 tuổi đã tử vong. "Hai vợ chồng tôi làm thuê ở Sài Gòn, vài ngày trước vì giận vợ nên tôi dẫn con gái về nhà ông bà nội sống. Đêm qua tôi đi làm nên gửi con gái cho ông bà chăm sóc", anh Minh ôm mặt nức nở.

Ông Lê Minh Hoàng, Hiệu trưởng Trường THPT Cà Mau cho biết, thầy Tiên là Tổ trưởng Tổ Vật lý của trường, rất được đồng nghiệp và học trò thương yêu vì giỏi nghề, sống hòa đồng. 

Trao đổi với VnExpress, ông  Lâm Văn Bi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể lo nơi chôn cất miễn phí cho các nạn nhân tại nghĩa trang TP Cà Mau. "Nguyên nhân vụ cháy đang được cơ quan điều tra làm rõ, nhưng nhận định ban đầu có thể do chập điện", ông Bi cho biết.

>> Xem videoHàng xóm bất lực nhìn 6 người trong nhà thầy giáo chết cháy

Phúc Hưng

dem-dam-chay-thieu-chet-6-nguoi-trong-gia-dinh-thay-giao

Sau khi dập tắt đám cháy, cảnh sát phát hiện 6 thi thể nằm rải rác ở sau căn nhà. Ảnh: Phúc Hưng

Đến trưa 31/7, người dân vẫn chưa hết bàng hoàng trước việc 6 người trong gia đình thầy giáo Trần Quang Tiên (59 tuổi) ở thành phố Cà Mau bị lửa thiêu chết đêm qua. 6 thi thể xấu số được đặt ở phần trước căn nhà chưa bị cháy, xung quanh tiếng khóc than thảm thiết của người thân không ngừng vang lên. Hàng xóm, đồng nghiệp, học trò của ông Tiên cùng tất bật phụ giúp gia đình lo hậu sự.

Là người may mắn thoát chết, bà Trần Thị Lê (70 tuổi, chị gái ông Tiên) đứng thẫn thờ như người mất hồn. "Trước khi cháy, nhà bị mất điện ít phút. Tôi chưa ngủ nên đi ra cửa trước nhưng không phát hiện cháy. Khi có điện trở lại, tôi vào buồng ngủ thì nghe có mùi khét, nhưng tôi tưởng bình điện ở đối diện nhà bị cháy nên không để ý", bà Lê nhớ lại.

Ít phút sau, bà Lê thấy nhiều người xông vào nhà, kéo mình ra ngoài, xung quanh khói mù mịt. "Khi được đưa ra ngoài, tôi thấy lửa cao hàng chục mét ở căn nhà phía sau của em trai. Tôi chỉ biết gào khóc, lao vào đập cửa và nhờ mọi người cứu giúp. Nhưng ai cũng bất lực vì lửa quá lớn", bà Thi nghẹn giọng.

Căn nhà cấp bốn bị cháy ngang 4 m, dài hơn 40 m, lợp tôn, gác gỗ; vách được xây tường một phần, phía trên che bằng thiếc. Nhà nằm sát căn biệt thự 6 tầng, cách chợ hơn 30 m và cầu Gành Hào khoảng 500 m. Lúc lửa bùng lên, vợ chồng thầy giáo cùng con trai út, con gái và hai cháu nhỏ ngủ ở căn nhà rộng khoảng 40 m2 phía sau. Còn căn nhà phía trước là nơi thờ phụng, có một phòng ngủ của Lê.

Căn nhà chỉ có một lối ra duy nhất nằm ở mặt tiền đường Phan Bội Châu, phía trong được ông Tiên làm thêm một cách cửa phụ cố định. "Lúc xảy ra hỏa hoạn, cánh cửa ngăn nhà ông Tiên và nhà phía trước bị khóa chặt, không ai xông vào được để cứu người. Trong nhà lại chứa nhiều đồ đạc, xe máy nên lửa cháy rất dữ dội", bà Trần Thúy Phượng, hàng xóm đối diện nhà ông Tiên, cho biết.

Theo bà Phượng, lửa phát ra từ căn nhà phía sau nên không ai phát hiện, dù khi đó nhiều tiểu thương buôn bán xung quanh còn thức. Đến khi khói lửa bốc cao, họ mới hô hoán cùng nhau cứu người. "Chúng tôi dùng cây phá cửa sắt để vào bế bà Lê ra ngoài, rồi huy động thao, xô nhựa múc nước chữa cháy, nhưng không thể khống chế ngọn lửa", bà Phượng kể và cho rằng, các nạn nhân đều ở sâu sau nhà nên không ai nghe tiếng kêu cứu nào từ bên trong vọng ra. 

Cảnh sát cứu hỏa sau đó chia thành nhiều mũi, phun nước dập tắt đám cháy sau 30 phút. Hỏa hoạn đã thiêu rụi toàn bộ căn nhà phía sau. "Cánh cửa được phá ra, chúng tôi phát hiện thi thể vợ chồng ông Tiên và con trai út cháy đen nằm ở gần cầu thang. Tiến lên gác, mọi người thấy thi thể người mẹ đang ôm con trai, kế bên là xác bé gái", một cảnh sát cứu hộ kể.

Bà Lê đứng (bên trái) thất thần nhìn mọi người lo hậu sự cho 6 người trong gia đình em trai. Ảnh: Phúc Hưng

Bà Lê (bên trái) thất thần nhìn người thân lo hậu sự cho 6 người trong gia đình em trai. Ảnh: Phúc Hưng

Vợ chồng ông Tiên có bốn người con (hai gái, hai trai), cô gái lớn lấy chồng xa, còn hai người con trai ở chung nhà. Bình thường, hai người con trai phụ người thân bán quán cà phê ở thành phố Cà Mau, nhưng đêm qua người con út do mệt nên ở nhà thì gặp nạn.

Khi hay nhà cháy, anh Trần Quang Minh tức tốc chạy về nhà rồi ngã quỵ khi 6 người thân, trong đó có con gái 8 tuổi đã tử vong. "Hai vợ chồng tôi làm thuê ở Sài Gòn, vài ngày trước vì giận vợ nên tôi dẫn con gái về nhà ông bà nội sống. Đêm qua tôi đi làm nên gửi con gái cho ông bà chăm sóc", anh Minh ôm mặt nức nở.

Ông Lê Minh Hoàng, Hiệu trưởng Trường THPT Cà Mau cho biết, thầy Tiên là Tổ trưởng Tổ Vật lý của trường, rất được đồng nghiệp và học trò thương yêu vì giỏi nghề, sống hòa đồng. 

Trao đổi với VnExpress, ông  Lâm Văn Bi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể lo nơi chôn cất miễn phí cho các nạn nhân tại nghĩa trang TP Cà Mau. "Nguyên nhân vụ cháy đang được cơ quan điều tra làm rõ, nhưng nhận định ban đầu có thể do chập điện", ông Bi cho biết.

>> Xem videoHàng xóm bất lực nhìn 6 người trong nhà thầy giáo chết cháy

Phúc Hưng

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

Sáng 31/7, Vietnam Airlines cho hay mọi hoạt động tại sân bay đã trở lại bình thường. Mọi thông tin giao dịch và thanh toán khách hàng trong quá trình đặt chỗ, mua vé trên website của hãng được đảm bảo an toàn. 

Với các dữ liệu của khách hàng Bông sen vàng bị tin tặc đánh cắp, Vietnam Airlines đã cô lập và phong tỏa tận nguồn, phối hợp với các đơn vị an ninh công nghệ bảo đảm an toàn dữ liệu. 

Đánh giá về đợt tấn công của tin tặc này 29/7, ông Nguyễn Hải Tùng, Trưởng ban Công nghệ thông tin của hãng cho hay, nhóm tin tặc tấn công ban đầu tương tự các đợt tấn công bởi virus trước đó, nhưng lần này là tấn công có chủ đích.

Các đối tác công nghệ thông tin của hãng đã phát hiện dấu hiệu nghi ngờ tin tặc xâm nhập từ tối 28/7 và đưa ra cảnh báo đợt virus này có khả năng bùng nổ trên diện rộng. Vietnam Airlines ngay sau đó có một số biện pháp ứng phó, ngăn chặn virus phát tán.

vietnam-airlines-phat-hien-dau-hieu-tan-cong-mang-truoc-mot-ngay

Hệ thống mạng thông tin, quầy check in tại nhà ga nội địa sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài bị tin tặc tấn công.  Ảnh: Giang Huy

Trao đổi với VnExpress, một chuyên gia hàng không cho biết, tin tặc tấn công thành công website của Vietnam Airlines cho thấy hệ thống mạng, bảo mật của hãng này chưa tốt bằng các hãng hàng không khác trong nước. Đây là một bài học để các doanh nghiệp hàng không chú trọng đầu tư công nghệ thông tin. 

Chuyên gia bảo mật Nguyễn Minh Đức cho rằng, phía Vietnam Airlines thiếu sự bài bản trong công tác bảo vệ. Không thể chỉ là phụ thuộc vào thiết bị máy móc bảo mật chạy đèn sáng trưng mà phải cần một đội ngũ cùng hệ thống giám sát phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường. 

Đồng quan điểm, chuyên gia bảo mật Nguyễn Hồng Phúc cho biết để thâm nhập đến mức độ này, hacker phải có trình độ rất cao. "Cuộc tấn công trên không phải ngày một ngày hai mà có thể đã xảy ra một thời gian âm thầm, đúng chất của một cuộc tấn công chuyên nghiệp".

Ngày 29/7, hàng loạt màn hình hiển thị thông tin chuyến bay tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất cùng hệ thống phát thanh của sân bay bất ngờ bị chèn nội dung kích động, xuyên tạc về biển Đông. Tại website của Hãng hàng không Việt Nam, người dùng khi truy cập vào nhận được thông báo website đã bị hack, nội dung trang chủ được thay đổi hoàn toàn.

Đoàn Loan

Sáng 31/7, Vietnam Airlines cho hay mọi hoạt động tại sân bay đã trở lại bình thường. Mọi thông tin giao dịch và thanh toán khách hàng trong quá trình đặt chỗ, mua vé trên website của hãng được đảm bảo an toàn. 

Với các dữ liệu của khách hàng Bông sen vàng bị tin tặc đánh cắp, Vietnam Airlines đã cô lập và phong tỏa tận nguồn, phối hợp với các đơn vị an ninh công nghệ bảo đảm an toàn dữ liệu. 

Đánh giá về đợt tấn công của tin tặc này 29/7, ông Nguyễn Hải Tùng, Trưởng ban Công nghệ thông tin của hãng cho biết, nhóm tin tặc tấn công ban đầu tương tự các đợt tấn công bởi virus trước đó, nhưng lần này là tấn công có chủ đích.

Các đối tác công nghệ thông tin của hãng đã phát hiện dấu hiệu nghi ngờ tin tặc xâm nhập từ tối 28/7 và đưa ra cảnh báo đợt virus này có khả năng bùng nổ trên diện rộng. Vietnam Airlines ngay sau đó có một số biện pháp ứng phó, ngăn chặn virus phát tán.

vietnam-airlines-phat-hien-tin-tac-mot-ngay-truoc-khi-bi-tan-cong

Hệ thống mạng thông tin, quầy check in tại nhà ga nội địa sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài bị tin tặc tấn công.  Ảnh: Giang Huy

Trao đổi với VnExpress, một chuyên gia hàng không cho biết, tin tặc tấn công thành công website của Vietnam Airlines cho thấy hệ thống mạng, bảo mật của hãng này chưa tốt bằng các hãng hàng không khác trong nước. Đây là một bài học để các doanh nghiệp hàng không chú trọng đầu tư công nghệ thông tin. 

Chuyên gia bảo mật Nguyễn Minh Đức cho rằng, phía Vietnam Airlines thiếu sự bài bản trong công tác bảo vệ. Không thể chỉ là phụ thuộc vào thiết bị máy móc bảo mật chạy đèn sáng trưng mà phải cần một đội ngũ cùng hệ thống giám sát phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường. 

Đồng quan điểm, chuyên gia bảo mật Nguyễn Hồng Phúc cho biết để thâm nhập đến mức độ này, hacker phải có trình độ rất cao. "Cuộc tấn công trên không phải ngày một ngày hai mà có thể đã xảy ra một thời gian âm thầm, đúng chất của một cuộc tấn công chuyên nghiệp".

Ngày 29/7, hàng loạt màn hình hiển thị thông tin chuyến bay tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất cùng hệ thống phát thanh của sân bay bất ngờ bị chèn nội dung kích động, xuyên tạc về biển Đông. Tại website của Hãng hàng không Việt Nam, người dùng khi truy cập vào nhận được thông báo website đã bị hack, nội dung trang chủ được thay đổi hoàn toàn.

Đoàn Loan

Thấy lửa bùng lên ở ngôi nhà sát căn biệt thự, hàng xóm chạy đến chỉ kịp lôi một phụ nữ ra ngoài, rồi bất lực nhìn đám cháy thiêu chết 6 người còn lại trong gia đình thầy giáo ở TP Cà Mau.

Phúc Hưng  |  

Thấy lửa bùng lên ở ngôi nhà sát căn biệt thự, hàng xóm chạy đến chỉ kịp lôi một phụ nữ ra ngoài, rồi bất lực nhìn đám cháy thiêu chết 6 người còn lại trong gia đình thầy giáo ở TP Cà Mau.

Phúc Hưng  |  

chay-nha-6-nguoi-trong-gia-dinh-thay-giao-tu-vong

Căn nhà cháy được thiết kế vách và mái bằng tôn, gác gỗ. Ảnh: Phúc Hưng

Hơn 0h, lửa bùng phát ở phía sau căn nhà số 91 đường Phan Bội Châu, phường 7, TP Cà Mau khi 7 người trong gia đình ông Trần Quang Tiên đang ngủ say. Phát hiện lửa và khói, hàng xóm đập cửa hô hoán nhưng chỉ có bà Trần Thị Lê (chị gái ông Tiên) thoát kịp ra ngoài.

Ngọn lửa nhanh chóng lan rộng lên phía trước căn nhà rộng gần 100 m2. Mọi người nỗ lực tìm cách dập lửa và cứu 6 người bị kẹt bên trong nhưng bất thành. 

Căn nhà bị cháy được thiết kế vách và mái bằng tôn, gác gỗ, chỉ có một cửa trước duy nhất, xung quanh là nhà dân và cách nhà lồng chợ phường 7 Cà Mau vài chục mét.

Cảnh sát cứu hỏa có mặt dập tắt đám cháy sau đó. Hỏa hoạn chỉ thiêu rụi phần sau của căn nhà, với diện tích hơn 10 m2. "Khi dập tắt đám cháy, chúng tôi nhìn thấy 6 thi thể đã cháy nằm trên gác gỗ, trong nhà vệ sinh, dưới sàn nhà", một cảnh sát cho biết.

Các nạn nhân tử vong gồm: ông Tiên và vợ Trần Kim Anh (cùng 59 tuổi); Trần Kim Hằng (28 tuổi), Trần Quang Toàn (22 tuổi, đều là con ông Tiên); Trần Thanh Vi (8 tuổi), Quách Gia Hy (4 tuổi, cháu nội và ngoại của ông Tiên).

Toàn bộ căn nhà bị thiêu rụi khiến 6 người tử vong. Ảnh: Phúc Hưng

Khu vực cháy nằm ở sau nhà. Ảnh: Phúc Hưng

Theo bà Lê, ông Tiên là thầy giáo dạy môn Vật lý tại một trường phổ thông ở TP Cà Mau. Lúc cháy, bà ngủ ở phía trước căn nhà, còn gia đình ông Tiên ngủ trên gác lửng làm bằng gỗ phía sau nên không thoát kịp.

Người con duy nhất của ông Tiên là anh Trần Quang Minh còn sống do đi làm không có ở nhà khi sự cố xảy ra.

Đến sáng nay, Cảnh sát vẫn đang khám nghiệm hiện trường.

Phúc Hưng

6-nguoi-trong-gia-dinh-thay-giao-tu-vong-trong-dam-chay

Căn nhà bị cháy khiến 6 người tử vong. Ảnh: Phúc Hưng

Hơn 0h, lửa bùng phát ở phía sau căn nhà số 91 đường Phan Bội Châu, phường 7, TP Cà Mau khi 7 người trong gia đình ông Trần Quang Tiên (59 tuổi) đang ngủ say. Phát hiện lửa và khói, hàng xóm đập cửa hô hoán nhưng chỉ có bà Trần Thị Lê (chị gái ông Tiên) thoát kịp ra ngoài.

Ngọn lửa nhanh chóng lan rộng lên phía trước căn nhà gần 100 m2. Mọi người nỗ lực tìm cách dập lửa và cứu 6 người bị kẹt bên trong nhưng bất thành. 

Cảnh sát cứu hỏa có mặt dập tắt đám cháy. 6 nạn nhân được phát hiện tử vong ở phía sau nhà gồm vợ chồng ông Tiên, Trần Kim Hằng (28 tuổi), Trần Quang Toàn (22 tuổi, con ông Tiên), Trần Thanh Vi (8 tuổi) và Quách Gia Hy (4 tuổi, cháu nội và ngoại của ông Tiên).

Toàn bộ căn nhà bị thiêu rụi khiến 6 người tử vong. Ảnh: Phúc Hưng

Khu vực cháy nằm ở sau nhà. Ảnh: Phúc Hưng

Theo lời bà Lê, ông Tiên là thầy giáo dạy môn Vật lý tại một trường phổ thông ở TP Cà Mau. Lúc cháy, bà ngủ ở phía trước căn nhà, còn gia đình ông Tiên ngủ trên gác lửng làm bằng gỗ phía sau nên không thoát kịp.

Người con duy nhất của ông Tiên là anh Trần Quang Minh còn sống do đi làm không có ở nhà khi sự cố xay ra.

Đến sáng nay, Cảnh sát vẫn đang khám nghiệm hiện trường.

Phúc Hưng

6-nguoi-trong-gia-dinh-tu-vong-trong-dam-chay

Căn nhà bị cháy khiến 6 người tử vong. Ảnh: Phúc Hưng

Hơn 0h, lửa bùng phát ở phía sau căn nhà số 91 đường Phan Bội Châu, phường 7, TP Cà Mau khi 7 người trong gia đình ông Trần Quang Tiên (59 tuổi) đang ngủ say. Phát hiện lửa và khói, hàng xóm đập cửa hô hoán nhưng chỉ có bà Trần Thị Lê (chị gái ông Tiên) thoát kịp ra ngoài.

Ngọn lửa nhanh chóng lan rộng lên phía trước căn nhà gần 100 m2. Mọi người nỗ lực tìm cách dập lửa và cứu 6 người bị kẹt bên trong nhưng bất thành. 

Cảnh sát cứu hỏa nhanh chóng có mặt dập tắt đám cháy. 6 nạn nhân được phát hiện tử vong ở phía sau nhà gồm vợ chồng ông Tiên, Trần Kim Hằng (28 tuổi), Trần Quang Toàn (22 tuổi, con ông Tiên), Trần Thanh Vi (8 tuổi) và Quách Gia Hy (4 tuổi, cháu nội và ngoại của ông Tiên).

Toàn bộ căn nhà bị thiêu rụi khiến 6 người tử vong. Ảnh: Phúc Hưng

Khu vực cháy nằm ở sau nhà. Ảnh: Phúc Hưng

Theo lời bà Lê, ông Tiên là thầy giáo dạy học tại một trường phổ thông ở TP Cà Mau. Lúc cháy, bà ngủ ở phía trước căn nhà, còn gia đình ông Tiên ngủ trên gác lửng làm bằng gỗ phía sau nên không thoát kịp.

Người con duy nhất của ông Tiên là anh Trần Quang Minh còn sống do đi làm không có ở nhà khi sự cố xay ra.

Đến sáng nay, Cảnh sát vẫn đang khám nghiệm hiện trường.

Phúc Hưng

nguoi-sai-gon-vay-bat-ky-da-khong-lo-o-rach

Con kỳ đà khổng lồ được bắt được ở Rạch Bàng, quận 7. Ảnh: Hải Hiếu

Chiều 30/7, nhóm thanh niên sống cạnh mé Rạch Bàng, phường Tân Hưng, quận 7, TP HCM nghe tiếng chó sủa ở hông nhà. Nghi có gì lạ, họ chạy ra xem thì phát hiện con kỳ đà dài 1,5 m, nặng hơn 15 kg đang bò lên bờ.

Nhóm thanh niên lao vào đè con kỳ đà, lấy dây trói lại, bắt sống. Một người đàn ông sau đó đã mua lại con kỳ đà nước này rồi gọi điện cho đại diện Thảo Cầm Viên Sài Gòn đến tiếp nhận.

Theo nhân viên Thảo Cầm Viên, đây là con kỳ đà cái, đang mang thai, có thể do ai đó nuôi bị xổng chuồng, khi bò lên bờ để tìm chỗ đẻ trứng thì bị bắt. Hiện Thảo Cầm Viên đã có ba cá thể giống đực, nếu đưa con cái này về sẽ giúp phối giống, sinh sản.

Kỳ đà là loài bò sát ăn thịt, tập tính sống tương tự cá sấu nhưng thích đi ăn vào ban đêm. Loài này thường sống ở vùng rừng rậm rạp cạnh sông suối, đầm lầy, làm tổ trong những hốc cây, kẽ đá hoặc đào hang, có khả năng biến đổi màu da để thích ứng với môi trường. 

nguoi-sai-gon-vay-bat-ky-da-khong-lo-o-rach-1

Con kỳ đà cái được đem về Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Ảnh: Hải Hiếu

Kỳ đà dài 1,5 m ở Việt Nam được cho là thuộc loại khủng, hiếm có. Trên thế giới có loại kỳ đà còn gọi là Rồng Komodo sống trong vùng sa mạc ở Australia, dài hơn 3 m và nặng khoảng 80 kg.

Hải Hiếu

Dọc quốc lộ 3, cách TP Cao Bằng khoảng 30 km, khách đi đường sẽ thấy những lò rèn đỏ lửa bày bán sản phẩm nông cụ ngay tại đó. Nhiều người tò mò dừng lại được chủ lò nhiệt tình mời uống trà, nước và giới thiệu về nghề rèn truyền thống.

nghe-ren-thu-cong-truyen-thong-cua-nguoi-nung

Nghề rèn tại xã Phúc Sen đã tồn tại hàng trăm năm nay đem lại thu nhập cho bà con. Ảnh: Hồng Vân

Hơn 20 năm làm nghề rèn, trong đó 18 năm làm thợ chính, từ nhỏ anh Nông Văn Tờ đã được ông nội và bố dạy những kiến thức cơ bản để khi lớn lên bắt tay vào công việc không còn bỡ ngỡ. Hiện tại, anh dạy nghề cho người cháu trai trong họ, mỗi ngày hai chú cháu dậy sớm tranh thủ trời râm mát làm việc cho hiệu quả.

“Ban đầu chỉ được đốt lò, quai búa phụ việc cho người lớn, sau vài năm quen việc và có kinh nghiệm thì tôi được giao đứng lò chính. Nghề rèn ở xã này về cơ bản là các công đoạn giống nhau nhưng mỗi gia đình lại có bí quyết riêng để sản phẩm làm ra tốt, bền. Mọi sản phẩm chúng tôi vẫn rèn thủ công nên rất cần vào kinh nghiệm”, anh Tờ chia sẻ.

Thợ rèn ngoài sức khỏe, chăm chỉ thì phải có tố chất và đam mê mới có thể theo nghề lâu dài. Nhiều người phải mất vài năm mới thành thạo nhưng có người trẻ tuổi chịu khó học hỏi, yêu nghề và có một chút năng khiếu riêng đã có thể tự đứng riêng một lò.

nghe-ren-thu-cong-truyen-thong-cua-nguoi-nung-1

Mỗi công đoạn để hoàn thành một sản phẩm yêu cầu người thợ rèn phải chau chuốt kĩ lưỡng. Ảnh: Hồng Vân

Các sản phẩm nông cụ ở Phúc Sen trải qua quy trình tương đối giống nhau. Tùy từng món đồ định chế tạo, người làm chọn cỡ nhíp cho phù hợp, đưa vào lò nung đỏ rồi đập, tạo hình, mài cho đến khi có được sản phẩm ưng ý về màu sắc, độ sắc, bền. Mỗi ngày trung bình một người làm được khoảng 3-4 sản phẩm. Hiện nay, nhiều người đầu tư mua thêm búa máy sử dụng đối với những nông cụ cỡ lớn giúp tiết kiệm sức lao động và rút ngắn thời gian.

Để hoàn thiện mỗi con dao, liềm, cuốc... người thợ dùng nhiều sức để đập, quai búa, mài, vừa làm vừa chú ý sao cho mỗi công đoạn đúng kỹ thuật nhất. Nếu không chú ý để lửa quá to hoặc quá nhỏ sẽ khiến thép khi đưa vào tôi bị giòn, dễ hỏng. Khi làm cán dao, người dân Phúc Sen dùng một loại đất chỉ có ở vùng này gắn vào để cán dao bền thay vì hàn như những nơi khác.

Anh Nông Văn Lợi đã có kinh nghiệm hơn 30 năm đứng lò chính cho biết nghề rèn tại Phúc Sen đã có hàng trăm năm. Anh nghe người già trong họ kể chuyện từ thời các cụ đã biết rèn nông cụ bán. Trước đây chỉ một vài nhà có lò rèn vì mỗi nhà lại có bí quyết riêng nên chỉ truyền dạy trong gia đình. Sau này sinh con đẻ cái, mỗi người con trai xin mở một lò rèn riêng nên số lượng tăng lên.

nghe-ren-thu-cong-truyen-thong-cua-nguoi-nung-2

Các sản phẩm nông cụ sau khi rèn xong được bày bán luôn tại lò rèn. Ảnh: Hồng Vân

Nhà anh Lợi nằm trong khu du lịch cộng đồng thôn Pác Rằng, tuy không gần đường lớn nhưng du khách tham quan khá đông, mỗi người đến lại mua một số sản phẩm mang về. Anh Lợi truyền nghề cho con trai duy nhất trong nhà, dự định vài năm nữa sẽ nghỉ làm. Bởi theo anh “con mắt đã mờ, đôi tay đã yếu không còn dẻo dai”, có làm được nông cụ cũng không đạt chất lượng cao.

“Một số gia đình không chỉ truyền cho con trai mà còn truyền cho con rể vì thương con cháu chỉ làm ruộng, vườn không đủ ăn. Ngoài canh tác nông nghiệp, sản phẩm từ nghề rèn giúp chúng tôi có của ăn của để nuôi con cái ăn học”, anh Lợi nói.

Nhiều gia đình chuyển ra cạnh đường sinh sống, mở lò rèn đồng thời bán lẻ các loại nông cụ cho khách. Các sản phẩm dao động 20-200 nghìn đồng. Mỗi phiên chợ tại các vùng lân cận, nếu có thời gian bà con đem liềm, dao, cuốc, xẻng... tới bày bán. Nhiều khách quen ở xa tận Hà Nội, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn... đặt mua theo lô số lượng lớn sau khoảng 15-20 ngày đến lấy.

Chị Hà Thị Nam (huyện Nguyên Bình) cho hay, thường đến lấy hàng tại Phúc Sen, nông cụ cầm hơi nặng tay nhưng bền, sắc bén và chắc chắn nên bà con nông dân rất ưa chuộng.

Nghề truyến thống của người dân Phúc Sen vừa để giữ gìn bản sắc, vừa giúp nâng cao đời sống kinh tế. Công đoạn cuối cùng trước khi hoàn tất một sản phẩm đó là chủ lò rèn đóng dấu nổi tên cơ sở của gia đình lên, khi sử dụng thấy bền, tốt, lần sau khách hàng sẽ giới thiệu cho người quen tới mua.

Hồng Vân

Năm 1861 khi quân Pháp chiếm được Sài Gòn, con đường đã có một quá trình dài góp mặt vào sinh hoạt của cư dân. Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển trong quyển Sài Gòn năm xưa, nó được biết đến nhiều vì ở đầu đường - giáp với bờ sông Sài Gòn - từng là nơi vua nhà Nguyễn đến nghỉ ngơi (nên còn được gọi là Bến Ngự).

Tuy nhiên, từ trước năm 1865, nó cùng 25 con đường khác chỉ mang số thứ tự kế tiếp nhau, từ 1 đến 26. Đến ngày 1/2/1865, Đề đốc De La Grandière mới đặt tên cho từng con đường một và đường số 16 được đặt là Catinat – tên một vị thống chế người Pháp.

Catinat được thực dân Pháp sử dụng làm trung tâm của bộ máy thuộc địa, tập trung hầu hết các cơ quan quan trọng của chính quyền. Đầu tiên, dinh Thủy sư Đề đốc, cơ quan đầu não của thực dân Pháp tại Viễn Đông được xây dựng ở góc đường Mossard - Gouverneur (nay là Nguyễn Du – Lý Tự Trọng).

con-duong-duoc-menh-danh-cuong-ron-cua-sai-gon-xua

Đường Đồng Khởi thời Pháp thuộc đã là con đường sầm uất bậc nhất Sài Gòn, được nhà báo Lucien Bodard ví như cái cuống rốn của Sài Gòn.

Tiếp đó, Nha giám đốc Nội vụ (Dinh Thượng thơ) cũng được xây, hướng ra đường Catinat, ở phía đối diện dinh Thủy sư Đề đốc. Đến đầu năm 1880, nhà thờ Notre Dame (Nhà thờ Đức Bà) được xây dựng ngay trên lộ trình con đường Đồng Khởi chạy qua.

Năm 1886, trụ sở chính Sở Bưu chính và Viễn thông (nay là Bưu điện trung tâm TP HCM) được khởi công trên khu đất đối diện với mặt trái nhà thờ, nằm giữa con đường Catinat và đường Paul Blanchy (nay là Hai Bà Trưng). 4 năm sau, nhà hát Tây (nay là Nhà hát thành phố) được khánh thành trên giao lộ đường Bonard (nay là Lê Lợi) và Catinat, trở thành nơi biểu diễn thường xuyên của những đoàn hát từ phương Tây đến.

Vào thời kỳ này, đường Catinat được xem là bộ mặt sinh hoạt của cả Sài Gòn - thành phố thuộc địa đầu tiên ở vùng Viễn Đông. Không chỉ có trụ sở các cơ quan đầu não của chính quyền mà hàng loạt nhà hàng, khách sạn, cơ sở dịch vụ thương mại sang trọng đầu tiên của Sài Gòn cũng mọc lên trên con đường này.

Continental - khách sạn đầu tiên ở Sài Gòn hoàn thành năm 1880 - là nơi dừng chân của các viên chức, sĩ quan cao cấp của Pháp đến công tác xứ thuộc địa, là chỗ tụ hội của những du khách thập phương. Trước thế chiến thứ nhất, nơi đây từng đón tiếp hai nhân vật rất nổi tiếng trong lĩnh vực văn chương là thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (giải Nobel văn chương năm 1913) và nhà văn Pháp lừng danh André Malraux, tác giả tiểu thuyết La condition humaine (Thân phận con người 1933).

con-duong-duoc-menh-danh-cuong-ron-cua-sai-gon-xua-1

Đường Đồng Khởi năm 1969, lúc này được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đổi tên thành đường Tự Do.

Căn phòng số 214 của khách sạn Contiental cũng từng là nơi ở của Graham Greene - người đã thai nghén và cho ra đời quyển tiểu thuyết nổi tiếng The Quiet American (Người Mỹ trầm lặng). Sau Continental, Majestic được khánh thành năm 1925 cũng thuộc loại những khách sạn kỳ cựu của Sài Gòn nằm ở góc đường Catinat và Luro (nay là Tôn Đức Thắng) nhìn ra bờ sông Sài Gòn, do một thương nhân người Hoa giàu có và nổi tiếng bậc nhất thời bấy giờ là Hui Bon Hoa (chú Hỏa) xây dựng theo đồ án thiết kế của một kiến trúc sư Pháp. Rồi đến năm 1930 là sự xuất hiện của Grand Hotel Sai Gon.

Cũng trên cung đường dài chưa đầy một cây số này, một loạt các cơ sở thương mại, dịch vụ đầu tiên của Sài Gòn cũng được hình thành. Sớm nhất là Hãng tàu Denis Frère mọc lên ở đầu đường, phía bờ sông. Sau đó là hiệu thuốc đầu tiên của cả Sài Gòn nằm ở góc Catinat và Bonard (Lê Lợi), khai trương năm 1865. Rồi hiệu bán đĩa hát Ménestrel (gần nhà hàng Bông Sen ngày nay), rạp Catinat (nằm trên một con hẻm đâm ra đường Catinat), nhà hàng Brodard…

Không chỉ có các cửa hàng dịch vụ của người Pháp, Trung tâm Saigon trên đường Catinat và các đường chung quanh từ năm 1904 đã bắt đầu xuất hiện các cửa hàng thương mại kinh doanh của người Việt như: cửa hàng nhiếp ảnh của Jean-Pierre Trọng, nhà in của Nguyễn Văn Toán (Đinh Thái Sơn hay Phát Toán), nhà in Lê Phát Tân, cửa hàng bán xe đạp, làm bánh mì của nhà nhiếp ảnh Lê Văn Ba...

con-duong-duoc-menh-danh-cuong-ron-cua-sai-gon-xua-2

Đường Đồng Khởi hiện nay vẫn là con đường sầm uất và có giá đắt đỏ nhất Sài Gòn. Ảnh: Trung Sơn

Trong quyển Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca xuất bản năm 1909 tại Sài Gòn, tác giả Nguyễn Liên Phong đã mô tả khung cảnh náo nhiệt trên đường Catinat: Nhứt là đường Ca-ti-na/Hai bên lầu các, phố nhà phân minh/ Bực thềm lót đá sạch tinh/ Các cửa hàng bán lịch thanh tốt đều/ Máy may mấy chỗ quá nhiều/ Các tiệm tủ ghế dập dều phô trương/... Nhà in, nhà thuộc, nhà chà/ Nhà hàng ăn ngủ với nhà lạc son/... Phong lưu cách điệu ai bằng/ Đường đi trơn láng, đèn giăng sáng lòa/ Thứ năm, thứ bảy, thứ ba/ Với đêm chúa nhựt hát nhà hát Tây...

Thời bấy giờ, người Pháp đã so sánh Catinat với đại lộ Canebière của thành phố Marseille vì tập trung những cửa hàng sang trọng nhất của thành phố, nơi dạo chơi của giới thượng lưu thuộc địa trong những ngày đầu đặt chân đến mảnh đất xa xôi này.

Còn nhà báo Pháp Lucien Bodard thì ví đường Catinat như cái cuống rốn của Sài Gòn. Đấy là nơi diễn ra mọi sinh hoạt của thế giới thuộc địa.

Năm 1954, sau khi quân Pháp rút khỏi Việt Nam, đường Catinat được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đổi thành Tự Do và nơi đây vẫn là con đường sầm uất bậc nhất Sài Gòn. Sau năm 1975, một lần nữa, con đường được đổi tên thành Đồng Khởi cho đến nay. Có thể nói đường số 16 - Catinat - Tự Do - Đồng Khởi là một trong số rất ít những con đường kỳ cựu nhất, là chứng nhân của những thăng trầm trong lịch sử đất Sài Gòn.

Sau hơn 150 năm, hiện Đồng Khởi vẫn tiếp tục là một trong những con đường sầm uất và sang trọng bậc nhất và là nơi lắng nghe nhịp đập của vùng đất Sài Gòn. Điều này cũng được thể hiện khi bảng giá đất trên con đường này được xếp vào loại đắt nhất thành phố, khoảng 600 triệu động một mét vuông.

Trung Sơn

>>Xem thêm: Dấu ấn đường Đồng Khởi ở Sài Gòn qua 150 năm

Theo kết quả thanh tra vừa được Sở Y tế TP HCM công bố, công tác đấu thầu dược liệu và vị thuốc tại Bệnh viện Y học cổ truyền có nhiều sai phạm. 

Trong đó, gói thầu thí điểm năm 2013 (trị giá gần 25 tỷ đồng) có nội dung hồ sơ mời thầu không chính xác, vi phạm về lập hồ sơ mời thầu. Quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu cũng có vi phạm về các hành vi cấm trong đấu thầu (một người vừa đánh giá hồ sơ thầu vừa thẩm định kết quả lựa chọn).

Gói thầu bệnh viện năm 2013 của bệnh viện cũng có sai phạm về hành vi cấm trong đấu thầu như: nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá cụ thể trong hồ sơ mời thầu... 

Tương tự, gói thầu bệnh viện năm 2014-2015 có tổng giá trị gần 37 tỷ đồng có những sai phạm dẫn đến hồ sơ dự thầu của một công ty dược không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật của dược liệu vẫn trúng thầu.

hang-loat-sai-pham-tai-cac-benh-vien-lon-o-sai-gon

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương để xảy ra sai phạm tài chính cả trăm tỷ đồng.

Tại bệnh viện Tai Mũi Họng, kết luận của Sở Y tế cho thấy đơn vị này có nhiều sai sót trong công tác tài chính, kế toán của bệnh viện như: chi trả tiền công cho nhân viên, người lao động chưa đúng quy định; chi tiền công cho bộ phận trực tiếp và bộ phận gián tiếp nhà thuốc không đúng (hơn 1,2 tỷ đồng); chưa kê khai doanh thu và chưa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (gần 97 triệu đồng).

Việc liên doanh liên kết máy CT-scanner đặt tại Bệnh viện Tai Mũi Họng với phân chia tỷ lệ lợi nhuận sau thuế: bệnh viện 30% - đối tác 70% được cho là không đảm bảo lợi ích của bệnh viện.

Trước đó, kết quả thanh tra của Sở Y tế TP HCM cũng kết luận Bệnh viện Nguyễn Tri Phương để xảy ra thất thoát thuốc khoảng một tỷ đồng do sai phạm trong tổ chức và hoạt động của khoa dược. Việc theo dõi, thanh toán nợ tiền thuốc của bệnh viện bị cho là chưa hạch toán chi tiết, giữa báo cáo tài chính và tổng số nợ thuốc, vật tư... thấp hơn báo cáo tài chính hàng chục tỷ.

Bệnh viện còn nợ không nguồn quyết toán gần 103 tỷ đồng tiền thuốc của các công ty do các năm 2012-2013 bệnh viện đã mượn tiền thuốc, vật tư để chi thu nhập cho cán bộ, viên chức. Đến cuối năm 2015, bệnh viện nợ tiền thuốc, vật tư các công ty là 127,5 tỷ đồng (trong đó 28% là nợ quá hạn và nợ thuốc không có nguồn quyết toán khoảng 45,6 tỷ đồng).

Từ các kết quả thanh tra ở 3 bệnh viện, Sở Y tế chỉ đạo giám đốc các bệnh viện tổ chức kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân liên quan, khắc phục thiếu sót.

Các bệnh viện cũng được yêu cầu phải thực hiện chi trả tiền công cho nhân viên từ hoạt động dịch vụ qua tài khoản cá nhân, chi trả phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật và chi trả phụ cấp độc hại hiện vật theo quy định.

Trung Sơn

Đại diện hãng hàng không tại Tân Sơn Nhất cho hay, anh cảm thấy may mắn khi sự cố xảy ra, hệ thống phải làm việc bằng tay nhưng không có chuyện hành khách la lối, chửi bới.

Tấn Nguyên  |  

Ý kiến bạn đọc ()

Ngày 30/7, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh có buổi làm việc với lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng về tình hình triển khai vốn ODA và công tác chuẩn bị cho hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017.

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã trực tiếp xin Phó thủ tướng tăng thêm 80 đến 100 bàn chia bài tại khu vui chơi có thưởng Silver Shores (đường Võ Nguyên Giáp, quận Ngũ Hành Sơn).

Theo ông Thơ, từ năm 2003, Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị đã cho phép Đà Nẵng được thành lập khu vui chơi có thưởng Silver Shores. Nhưng hiện nay mới được 8 bàn chia bài, khách nước ngoài, chủ yếu là người Hoa rất đông, không có chỗ chơi.

da-nang-xin-them-100-ban-danh-bac-de-moi-nam-co-them-3000-ty-dong

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh làm việc tại Đà Nẵng ngày 30/7. Ảnh: Nguyễn Đông.

Ông Thơ nói, từ 5 đến 7 năm nay, Đà Nẵng đã làm việc với Chính phủ xin tăng bàn chia bài cho khu vui chơi này. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cũng đã đồng ý nhưng khi trình Chính phủ thì lại yêu cầu dừng lại xem xét. Đến khi nghị định ra đời thì đưa ra một mức trần mới phải đầu tư 2-4 tỷ USD.

"Nhưng đây là cơ sở cũ vì người ta thành lập rất lâu rồi. Người ta cam đoan là nếu cho tăng lên từ 80 đến 100 bàn thì sẽ nộp thuế một năm cho thành phố là 3.000 tỷ đồng, ký vào bản cam kết như thế. Họ qua đánh bài đem lại nguồn ngân sách rất lớn cho thành phố. Đà Nẵng xin cơ chế thôi chứ không xin tiền", ông Thơ nói.

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết vừa qua Chính phủ họp liên quan đến các dự án chơi có thưởng và hiện xây dựng nghị định. Những cơ sở hiện nay đã có rồi thì tiếp tục làm, còn việc mở rộng hay không thì chưa xét đến. Hiện tại, Chính phủ cho Vân Đồn (Quảng Ninh) và Phú Quốc (Kiên Giang) làm, chưa có chủ trương mở thêm những nơi khác.

da-nang-xin-them-100-ban-danh-bac-de-moi-nam-co-them-3000-ty-dong-1

Khu vui chơi có thưởng Silver Shores đang thu hút đông khách nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc đến đánh bạc. Ảnh: Nguyễn Đông.

Theo Phó thủ tướng, Chính phủ đang yêu cầu Bộ Tài chính tính toán về người chơi để xem xét việc chỉ cho người nước ngoài chơi như hiện nay hay cho thêm cả người Việt Nam. "Riêng đề xuất của Đà Nẵng sẽ được xem xét sau khi có nghị định của Chính phủ", Phó thủ tướng nói.

Cũng tại buổi làm việc, Phó thủ tướng cho biết hiện nay nợ ODA của Việt Nam chiếm khoảng 26% tổng số nợ quốc gia, 15% GDP. Việt Nam đang bước vào thời kỳ không có nguồn vốn ODA rẻ, nguồn viện trợ cho không cũng như nguồn viện trợ lãi suất thấp. Ông chỉ đạo việc sử dụng nguồn vốn này phải hết sức cẩn thận, nghiên cứu kỹ lưỡng.

"Nếu như Ngân hàng Thế giới WB không cho Việt Nam tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp thì sẽ tác động đến tất cả nguồn vốn khác, các nhà tài trợ khác cũng sẽ dần dần cắt giảm theo WB. Như vậy, từ năm 2017 đến 2020 chúng ta sẽ hết sức khó khăn. Do đó phải đánh giá khả năng của từng dự án để làm hiệu quả và phải có khả năng trả nợ", Phó thủ tướng chỉ đạo.

Ông cũng đề nghị Đà Nẵng cần tận dụng cơ hội Hội nghị APEC được tổ chức tại thành phố này. Đây là cơ hội để Đà Nẵng phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, thu hút du lịch, quảng bá hình ảnh đến bạn bè quốc tế để thu hút thêm đầu tư. Thành phố cần khẩn trương gắn hình ảnh Đà Nẵng với APEC.

Nguyễn Đông

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, lúc 17h bão Nida cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 440 km về phía đông, sức gió mạnh nhất 75 km/h, tương đương cấp 8. Bão sẽ theo hướng tây bắc với vận tốc 20 km/h và tiếp tục mạnh thêm.

bao-nida-gan-bien-dong

Dự báo đường đi của bão của Trung tâm dự báo khí tượng và thủy văn trung ương lúc 17h. Ảnh: NCHMF.

Chiều 31/7, bão sẽ trên vùng biển phía đông bắc đảo Luzon với sức gió mạnh nhất 100 km/h (cấp 10). Những ngày sau, bão theo hướng tây bắc, sau đó đổi theo hướng tây tây bắc với vận tốc 20 km/h.

Theo dự báo của các đài khí tượng Hong Kong, Nhật Bản, khả năng cao bão sau khi đi vào biển Đông sẽ vào khu vực nam Trung Quốc. 

bao-nida-gan-bien-dong-1

Đài Khí tượng Hong Kong dự bão bão đi về phía nam Trung Quốc. Ảnh: HKO.

Do ảnh hưởng của bão, từ sáng 1/8, phía đông bắc biển Đông có gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-13, giật cấp 15-16. Ngoài ra, do hoạt động của gió mùa tây nam nên nam biển Đông, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có mưa rào và giông kèm lốc xoáy, gió giật mạnh.

Nếu vào biển Đông, Nida sẽ là cơn bão số 2 ở khu vực này tính đến nay. Trước đó cơn bão Mirinae đã đổ bộ vào miền Bắc và gây thiệt hại đáng kể.

Khoảng 16h ngày 30/7, em Đậu Anh Khoa (8 tuổi, trú thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đạp xe trên quốc lộ 1A theo hướng Bắc - Nam. Khi đến ngã tư ở thị trấn Cẩm Xuyên, xe đạp bị xe tải biển Hà Tĩnh do Hồ Quốc Tam (44 tuổi, trú xã Cẩm Hưng) chạy từ trong ngõ hẻm ra tông trúng.

camera-ben-duong-to-cao-tai-xe-xe-tai-tong-chet-be-trai-8-tuoi

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Đức Hùng

Cú tông mạnh khiến em Khoa ngã xuống đường, tử vong ngay tại chỗ. Tài xế Tam đang chở theo bố dừng xuống, song không chịu thừa nhận là người gây ra tai nạn đối với bé.

Nhà chức trách huyện Cẩm Xuyên tới, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ thu thập chứng cứ. Trước thái độ chối bỏ trách nhiệm của tài xế, một người dân bên đường đã cung cấp camera an ninh của gia đình được lắp đặt trước cổng, ghi lại hình ảnh Tam lái xe tải gây tai nạn. Lúc này anh ta mới tới cơ quan điều tra trình diện, thừa nhận hành vi.

camera-ben-duong-to-cao-tai-xe-xe-tai-tong-chet-be-trai-8-tuoi-1

Xe đạp của bé Khoa bị biến dạng sau cú tông của ôtô tải. Ảnh: Đức Hùng

Tại hiện trường, xe đạp bị ôtô tải cán hư hỏng, nhiều vệt máu loang lổ. Rất đông người dân tập trung chứng kiến.

Công an huyện Cẩm Xuyên đang điều tra vụ việc. 

Đức Hùng

Quầng mặt trời xuất hiện lúc 10h và kéo dài 30 phút. Nhiều người địa phương đã không bỏ qua cơ hội ghi lại khoảnh khắc rực rỡ này. 

"Lần đầu tiên tôi thấy hiện tượng này. Ban đầu tôi còn nghĩa đây là dấu hiệu của ngày tận thế, sau đó nghe nhiều người trong xã nói đó không lạ, là quầng mặt trời, tôi mới hết ngỡ ngàng", anh Sinh, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên nói. 

Ông Lưu Minh Hải, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng và thủy văn Lào Cai nhận định, quầng mặt trời là tín hiệu báo hiệu thời tiết ở địa phương ít mưa, trời bắt đầu nắng nóng sau khi hoàn lưu bão Mirinae chấm dứt. 

quang-mat-troi-xuat-hien-o-lao-cai

Người xem quan sát quầng mặt trời bằng mắt thường mà không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ảnh: Sinh Anh.

Theo một chuyên gia thiên văn, quầng mặt trời xảy khi ánh sáng mặt trời chiếu xuyên qua đám mây ở độ cao cách mặt đất khoảng 6-7 km. Tia sáng mặt trời bị khúc xạ và tán xạ bởi những tinh thể băng li ti cấu tạo nên đám mây và tạo nên một quầng sáng hình tròn, màu sắc như cầu vồng nhưng theo thứ tự ngược lại.

"Nó là biểu hiện thời tiết địa phương tốt, trời không mưa, khô ráo", chuyên gia nói và cho biết người dân có thể quan sát bằng mắt thường.

Năm 2011, người dân thành phố Lào Cai chứng kiến hiện tượng tương tự, lúc đó nhiều người cho là điềm báo sắp có lụt lớn, nhưng các chuyên gia khí tượng phủ nhận.

Trong tháng 7, quầng mặt trời từng xuất hiện ở Điện Biên. Ở Việt Nam hiện tượng này từng ghi nhận ở Đà Lạt, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đại diện hãng hàng không tại Tân Sơn Nhất cho hay, anh cảm thấy may mắn khi sự cố xảy ra, hệ thống phải làm việc bằng tay nhưng không có chuyện hành khách la lối, chửi bới.

Tấn Nguyên  |  

Ý kiến bạn đọc ()

Thứ bảy, 30/7/2016 | 13:57 GMT+7

Thứ bảy, 30/7/2016 | 13:57 GMT+7

Nhà ga quốc nội T1 đã mở nhiều quầy làm thủ tục trên máy nên không còn cảnh khách xếp hành dài như tối qua. Tuy nhiên, các bảng điện tử thông tin chuyến bay chưa hoạt động khiến nhân viên sân bay phải đứng hướng dẫn hành khách.

Sáng 30/7, nhà ga T1 quốc nội của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội) đã thông thoáng, không còn cảnh ùn tắc do mạng máy tính bị tin tặc tấn công như tối 29/7.

Nhiều hành khách cho biết không phải chờ đợi lâu khi làm thủ tục, cũng không phải chứng kiến cảnh xếp hàng dài.

Các quầy thủ tục tại nhà ga T1 đã khôi phục khoảng 50% máy tính. 

Dự kiến toàn bộ hệ thống check-in điện tử sẽ được khôi phục trong hôm nay. 

Tuy nhiên, bảng điện tử thông tin về chuyến bay, hệ thống loa phát thanh vẫn bị ngừng hoạt động.

Các bảng hiển thị chuyến đi và đến ở sảnh A, B (của Vietnam Airlines) và E (của Jestar, VietJet Air) vẫn tối đen.

Sân bay Nội Bài huy động thêm hàng chục nhân viên hướng dẫn hành khách.

Lực lượng an ninh được tăng cường tối đa để rà soát trong khu vực sân bay.

Tỏ ra không lo lắng trước sự cố tin tặc tấn công, nhiều khách cho biết họ khá hài lòng với sự hướng dẫn của nhân viên sân bay.

Trước đó chiều 29/7, một số quầy thủ tục hàng không tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài đã bị tin tặc tấn công. Màn hình điện tử và loa phát thanh bị chèn nội dung sai lệch về biển Đông. Sau khoảng 4 phút, hai sân bay đã ngắt toàn bộ hệ thống mạng nội bộ. Khách phải làm thủ tục bằng vé viết tay khiến khoảng 100 chuyến bay bị chậm, hàng chục nghìn người xếp hàng chờ đợi.

Cảng vụ hàng không miền Bắc, miền Nam cùng nhiều đơn vị liên quan phối hợp với Cục An ninh kinh tế tổng hợp (A85) và Cục An ninh mạng (A68) - Bộ Công an đang phối hợp xử lý vụ việc. 

Giới chức Việt Nam chưa đưa ra tuyên bố nào về thủ phạm vụ tấn công vì "cần thời gian xác minh".

 

Giang Huy - Đoàn Loan

ha-noi-cong-bo-quy-hoach-giao-thong-den-2030

Bản đồ quy hoạch giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050.

Sáng 30/7, UBND TP Hà Nội công bố quy hoạch giao thông vận tải thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo quy hoạch, đến năm 2030, nhu cầu vận tải hành khách tại Hà Nội sẽ đạt 27,7 triệu chuyến đi/ngày đêm. Nhu cầu vận tải hàng hoá liên tỉnh giữa Hà Nội và các tỉnh đạt khoảng một triệu tấn/ngày đêm, giữa các khu vực thông qua Hà Nội khoảng 0,6 triệu tấn/ngày đêm.

Để đáp ứng, đến năm 2030 Hà Nội sẽ phát triển hệ thống cao tốc 4-8 làn xe song hành với quốc lộ có lưu lượng lớn theo các hướng Hà Nội - Lạng Sơn; Hà Nội - TP HCM; Hà Nội - Thái Nguyên; Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Hạ Long; Hà Nội - Hòa Bình; cao tốc Tây Bắc - quốc lộ 5; Đường Hồ Chí Minh, Đường đại lộ Thăng Long và Pháp Vân, Cầu Giẽ được quy hoạch là cao tốc đô thị.

Ngoài ra, từ nay đến năm 2030 Hà Nội cũng sẽ hoàn thiện phát triển, khép kín các tuyến đường Vành đai, đến đường Vành đai 4; xây dựng 18 cây cầu vượt sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy và Sông Đà. 

Khu vực đô thị trung tâm sẽ gồm 8 tuyến (các tuyến tàu điện một ray (monorail); mạng lưới xe buýt nhanh (BRT) gồm 8 tuyến...

Từ nay đến năm 2030 Hà Nội cũng ưu tiên phát hiện vận tải hành khách công cộng để đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân với tỷ lệ 50-55% nhu cầu của hành khách trong đô thị trung tâm và 40% đô thị ngoại ô.

Quy hoạch cũng chỉ rõ, quỹ đất cho phát triển giao thông khoảng 33.237 ha và tổng nhu cầu vốn cho toàn bộ quy hoạch khoảng 1.235.380 tỷ đồng được huy động tổng hợp các nguồn lực đầu tư như: nguồn vốn ngân sách, vốn vay ODA, vốn xã hội hóa thông qua các hình thức hợp đồng BT, BOT, PPP, BOO.

Phát biểu tại buổi công bố, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội nhấn mạnh, việc lập quy hoạch này sẽ làm cơ sở cho việc lập dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn. Ngoài ra qua đây cũng đề xuất các vấn đề tổ chức, quản lý, giao thông, cơ chế chính sách cho việc quản lý quy hoạch.

Bá Đô

Thứ bảy, 30/7/2016 | 13:57 GMT+7

Thứ bảy, 30/7/2016 | 13:57 GMT+7

Nhà ga quốc nội T1 đã mở nhiều quầy làm thủ tục trên máy nên không còn cảnh khách xếp hành dài như tối qua. Tuy nhiên, các bảng điện tử thông tin chuyến bay chưa hoạt động khiến nhân viên sân bay phải đứng hướng dẫn hành khách.

Sáng 30/7, nhà ga T1 quốc nội của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội) đã thông thoáng, không còn cảnh ùn tắc do mạng máy tính bị tin tặc tấn công như tối 29/7.

Nhiều hành khách cho biết không phải chờ đợi lâu khi làm thủ tục, cũng không phải chứng kiến cảnh xếp hàng dài.

Các quầy thủ tục tại nhà ga T1 đã khôi phục khoảng 50% máy tính. 

Dự kiến toàn bộ hệ thống check-in điện tử sẽ được khôi phục trong hôm nay. 

Tuy nhiên, bảng điện tử thông tin về chuyến bay, hệ thống loa phát thanh vẫn bị ngừng hoạt động.

Các bảng hiển thị chuyến đi và đến ở sảnh A, B (của Vietnam Airlines) và E (của Jestar, VietJet Air) vẫn tối đen.

Sân bay Nội Bài huy động thêm hàng chục nhân viên hướng dẫn hành khách.

Lực lượng an ninh được tăng cường tối đa để rà soát trong khu vực sân bay.

Tỏ ra không lo lắng trước sự cố tin tặc tấn công, nhiều khách cho biết họ khá hài lòng với sự hướng dẫn của nhân viên sân bay.

Trước đó chiều 29/7, một số quầy thủ tục hàng không tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài đã bị tin tặc tấn công. Màn hình điện tử và loa phát thanh bị chèn nội dung sai lệch về biển Đông. Sau khoảng 4 phút, hai sân bay đã ngắt toàn bộ hệ thống mạng nội bộ. Khách phải làm thủ tục bằng vé viết tay khiến khoảng 100 chuyến bay bị chậm, hàng chục nghìn người xếp hàng chờ đợi.

Cảng vụ hàng không miền Bắc, miền Nam cùng nhiều đơn vị liên quan phối hợp với Cục An ninh kinh tế tổng hợp (A85) và Cục An ninh mạng (A68) - Bộ Công an đang phối hợp xử lý vụ việc. 

Giới chức Việt Nam chưa đưa ra tuyên bố nào về thủ phạm vụ tấn công vì "cần thời gian xác minh".

 

Giang Huy - Đoàn Loan

Thứ bảy, 30/7/2016 | 13:57 GMT+7

Thứ bảy, 30/7/2016 | 13:57 GMT+7

Nhà ga quốc nội T1 đã mở nhiều quầy làm thủ tục bằng máy tính nên không còn cảnh ùn tắc hành khách như tối qua. Tuy nhiên, các bảng điện tử thông tin chuyến bay chưa hoạt động khiến nhân viên sân bay phải đứng hướng dẫn hành khách.

Sáng 30/7, nhà ga T1 quốc nội của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội) đã thông thoáng, không còn cảnh ùn tắc do mạng máy tính bị tin tặc tấn công như tối 29/7.

Nhiều hành khách cho biết không phải chờ đợi lâu khi làm thủ tục hàng không. Sân bay không còn cảnh xếp hàng dài chờ làm thủ tục bay.

Các quầy thủ tục tại nhà ga T1 đã khôi phục khoảng 50% máy tính để check-in điện tử. 

Dự kiến toàn bộ hệ thống check-in điện tử sẽ được khôi phục trong nay. 

 

Tuy nhiên, toàn bộ bảng điện tử thông tin về chuyến bay và quầy làm thủ tục, hệ thống loa phát thanh vẫn bị ngừng hoạt động.

Các bảng điện tử chuyến đi và đến ở sảnh A, B (của Vietnam Airline) và E (của Jestar và VietJet Air) vẫn tối đen.

Sân bay Nội Bài huy động thêm hàng chục nhân viên hướng dẫn hành khách làm thủ tục.

Lực lượng an ninh cũng huy động tối đa để kiểm tra an ninh trong khu vực sân bay.

Hành khách tại sân bay Nội Bài không tỏ ra lo lắng trước sự cố tin tặc tấn công và cho biết, khá hài lòng trước sự hướng dẫn tận tình của các nhân viên sân bay.

Trước đó chiều 29/7, tại một số quầy làm thủ tục hàng không tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài đã bị tin tặc tấn công. Để đảm bảo an toàn, hai sân bay đã ngắt toàn bộ hệ thống mạng nội bộ. Hành khách phải làm thủ tục check-in thủ công thay cho hệ thống điện tử khiến khoảng 100 chuyến bay bị chậm chuyến, hàng chục nghìn hành khách phải xếp hàng chờ đợi làm thủ tục ở 2 sân bay.  
 

Cảng vụ hàng không miền Bắc, miền Nam cùng các đơn vị có liên quan phối hợp với Cục An ninh kinh tế tổng hợp (A85) và Cục An ninh mạng (A68) - Bộ Công an đang phối hợp xử lý vụ việc. 

Giang Huy - Đoàn Loan

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Theo Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai đến 17h ngày 29/7, bão Mirinae làm 3 người chết ở Hà Nội, Hà Nam và Hà Giang, 4 người mất tích. Hà Nội là địa phương có nhiều người bị thương nhất với 9 trên tổng số 21 người. 

Cơn bão còn khiến 30 nhà bị đổ sập hoàn toàn, 25.000 nhà tốc mái hư hỏng; 67 tàu, thuyền bị chìm, 17.000 cột điện bị gãy đổ.

Theo Vụ quản lý công trình thủy lợi các địa phương, diện tích lúa bị ngập đã giảm hơn 70.000 ha so với ngày 28/7, còn hơn 150.000 ha. Ngoài ra, có tới 61.000 ha rau màu bị hư hại, 39.000 ha cây trồng lâu năm và cây ăn quả bị gãy đổ, 44.000 ha cây xanh bị đổ gãy. 

3-nguoi-chet-4-nguoi-mat-tich-do-bao-mirinae

Bão Mirinae đã quật độ nhiều gốc cây lớn ở Hà Nội. Ảnh: Giang Huy.

Do ảnh hưởng của bão, 66.000 gia súc gia cầm bị chết và cuốn trôi; 11.000 ha và 242 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; 9.000 mét khối đất đá bị sạt lở.

Các địa phương nằm trong tâm bão và khu vực bị ảnh hưởng đang tập trung lực lượng khắc phục hậu quả, trong đó ưu tiên số một là sự cố điện. Theo báo cáo của Tập đoàn điện lực Việt Nam, đến chiều 29/7, lưới điện từ 110kV trở lên đã vận hành ổn định.

Về lưới điện phân phối, EVN khắc phục xong lưới điện của thành phố Hải Phòng, cấp điện ổn định cho khu vực trung tâm các huyện thị của Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình. 230/290 tuyến dây trung áp bị sự cố; các trạm bơm tiêu úng lớn ở các địa phương đã được cấp điện.

Tại Hà Nội, Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội đã giải tỏa gần 400 cây đổ, gần 500 cành gẫy. Trong đó toàn bộ cây có đường kính lớn, cây nguy cơ ảnh hưởng tính mạng, tài sản của nhân dân, cản trở giao thông đã thực hiện xong. Dự kiến hết ngày 30/7, đơn vị sẽ giải tỏa xong toàn bộ số cây đổ. 

Bão Mirinae hình thành từ vùng áp thấp lúc 10h sáng 26/7. Đêm 27/7, bão đổ bộ vào khu vực Thái Bình - Ninh Bình, ảnh hưởng trực tiếp từ nam Quảng Ninh đến bắc Thanh Hóa. Mirinea có quy luật khác thường khi vào đất liền di chuyển chậm, có thời điểm hầu như không di chuyển và giữ nguyên cường độ suốt đêm, gây thiệt hại lớn.

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật trong tuần

Đối tác

Mời các bạn ghé thăm:
Bảo Châu ELEC chuyên cung cấp lắp đặt các hệ thống Audio chuyên nghiệp như:
Loa klipsch

Tham khảo thêm Loa klipsch hay, giá rẻ khác


Loa Klipsch chính hãng, nghe nhạc cực hay, xem phim cực chất, đa dạng mẫu mã, giá tốt nhất tại Việt Nam.
Xem thêm nhiều loa Jamo chính hãng, giá tốt khác

Xem thêm nhiều loa Jamo chính hãng, giá tốt khác


Bảo Châu Elec - hệ thống chuỗi cửa hàng âm thanh hiện đại hàng đầu tại Việt Nam. Hiện đang cung cấp dòng loa Jamo chính hãng với giá cực tốt. Quý khách đang có nhu cầu sở hữu dòng loa nghe nhạc đỉnh cao, âm thanh chất lượng, kiểu dáng sang trọng này hãy xem thêm tại đây.