Bản đồ quy hoạch giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050. |
Sáng 30/7, UBND TP Hà Nội công bố quy hoạch giao thông vận tải thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo quy hoạch, đến năm 2030, nhu cầu vận tải hành khách tại Hà Nội sẽ đạt 27,7 triệu chuyến đi/ngày đêm. Nhu cầu vận tải hàng hoá liên tỉnh giữa Hà Nội và các tỉnh đạt khoảng một triệu tấn/ngày đêm, giữa các khu vực thông qua Hà Nội khoảng 0,6 triệu tấn/ngày đêm.
Để đáp ứng, đến năm 2030 Hà Nội sẽ phát triển hệ thống cao tốc 4-8 làn xe song hành với quốc lộ có lưu lượng lớn theo các hướng Hà Nội - Lạng Sơn; Hà Nội - TP HCM; Hà Nội - Thái Nguyên; Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Hạ Long; Hà Nội - Hòa Bình; cao tốc Tây Bắc - quốc lộ 5; Đường Hồ Chí Minh, Đường đại lộ Thăng Long và Pháp Vân, Cầu Giẽ được quy hoạch là cao tốc đô thị.
Ngoài ra, từ nay đến năm 2030 Hà Nội cũng sẽ hoàn thiện phát triển, khép kín các tuyến đường Vành đai, đến đường Vành đai 4; xây dựng 18 cây cầu vượt sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy và Sông Đà.
Khu vực đô thị trung tâm sẽ gồm 8 tuyến (các tuyến tàu điện một ray (monorail); mạng lưới xe buýt nhanh (BRT) gồm 8 tuyến...
Từ nay đến năm 2030 Hà Nội cũng ưu tiên phát hiện vận tải hành khách công cộng để đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân với tỷ lệ 50-55% nhu cầu của hành khách trong đô thị trung tâm và 40% đô thị ngoại ô.
Quy hoạch cũng chỉ rõ, quỹ đất cho phát triển giao thông khoảng 33.237 ha và tổng nhu cầu vốn cho toàn bộ quy hoạch khoảng 1.235.380 tỷ đồng được huy động tổng hợp các nguồn lực đầu tư như: nguồn vốn ngân sách, vốn vay ODA, vốn xã hội hóa thông qua các hình thức hợp đồng BT, BOT, PPP, BOO.
Phát biểu tại buổi công bố, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội nhấn mạnh, việc lập quy hoạch này sẽ làm cơ sở cho việc lập dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn. Ngoài ra qua đây cũng đề xuất các vấn đề tổ chức, quản lý, giao thông, cơ chế chính sách cho việc quản lý quy hoạch.
Bá Đô
0 nhận xét:
Đăng nhận xét