Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

UBND Hà Nội vừa gửi tờ trình lên HĐND thành phố về việc điều chỉnh mức trần học phí và cơ chế tài chính đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn. Mức trần học phí được đề xuất áp dụng từ ngày 1/1/2017 cho năm học 2016-2017 đến hết năm 2019-2010, tăng lũy tiến mỗi năm 400.000 đồng.

Cụ thể, với trường mầm non và tiểu học, mức trần đề xuất năm học 2016-2017 là 3,9 triệu đồng/học sinh/tháng; trường THCS và THPT là 4,1 triệu đồng. Học phí này bao gồm chi phí cho hoạt động như các trường công lập đại trà và chi phí cho chương trình chất lượng cao.

ha-noi-de-xuat-tang-hoc-phi-co-so-giao-duc-chat-luong-cao

Mức trần tăng học phí của trường công lập chất lượng cao được đề xuất áp dụng từ năm học 2016-2017 đến hết năm học 2019-2020, được điều chỉnh từ năm học 2020-2021. 

Hiện 13 trường chất lượng cao (5 trường ngoài công lập) của thủ đô có mức thu học phí bình quân năm học 2016-2017 là 2,4 triệu đồng/học sinh/tháng với khối mầm non; 2,1 triệu đồng trường tiểu học; THCS là 2 triệu; THPT là 3,4 triệu đồng. 5 trường công lập thí điểm chất lượng cao thu bình quân 1,7 triệu đồng một học sinh một tháng.

Cơ chế tài chính đối với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao được đề xuất nhà nước cấp kinh phí trong 3 năm kể từ khi được công nhận, sau đó giảm dần. Năm đầu tiên nhà nước cấp kinh phí chi thường xuyên theo định mức như các cơ sở giáo dục công lập cùng cấp học giảng dạy theo chương trình giáo dục đại trà. Năm thứ hai và ba kinh phí cấp để chi tiền lương, các khoản phụ cấp, đóng góp theo mức lương cơ sở hiện hành cho số biên chế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Kết thúc năm thứ ba, cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao tự bảo đảm toàn bộ kinh phí chi thường xuyên. 

Đề xuất tăng học phí nhằm tạo điều kiện cho các trường những năm đầu được công nhận chất lượng cao tập trung cho việc nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu và có mức học phí không gây đột biến với phụ huynh. Lộ trình 3 năm cũng để trường có thời gian chuẩn bị tâm thế, sắp xếp bộ máy và nguồn lực tài chính để tiến tới tự chủ nhân sự, đảm bảo chi hoạt động thường xuyên. 

Những năm trước, các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao nhận ngân sách hỗ trợ một lần vào đầu năm thực hiện chuyển đổi, từ năm thứ hai trở đi phải tự chủ về thu chi tài chính, nên gặp khó khăn. Sau một năm được công nhận, nhiều trường chưa đủ thời gian để khẳng định chất lượng, thương hiệu để phụ huynh tin tưởng đóng mức học phí cao. 

"Mô hình trường chất lượng cao đã đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa nguồn lực đầu tư trọng điểm ban đầu của Nhà nước và nguồn xã hội hóa... Để mô hình phát triển ổn định, bền vững, tạo điều kiện để cơ sở được tự chủ, cần có quy định cụ thể về cơ chế tự chủ nhân sự", UBND Hà Nội đánh giá. Thành phố đặt mục tiêu giai đoạn 2016-2020 đầu tư thêm 20 trường công lập chất lượng cao. 

Quỳnh Trang

Hồ nuôi cá gia đình anh Phan Văn Kiệt (28 tuổi) ở xã An Hòa, huyện An Lão bị vỡ bờ bao do nước lũ dâng cao. Chiều hôm trước, anh Kiệt dùng bao cát đắp lại bờ, cứu cá ở trong hồ thì trượt chân và bị nước cuốn trôi.

Nhiều người hốt hoảng tìm kiếm, nhiều giờ sau phát hiện thi thể nam thanh niên nằm cạnh hồ cá, đã tử vong.

Chiều hôm qua, em Trần Thị Lệ Thủy (15 tuổi) đi qua cầu Phú Phong ở thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn cũng bị trượt chân rơi xuống sông Kôn. Em bị nước cuốn mất tích, hiện chưa tìm thấy.

Ông Phạm Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện An Lão (Bình Định) cho hay, mưa lũ những ngày qua đã khiến nhiều nơi trên địa bàn tỉnh ngập cả mét, đường sá hư hỏng, giao thông ùn tắc... "Sáng nay, địa phương đã huy động canô đưa bé gái 4 tuổi ở xã An Hòa đi cấp cứu do bị lồng ruột", ông Nam nói.

Theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định, nước lũ dâng cao đã làm hơn 1.000 ngôi nhà ngập sâu trong lũ, khoảng 3.000 ha lúa bị tàn phá, hư hại. Các địa phương ở vùng cao huyện An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn bị chia cắt, nước chảy xiết khiến việc đi lại người dân gặp khó khăn.

Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã ban hành công điện khẩn chỉ đạo các địa phương chủ động ứng phó mưa lũ.

Tại những nơi bị cô lập, tỉnh yêu cầu địa phương trang bị thuyền phao để phản ứng nhanh, vào khu dân cư di tản dân; túc trực, hỗ trợ các nhu yếu phẩm cho người dân và túc trực 24/24 để ứng phó kịp thời.

Tuấn Minh

Vị trí sà lan chìm tại cảng. Ảnh: Thái Hà

Vị trí tàu chìm tại cảng. Ảnh: Thái Hà

Sà lan 500 tấn cập cảng ICD Tín Nghĩa (KCN Biên Hòa 1, Đồng Nai) trên sông Đồng Nai để nhận hàng, tối 30/11. Khi cần cẩu đưa khoảng 400 tấn sắt lên đã bị sạt về phía mạn trái, khiến tàu nghiêng.

Nước nhanh chóng tràn vào các buồng máy, tàu chìm ngay sau đó. Các công nhân trong cảng cùng thủy thủ tàu kịp đưa người phụ nữ và 2 trẻ em ở cabin lên bờ an toàn. Một số người bị rơi xuống nước cũng tự bơi vào bờ.

Tai nạn không gây thương vong nhưng một lượng lớn dầu đã tràn ra sông Đồng Nai.

Đến sáng 1/12 lực lượng cứu hộ phải dùng phao chuyên dụng thả xung quanh tàu để phòng sự cố tràn dầu lan rộng.

Phước Tuấn

Thứ năm, 1/12/2016 | 11:17 GMT+7

Thứ năm, 1/12/2016 | 11:17 GMT+7

Lo sợ phải thi lại lý thuyết nếu chậm đổi giấy phép lái xe, nhiều người dân ở Hà Nội vội vàng làm thủ tục dẫn đến tình trạng quá tải.

Sáng 1/12, hàng trăm người dân xếp hàng từ mờ sáng tại Bộ phận một cửa Sở Giao thông Vận tải Hà Nội số 2 Phùng Hưng (Hà Đông) để đổi giấy phép lái xe vật liệu giấy bìa sang vật liệu nhựa tổng hợp PET.

Đứng co ro chờ trời sáng, bà Nguyễn Thị Thành (ở Chùa Thầy) cho biết: "Hai chị em tôi đi từ nhà lúc 3h sáng đến đây đã tới số thứ tự 74. Hôm qua chồng con tôi làm thủ tục đổi bằng cũng phải xếp hàng từ 5h sáng đến 11h trưa mới tới lượt".

Thức gần như cả đêm, nhiều người lấy xong số thứ tự thì ngủ gục trên xe máy.

"Tôi buôn bán suốt ngày không có thời gian nghe đài báo, thấy mọi người trong xóm nói đổi bằng nhanh không hết hạn trong năm nay, năm sau phải thi lại lý thuyết nên tôi đành phải đi hơn 60 km đến đổi bằng lái xe máy, đường xá xa xôi đi lại vất vả lắm", ông Hà Tiến (64 tuổi, ở Đá Chông, Ba Vì) tất tưởi nói.

Ngay đầu giờ làm việc, Bộ phận một cửa của Sở Giao thông Vận tải đã ùn ứ. 

Ông Đặng Tiến Doãn, Phó Chánh văn phòng Bộ phận một cửa Sở Giao thông Vận tải cho hay: “Trung bình thời gian qua trụ sở số 2 Phùng Hưng tiếp nhận khoảng 300 người đổi giấy phép lái xe mỗi ngày. Cá biệt vài ngày gần đây, số người tăng đột biến có hôm đến 600, dẫn đến quá tải”.

“Nhiều người trong số đó hiểu nhầm đã hết hạn đổi giấy phép môtô loại A1, trong khi thời hạn còn đến 2020", ông Doãn cho biết thêm. Lý giải sự hiểu nhầm này, ông Doãn cho rằng “do công tác tuyên truyền”.

Việc hiểu nhầm một phần xuất phát từ Điều 57 Thông tư 58 của Bộ Giao thông Vận tải quy định giấy phép lái xe bằng giấy bìa phải được chuyển đổi sang vật liệu PET theo lộ trình. Sau 6 tháng, người không chuyển đổi phải sát hạch lại lý thuyết.

Bộ Tư pháp khẳng định quy định này "không có cơ sở pháp lý, không bảo đảm tính thống nhất và tính hợp pháp". Do đó, ngày 30/11 Bộ Giao thông cho biết sẽ ban hành thông tư mới trong tháng 12, sửa đổi Thông tư 58 nêu trên theo hướng giữ nguyên lộ trình đổi giấy phép lái xe ôtô, môtô, song bãi bỏ nội dung "không đổi giấy phép lái xe PET sẽ phải thi lại lý thuyết".

Theo lộ trình, giấy phép lái ôtô và lái xe hạng A4 đổi trước ngày 31/12/2016; giấy phép lái xe không thời hạn (các hạng A1, A2, A3) trước 31/12/2020. "Những người không đổi, giấy phép bìa vẫn có giá trị lưu hành, không bị xử phạt", Tổng cục trưởng Đường bộ Nguyễn Văn Huyện nói.

Hà Nội có 4 điểm cấp đổi giấy phép lái xe gồm: Số 2 Phùng Hưng (Hà Đông); số 16 Cao Bá Quát (Ba Đình); trụ sở đội Thanh tra giao thông Long Biên (đường Vạn Hạnh, Long Biên); Tổng cục Đường bộ (106 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy). Thời gian làm việc liên tục từ thứ 2 đến thứ 7. Lệ phí cả cấp mới và cấp lại là 135.000 đồng/lần.

Ngọc Thành

gan-6-tan-keo-qua-dat-duoc-tan-trang-canh-nha-ve-sinh

Kẹo dẻo hết hạn được chế biến lại. Ảnh: A.X

Đội Quản lý thị trường huyện Củ Chi vừa kiểm tra cơ sở sản xuất bánh kẹo trên đường 20 (xã Tân Thông Hội), phát hiện khoảng 3 tấn kẹo nguyên liệu trong bao nylon, bao tải nằm cạnh chuồng ngỗng, nhà vệ sinh.

Trong khi đó, một lượng lớn kẹo dẻo được các công nhân chế biến ngay trên nền nhà cáu bẩn, nhầy nhụa... Chủ cơ sở thời điểm kiểm tra vắng mặt, những người còn lại không xuất trình được các loại giấy tờ liên quan.

Cơ quan chức năng tình nghi toàn bộ gần 6 tấn kẹo me, mãng cầu, ô mai… đã hết hạn sử dụng này đang được cơ sở tháo ra gắn bao bì cùng hạn sử dụng mới.

gan-6-tan-keo-qua-dat-duoc-tan-trang-canh-nha-ve-sinh-1

Kẹo nguyên liệu nằm gần nhà vệ sinh, chuồng ngỗng. Ảnh: A.X

Số thực phẩm bẩn này đang bị tạm giữ, xử lý.

Sơn Hòa

thung-container-vang-xuong-vong-xoay-o-sai-gon

Thùng container nằm chắn ngang ngay giữa vòng xoay Phú Hữu. Ảnh: Sơn Hòa

Gần trưa 1/12, xe đầu kéo container 40 feet chạy trên đường Võ Chí Công (Vành đai Đông cũ) hướng từ quận 9 sang quận 2. Đến vòng xoay Phú Hữu (quận 2), đang chạy tốc độ cao tài xế bẻ lái, ôm cua khiến thùng container và rơ moóc đứt lìa khỏi đầu kéo, văng ra ngoài.

Thùng container móp mép nằm chắn giữa vòng xoay, tài xế may mắn thoát nạn.

"Đến giờ tôi vẫn chưa hết bàng hoàng. Lúc đó xe lao nhanh quá, thùng container rơi xuống nghe chát chúa, rợn da gà. May là không có xe nào chạy gần đấy", một nhân chứng cho biết.

Trước đó, hôm 9/10, thùng container bị rơi trên cầu Nguyễn Văn Cừ khiến giao thông qua đây bị phong tỏa gần 7 giờ. Tại các tuyến đường như Xa lộ Hà Nội, Vành đai Đông... cũng liên tiếp xảy ra tình trạng tương tự gây hoang mang cho người đi đường.

Sơn Hòa

csgt-tang-cuong-xu-ly-oto-de-mu-cong-an-khong-dung-quy-dinh

Nhiều xe cá nhân để phù hiệu của Bộ Công an bị cảnh sát giao thông Hà Nội xử lý. Ảnh: Sơn Dương

Lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, trong tháng cuối năm, đơn vị sẽ tập trung tuần tra, xử lý những hành vi vi phạm như: đi sai phần đường, vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm; chạy quá tốc độ, quá nồng độ cồn, dừng đỗ sai quy định...

Đặc biệt, các tổ công tác sẽ xử lý ôtô biển xanh, xe gắn còi, đèn ưu tiên, dán “giấy miễn phí cầu đường” không đúng quy định, ôtô cá nhân để mũ, trang phục Công an nhân dân, dán giấy có chữ "Bộ Công an, xe ưu tiên" trái phép. 

Theo Phòng Cảnh sát giao thông, quá trình làm nhiệm vụ, đơn vị phát hiện nhiều xe dán phù hiệu sai quy định để qua mắt công an. Có trường hợp khi bị bắt, tài xế thái độ không chuẩn mực, gây khó khăn cho lực lượng chức năng.  

Từ đầu năm đến nay, Phòng đã xử lý trên 40 ôtô biển xanh, 26 ôtô biển đỏ; tước hàng chục biển hiệu, giấy dán ưu tiên mang chữ Bộ Công an; xử lý hơn 4.400 trường hợp vi phạm qua hệ thống camera; giữ 5 ôtô biển kiểm soát giả... 

Phương Sơn

Thứ năm, 1/12/2016 | 10:46 GMT+7

Thứ năm, 1/12/2016 | 10:46 GMT+7

Chính phủ trình Quốc hội 4 dự án trọng điểm quốc gia cần được ưu tiên bố trí vốn, chuẩn bị đầu tư từ nay đến năm 2020, nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

4 dự án giao thông trọng điểm quốc gia đến năm 2020

Tiến Thành - Đoàn Loan

Nguyễn Hải Đăng (25 tuổi) thuộc 85 gương mặt tiêu biểu nhận giải thưởng Lương Định Của trong sản xuất nông nghiệp do Trung ương Đoàn tổ chức. Bản báo cáo thành tích của anh chỉ ngắn gọn: "Năm 2013, anh cùng bạn sáng chế ra máy cho tôm ăn tự động, sau 6 tháng bán được hơn 300 máy với giá 3,69 triệu đồng/máy". Nhưng phía sau là câu chuyện dài của chàng trai ở Đầm Dơi (Cà Mau) với ước mơ làm giàu từ nông nghiệp.

9x-bo-dai-hoc-cai-tien-may-cho-tom-an

Nguyễn Hải Đăng (áo nâu) giới thiệu cho khách hàng về các bộ phận của chiếc máy cho tôm ăn tự động. Ảnh: NVCC.

Năm 2010, đang học năm hai Đại học Dân lập Văn Lang (TP HCM) khoa Quản trị kinh doanh, Đăng xin nghỉ. Thích kinh doanh từ nhỏ nên trước khi vào giảng đường, cậu nghĩ sẽ được thỏa ước mơ. "Nhưng một phần học đại học không như mình nghĩ, phần khác sợ ra trường không có việc làm, giống nhiều anh chị khóa trên làm trái ngành, lãng phí tiền bạc, nên mình nghỉ", Đăng giải thích. 

Một năm sau, Đăng cùng vài người bạn mở tiệm bán đồ ăn vặt nho nhỏ như sữa, sinh tố... trước cổng trường đại học. Biết công việc này không kéo dài nên dành dụm được một khoản tiền là cậu nghỉ, đi du lịch. Đăng từng hành trình dọc Nam - Bắc, từ quê đất mũi Cà Mau ra tận địa đầu Lũng Cú (Hà Giang) trong hai tháng. Vốn tiếng Anh giao tiếp tốt, cậu đi thêm Đài Loan, Pháp... với mục đích biết đó đây chứ chưa nghĩ đến việc làm giàu từ nông nghiệp.

Bước ngoặt làm thay đổi suy nghĩ của Đăng là khi được xem nông dân Pháp trồng nho trên những cánh đồng rộng bạt ngàn, hay xem nông dân Đài Loan nuôi cá với kỹ thuật hiện đại. Khi đó, chàng trai Việt Nam mới thấy cách người nông dân nước ngoài làm nông nghiệp thật khác với nông dân nước mình. Cậu hiểu vì sao họ giàu thế.

"Em thấy họ làm khác mình nhiều lắm, trồng trọt trên những cánh đồng lớn nhưng máy móc thay thế sức người nhiều, giống như một công ty thu nhỏ. Còn mình thì quá nhiều khâu trung gian", cậu chia sẻ.

Đăng nảy ra ý định kinh doanh từ nông nghiệp nhưng chưa định hình được là gì. Quê nhà Đầm Dơi là vùng nuôi tôm sú, tôm thẻ diện tích lớn nên Đăng dành một năm đi làm cho các chủ đầm. Với suy nghĩ "mình chưa biết việc thì phải chăm chỉ làm với họ", cậu cùng ở, cùng làm với những người nuôi tôm để biết họ vất vả ra sao, gặp khó khăn gì và cần gì.

Năm 2013, khi cùng với cậu em giỏi cơ khí tên Trần Văn Út thử bật tắt bóng điện bằng bộ điều khiển từ xa, Đăng nghĩ đến việc làm chiếc máy cho tôm ăn tự động để người nuôi tiết kiệm sức. Trước đó, cậu từng quan sát thấy việc cho tôm ăn khá vất vả, tốn nhân công. "Khó khăn nhiều lắm vì ban đầu đâu có gì hoàn hảo. Kiến thức cơ khí bọn em không có nhiều, phải mày mò trên mạng, lên Sài Gòn học hỏi thêm", Đăng chia sẻ.

Máy cao một mét gồm thùng nhựa chứa khoảng 35-45 kg thức ăn, chân sắt, bán kính phun thức ăn từ 3 đến 12 m, có thể điều chỉnh xa gần và hoạt động trong thời tiết nắng lẫn mưa. Cái khó là bộ hẹn giờ cho tôm ăn phải dễ sử dụng vì đa số là nông dân. Bộ hẹn giờ của những máy nhập khẩu nhiều chi tiết, giá thành cao. Cậu cải tiến theo hướng linh hoạt hơn ai cũng dùng được.

Với kinh nghiệm buôn bán nhỏ, ban đầu Đăng bán được một ít máy. Cậu cùng với hai người bạn học cũ trên Sài Gòn lập website và các kênh bán hàng, vừa làm vừa tiếp thị sản phẩm. Chất lượng ổn định và giá hợp lý khoảng 3 triệu đồng mỗi chiếc nên nhiều nơi đặt hàng, thị trường tiêu thụ từ Cà Mau ra Quảng Ninh. Gần ba năm sản xuất, cơ sở của Đăng bán được hơn 300 chiếc máy cho tôm ăn tự động, tạo việc làm cho 7 lao động thường xuyên.

Vừa học vừa làm, giờ cậu có hai cơ sở sản xuất đăng ký hộ kinh doanh. Mong muốn của chàng trai Cà Mau là làm nhiều thứ hơn về nông nghiệp hiện đại chứ không phải dừng lại ở chiếc máy cho tôm ăn.

Đăng chia sẻ chưa bao giờ hối hận vì quyết định nghỉ đại học. "Nhưng em vẫn khuyến khích mấy đứa nhỏ phải học cho đến nơi đến chốn, học để biết những gì mình muốn làm. Chỉ khi nào thực sự cảm thấy việc học không phù hợp thì hãy nghĩ đến con đường khác, bởi nghỉ học giữa chừng chưa bao giờ là lựa chọn tốt nhất", Đăng nói.

Phương Hòa
Video: Đài truyền hình Cà Mau

Công trình cầu vượt thép vòng xoay Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn có thiết kế dạng chữ N, gồm 3 cầu vượt với tổng mức đầu tư 504 tỷ đồng.

Vũ Đoan  |  

Từ đàn ong dú vào nhà tự nhiên, sau 10 năm, ông Nguyễn Văn Lại ở huyện Cam Lâm, Khánh Hòa đã nhân rộng ra nuôi khoảng 200 thùng ong tại nhà.

Thời sự  02:32 - 1/12

Xuân Ngọc  |  

Công trình cầu vượt thép vòng xoay Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn có thiết kế dạng chữ N, gồm 3 cầu vượt với tổng mức đầu tư 504 tỷ đồng.

Vũ Đoan  |  

Ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng

Nghị định 142 về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng có hiệu lực từ ngày 1/12 nêu rõ, tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm ngăn chặn các hành động gây nguy cơ xung đột thông tin trên mạng có nguồn gốc từ hệ thống thông tin của mình, cũng như hợp tác xác định nguồn gốc gây xung đột thông tin trên mạng, khắc phục hậu quả xung đột thông tin.

Bộ Công an chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng giữa hai hoặc nhiều tổ chức trong nước và nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội...

Chậm nộp tiền phạt tính lãi 0,05% mỗi ngày

Thông tư 155 của Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định 127/2013 về xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan có hiệu lực từ ngày 1/12.

Theo đó, cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan mà chậm nộp tiền phạt so với thời hạn thi hành quyết định xử phạt, ngoài việc phải nộp đủ số tiền nộp phạt thì cứ mỗi ngày chậm nộp phạt phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp. 

Hỗ trợ lao động nữ mất việc làm

Có hiệu lực từ ngày 4/12, Thông tư 152 của Bộ Tài chính về quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng, quy định: Với lao động nữ bị mất việc làm sẽ được hỗ trợ chi phí đào tạo tối đa một người 3 triệu đồng mỗi khóa học; hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng một ngày thực học; hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng mỗi khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.

Điều kiện hỗ trợ: Lao động nữ bị mất việc làm phải có một trong các giấy tờ như quyết định thôi việc, buộc thôi việc; quyết định sa thải; thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động; hợp đồng lao động đã hết hạn. Trường hợp lao động nữ làm việc không theo hợp đồng, khi bị mất việc làm cũng vẫn được hỗ trợ đào tạo nếu có giấy xác nhận của người sử dụng lao động...

nhung-quy-dinh-noi-bat-co-hieu-luc-tu-thang-12

Lực lượng bảo vệ rừng sẽ được trang bị súng và mũ chống đạn. Ảnh minh hoạ: Báo Cao Bằng

Trang bị vũ khí cho bảo vệ rừng

Có hiệu lực từ 5/12, Quyết định 44 của Thủ tướng về lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng quy định: Khi phát hiện hành vi vi phạm về quản lý bảo vệ rừng trong phạm vi diện tích được giao, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách có trách nhiệm lập biên bản kiểm tra ban đầu, bảo vệ hiện trường, tang vật vi phạm, kịp thời báo cáo với cán bộ, cơ quan có thẩm quyền lập biên bản xử lý theo quy định. 

Trường hợp cần thiết, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách được sử dụng công cụ hỗ trợ như các loại súng dùng để bắn đạn cao su, đạn hơi cay và đạn dùng cho các loại súng này; dùi cui điện, dùi cui cao su; các loại phương tiện xịt hơi cay; áo giáp, găng tay bắt dao; mũ chống đạn...

Chế độ BHYT khám, chữa bệnh đối với chiến sĩ công an 

Thông tư 43 của Bộ Công an quy định biện pháp thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân (CAND) có hiệu lực từ 9/12 quy định với cán bộ, chiến sĩ CAND khi khám, chữa bệnh BHYT đúng quy định sẽ được thanh toán các chi phí sau: Chi phí khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ và sinh con; Chi phí vận chuyển khi cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật; Chi phí khám, chữa bệnh ngoài phạm vi hưởng BHYT gồm có như thuốc, hóa chất, vật tư y tế được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và các dịch vụ kỹ thuật y tế theo chỉ định của chuyên môn.

Trung tâm y tế huyện sẽ có 15 khoa chuyên môn

Thông tư 37 của Bộ Y Tế hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thành có hiệu lực từ ngày 10/12 quy định Trung tâm Y tế huyện sẽ có 15 khoa chuyên môn như sau: Khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS; Khoa Y tế công cộng và Dinh dưỡng; Khoa An toàn thực phẩm; Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Khoa Khám bệnh/Phòng khám đa khoa; Khoa Hồi sức cấp cứu; Khoa Liên chuyên khoa (Răng Hàm Mặt - Mắt - Tai Mũi Họng); Khoa Nội tổng hợp; Khoa Ngoại tổng hợp; Khoa Nhi; Khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng; Khoa Dược - Trang thiết bị - Vật tư y tế; Khoa Truyền nhiễm; Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn; Khoa Xét nghiệm và Chẩn đoán hình ảnh.

Bá Đô

Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Thảo Cầm Viên Sài Gòn (quận 1) vừa được phê duyệt, chính quyền TP HCM chấp thuận chủ trương xây bãi xe ngầm tại trục đường Nguyễn Thị Minh Khai - Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Bãi xe ngầm rộng một hecta có thể chứa khoảng 3.000 xe máy và 100 ôtô. Phần hầm ngầm phía dưới các khu chuồng thú có giải pháp thi công đồng bộ, chống tiếng ồn để tránh làm ảnh hưởng đến các loại thú phía trên.

bai-xe-ngam-hon-3000-chiec-o-thao-cam-vien-sai-gon

Thảo cầm viên được người dân lựa chọn đến vui chơi vào các dịp lễ. Ảnh: Duy Trần

Cũng theo đồ án, với diện tích dự kiến quy hoạch gần 17 hecta, toàn bộ cây lớn hiện hữu trong Thảo cầm viên được giữ lại. Đồng thời, sẽ trồng mới thêm hệ thống cây bụi (tre, trúc) dọc theo các trục đường hoặc vị trí tiếp giáp giữa khu chuồng thú với nơi phát sinh tiếng ồn (bãi xe, khu vui chơi thiếu nhi, sân khấu, nhà hàng, khu dã ngoại…).

Khu chuồng trại nuôi thú có quy mô hơn 1,5 hecta được phân loại theo môi trường sống và lớp động vật bao gồm các khu: gấu, thú họ mèo (cọp trắng, cọp Đông dương); voi (voi, bò, trâu); thú châu Phi (hươu cao cổ, đà điểu, ngựa vằn, dê rừng, tê giác, hà mã, chim cánh cụt châu Phi…); thú ban đêm; thú móng guốc...

Trong Thảo Cầm Viên cũng sẽ có "Khu vườn thú thiếu nhi" bao gồm một chuỗi các loài thú thân thiện tạo sự gần gũi và dễ tiếp xúc như: heo, gà, dê, ngựa, trâu nước... Ngoài ra còn có nhà kiếng, vườn thực vật, trang trại Việt Nam, đồng lúa... kết hợp với nhà bảo tàng động thực vật được cải tạo từ khu nhà hành chính hiện trạng.

Khu hội nghị giáo dục sẽ được cải tạo từ khu vực trưng bày cũ nhằm phục vụ cho các hoạt động giáo dục, hội nghị liên quan đến hệ thống động thực vật của Thảo Cầm Viên Sài Gòn.

Hữu Công

Tối 30/11, Bảo tàng tỉnh Nghệ An đã hoàn tất thủ tục tiếp nhận hiện vật kim loại do người dân xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc, nhặt được.

Ông Nguyễn Đức Kiếm, Giám đốc Bảo tàng cho biết, hiện chưa có cơ sở khoa học khẳng định hiện vật là thật hay giả. Bằng trực quan mắt thường bước đầu ghi nhận hiện vật kim loại hình rồng, có hai dòng chữa Hán ở phía bên và mặt đế, giống một ấn tín của nhà vua thời xưa.

hien-vat-giong-an-tin-duoc-dua-ve-bao-tang-cho-thm-dinh

Hiện vật trước lúc được niêm phong hôm nay. Ảnh: Hải Bình.

Theo ông Kiếm, việc tiếp nhận hiện vật từ người dân dựa theo Luật di sản văn hóa năm 2010. Hiện vật sau khi tiếp nhận sẽ được niêm phong. Lãnh đạo Bảo tàng sẽ tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định thành lập hội đồng thẩm định, có nhiệm vụ đánh giá hiện vật về giá trị văn hóa và kinh tế.

Các thành viên hội đồng thẩm định sẽ gồm thành viên hội đồng thẩm định cổ vật quốc gia, cán bộ Bảo tàng tỉnh, đại diện Sở Văn hóa, Sở Tài chính. Khi có kết quả, nếu là hiện vật quý Hội đồng cổ vật quốc gia sẽ phân công đơn vị bảo quản, có thể là Bảo tàng tỉnh Nghệ An hoặc Bảo tàng quốc gia.

Về chính sách thưởng cho người có công phát hiện hiện vật, ông Kiếm phân tích, hiện vật có giá trị kinh tế càng lớn thì phần trăm thưởng càng thấp và ngược lại. Cụ thể nếu hiện vật có giá trị một tỷ đồng thì người phát hiện sẽ hưởng 4%. Nếu hiện vật là 100 triệu đồng thì người có công phát hiện được hưởng 8%...

hien-vat-giong-an-tin-duoc-dua-ve-bao-tang-cho-thm-dinh-1

Hiện vật được cơ quan chức năng trưng bày tại hội nghị giao nhận chiều 30/11 ở UBND xã Nghi Lâm. Ảnh: Hải Bình.

Trước đó ngày 26/11, bà Nguyễn Thị Khương (47 tuổi) cùng một phụ nữ đi hái rau má tại khu vực trang trại mà gia đình từng múc đất làm ao. Bà Khương dẫm trúng hiện vật bằng kim loại. 

Vài ngày sau, người con trai bà Khương chụp ảnh hiện vật đăng lên mạng xã hội khiến nhiều người tò mò tới xem. Phòng Văn hóa huyện và đại diện xã Nghi Lâm sau đó lập biên bản niêm phong hiện vật, đưa về trụ sở xã cất giữ.

Cán bộ chuyên Hán nôm của Thư viện tỉnh Nghệ An cho biết, dòng chữ phần thân hiện vật là "Cửu Long Kim Tỷ" (ấn tín chín rồng), dòng chữ phía dưới là "Đại Thanh Tự Thiên Tử Bảo" (loại ấn để phong thái tử của triều Mãn Thanh - Trung Quốc).

Điều 18 Luật di sản văn hóa 2010 đề cập việc tiếp nhận, quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do thăm dò, khai quật hoặc do tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp như sau:

1. Mọi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định tại Điều 6 Luật di sản văn hóa, khi phát hiện hoặc tìm thấy đều thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật về dân sự.

2. Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để tạm nhập vào kho bảo quản của bảo tàng cấp tỉnh nơi phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định tại khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.

3. Tổ chức, cá nhân giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được khen thưởng và được nhận một khoản tiền thưởng theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.

Hải Bình

Chiều 30/11, ông Đồng Ngọc Ba, Cục trưởng Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp, cho hay vừa ra văn bản tuýt còi Thông tư 58/2015 quy định về lộ trình chuyển đổi giấy phép lái xe của Bộ Giao thông Vận tải. 

Theo điều 57 Thông tư 58, giấy phép lái xe bằng giấy bìa phải được chuyển đổi sang loại mới bằng vật liệu PET theo lộ trình: Giấy phép lái ôtô và giấy phép lái xe hạng A4 trước ngày 31/12/2016; giấy phép lái xe không thời hạn (các hạng A1, A2, A3) phải trước 31/12/2020. Sau 6 tháng, người không chuyển đổi sẽ phải sát hạch lại lý thuyết để được cấp lại giấy phép lái xe. 

Qua rà soát, đối chiếu với các quy định hiện hành, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật khẳng định Thông tư 58 của Bộ Giao thông không có cơ sở pháp lý, không bảo đảm tính thống nhất và tính hợp pháp. 

bo-tu-phap-tuyt-coi-quy-dinh-khong-doi-giay-phep-lai-xe-phai-thi-lai-ly-thuyet

Người dân đổi giấy phép lái xe tại Sở Giao thông Vận tải Hà Nội. Ảnh: Xuân Hoa

Theo Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Điều 57 dẫn đến cách hiểu việc chuyển đổi giấy phép lái xe, kể cả trường hợp giấy phép lái xe không thời hạn hoặc còn thời hạn sử dụng, từ giấy bìa sang vật liệu PET là bắt buộc. Giấy phép lái xe bằng bìa giấy không chuyển đổi sang vật liệu PET theo quy định sẽ không còn giá trị sử dụng và người dân sẽ phải sát hạch lại lý thuyết nếu muốn cấp lại.  

Điều này không phù hợp với pháp luật hiện hành. Giấy phép lái xe là chứng chỉ cấp cho người điều khiển xe cơ giới có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để được phép lái một hoặc một số loại xe cơ giới. Việc chuyển đổi các giấy phép lái xe không thời hạn hoặc đang còn thời hạn sử dụng sang vật liệu mới, có thu lệ phí, cần được xem là quyền của người dân và được thực hiện khi có nhu cầu.

Trong văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật nêu rõ: “Trường hợp thật sự cần thiết phải chuyển đổi những giấy phép lái xe không thời hạn hoặc còn thời hạn sử dụng bằng giấy bìa sang giấy phép lái xe mới bằng vật liệu PET để thuận lợi cho quản lý thì Nhà nước chỉ nên khuyến khích và cần có cơ chế hỗ trợ thủ tục, chi phí chuyển đổi cho người dân”.

Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã đề nghị Bộ Giao thông rà soát quá trình thực hiện Thông tư 58 để có biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) và xem xét, xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân đã tham mưu xây dựng, ban hành văn bản này. 

Chiều 30/11, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Đường bộ, cho biết đã nhận được văn bản của Bộ Tư pháp và sẽ có văn bản phản hồi. Bộ Giao thông đang soạn thảo thông tư mới sửa đổi Thông tư 58, trong đó giữ nguyên lộ trình yêu cầu người dân đổi giấy phép lái xe ôtô, môtô từ giấy bìa sang vật liệu PET, song bãi bỏ nội dung không đổi giấy phép lái xe PET sẽ phải thi lại lý thuyết. Thông tư mới dự kiến ban hành trong tháng 12 này. 

Theo ông Huyện, trước đây Bộ Giao thông khuyến khích người dân đổi giấy bìa sang vật liệu PET, mục đích chống làm giả, thuận tiện cho quản lý nhà nước. Sau nhiều năm đặt ra lộ trình, phần lớn người dân không chấp hành nên cơ quan này đưa ra quy định phải thi lại lý thuyết nhằm mang tính răn đe hơn. 

"Hiện trên 90% người dân cả nước đã đổi giấy phép lái xe ôtô giấy bìa sang vật liệu PET. Với những người không đổi thì giấy phép lái xe giấy bìa vẫn có giá trị lưu hành, không bị xử phạt", ông Huyện nói. 

Cũng theo lãnh đạo Tổng cục Đường bộ, thời gian qua tình trạng ùn tắc tại các điểm đổi giấy phép lái xe phần lớn diễn ra tại Hà Nội và TP HCM, trong đó nhiều người đã đi đổi giấy phép lái xe môtô giấy bìa trong khi lộ trình đổi loại giấy này đến cuối năm 2020.

Đoàn Loan - Bảo Hà

Chiều tối 29/11 và sáng nay 30/11, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 ở xã Phong An (huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế) liên tục tiếp nhận bệnh nhân vào cấp cứu với các triệu chứng như nôn ói, nhức đầu.

hon-60-nguoi-nhap-vien-sau-khi-an-banh-mi

Nhiều bệnh nhân ngộ độc thực phẩm nhập viện trong tình trạng nôn ói, nhức đầu. Ảnh: Võ Thạnh

Đang nằm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, chị Hoàng Thị Chanh (22 tuổi) cho biết, sáng 28/11 chị và 5 thành viên trong gia đình mua bánh mì từ tiệm bánh mì Anh Thi (xã Phong Hiền, Phong Điền) về ăn. Đến chiều tối, cả nhà chị có triệu chứng đi ngoài liên tục, nôn ói, nhức đầu. Chị và 3 thành viên khác bị nặng cùng phải nhập viện, 2 người bị nhẹ hơn vẫn ở nhà.

hon-60-nguoi-nhap-vien-sau-khi-an-banh-mi-1

Chị Chanh và 5 thành viên trong gia đình bị ngộ độc thực phẩm. Ảnh: Võ Thạnh.

Vẻ mặt vẫn mệt mỏi sau truyền dịch, chị Nguyễn Thị Sáu (26 tuổi) nhớ lại, trưa 28/11 chị và chồng đến nhà bà ngoại ở xã Phong Hiền chơi, chồng chị mua 2 ổ bánh mì ở tiệm bánh mì Anh Thi cho chị ăn. Đến tối thì chị thấy nhức đầu, nôn ói. Sáng 29/11 phải nhập viện.

Ông Trần Bùi, Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 cho biết, từ sáng 29 đến 30/11, có 55 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm nhập viện. Đa số bệnh nhân bị nhức đầu, nôn ói, trong đó có 22 trẻ em điều trị tại khoa Nhi.

"Qua tìm hiểu, các bệnh nhân nhập viện đều nói ăn bánh mì tại cùng một tiệm bánh. Chúng tôi cũng đang bố trí thêm phòng ở khoa Lao để tiếp nhận bệnh nhân bởi có thông tin còn nhiều người bị ngộ độc vẫn chưa nhập viện", ông Bùi nói.

Bên cạnh 55 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đa khoa thị xã Hương Trà cũng tiếp nhận 9 trường hợp bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì tại cửa hàng Anh Thi.

hon-60-nguoi-nhap-vien-sau-khi-an-banh-mi-2

Tiệm bánh mì Anh Thi. Ảnh: Võ Thạnh.

Ông Nguyễn Ngọc Diễn, Trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị đã đình chỉ hoạt động của cơ sở bánh mì Anh Thi, lấy mẫu xét nghiệm tìm nguyên nhân khiến nhiều người ngộ độc.

Võ Thạnh

Công an TP Đà Nẵng vừa bàn giao ôtô chuyên dùng cho công an các phường thuộc hai quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, việc này nằm trong kế hoạch trang bị cho tất cả 56 xã, phường trên địa bàn.

Đây là loại xe bán tải, mỗi xe có giá hơn 600 triệu đồng, tổng số tiền đầu tư gần 34 tỷ đồng từ ngân sách thành phố. Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công An) đồng ý cho các xe này được gắn đèn, còi ưu tiên; mỗi xe sẽ đóng logo tên đơn vị.

da-nang-chi-gan-34-ty-dong-cap-oto-cho-cong-an-phuong

Loại ôtô chuyện dùng được bàn giao cho công an phường ở Đà Nẵng. Ảnh: N.Đ.

"Xe thực hiện xong nhiệm vụ không được sử dụng đèn, còi để tránh phản cảm. Người sử dụng xe tuyệt đối không mặc thường phục và không dùng xe vào việc riêng", đại tá Phan Ngọc Truyền, Trưởng phòng phong trào Công an Đà Nẵng, cho biết.

Nguyễn Đông

Ngày 30/11, UBND quận Cầu Giấy thông báo kết quả kiểm điểm, kỷ luật tập thể, cá nhân liên quan việc quản lý dịch vụ, phòng cháy chữa cháy tại số 68 đường Trần Thái Tông (phường Dịch Vọng Hậu).

Báo cáo cho biết, cơ quan chức năng đã kiểm tra, nhắc nhở cơ sở kinh doanh karaoke số 68 phố Trần Thái Tông hoàn thiện hạ tầng trước khi khai thác nhưng chủ cơ sở không chấp hành, vẫn nhận khách vào hát, gây ra vụ cháy làm 13 người chết.

UBND quận quyết định hình thức kỷ luật cách chức với hai cá nhân là các bà Nguyễn Thị Xuân Nữ (Phó trưởng Phòng Văn hóa Thông tin quận) và bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh (Phó Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng Hậu).

Hai người khác bị khiển trách là bà Trịnh Thị Dung (Phó Chủ tịch UBND quận), ông Nguyễn Tiến Huy (công chức phường Dịch Vọng Hậu). Ông Nguyễn Quang Thắng (Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng Hậu) bị cảnh cáo.

"UBND quận Cầu Giấy xin nhận trách nhiệm và rút kinh nghiệm sâu sắc trong quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy", báo cáo nêu.

Cùng với UBND quận, Phòng Văn hoá thông tin, UBND phường Dịch Vọng Hậu cũng "rút kinh nghiệm sâu sắc" và cho biết đã đề ra các biện pháp thực hiện quyết liệt công tác phòng cháy, chữa cháy.

nhieu-can-bo-bi-cach-chuc-sau-vu-chay-quan-karaoke-o-cau-giay

Nhiều cá nhân bị kỷ luật sau vụ cháy quán karaoke 68 Trần Thái Tông làm 13 người thiệt mạng. Ảnh: Bá Đô.

Theo Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy Dương Cao Thanh, vụ cháy quán karaoke tại 68 Trần Thái Tông là "sự cố nặng nề nhất trong lịch sử 19 năm thành lập quận".

Sau sự cố, Quận đã đình chỉ toàn bộ hoạt động karaoke trên địa bàn, kiểm tra 88 cơ sở kinh doanh karaoke có giấy phép thì 3 nơi không hoạt động, 85 quán còn lại đều có vấn đề về phòng cháy, chữa cháy. Các cơ sở vi phạm, không đủ điều kiện thoát nạn, cứu nạn đều bị dừng hoạt động.

Tới đây, quận tiếp tục kiểm tra các nhà nghỉ, trường học... và dừng các cơ sở không đủ điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy.

Bên cạnh đó, Quận sẽ thành lập mỗi phường một đội phòng cháy chữa cháy gồm 10 dân quân; duy trì Tổ Phòng cháy chữa cháy tại tổ dân phố; đề xuất mua trang thiết bị, tập huấn phòng cháy chữa cháy cho các tổ này.

Ngày 1/11, quán karaoke số 68 phố Trần Thái Tông bốc cháy làm 13 người chết, mặt tiền 4 ngôi nhà cùng nhiều tài sản bị thiêu rụi.

Công an thành phố đã khởi tố vụ án, khởi tố thợ hàn làm bắn tia lửa gây cháy cùng nữ chủ quán để điều tra trách nhiệm.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho hay, Thường trực thành ủy đã họp xem xét trách nhiệm với UBND quận Cầu Giấy, phường Dịch Vọng Hậu và một số cán bộ quản lý. Thời gian tới, thành phố sẽ xử nghiêm những cán bộ, cơ quan liên quan đến cấp phép cho quán như Sở Văn hóa, Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, Sở Công an...

Võ Hải

Sáng 30/11, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng do Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh dẫn đầu đã có buổi tiếp xúc với cử tri quận Hải Châu (TP Đà Nẵng). Nhiều cử tri lo lắng việc tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của chủ đầu tư nhà máy thép sắp được di dời lên đầu nguồn nước sông Vu Gia, ảnh hưởng đến hàng triệu dân Quảng Nam, Đà Nẵng.

thuong-truc-ban-bi-thu-uy-ban-kiem-tra-dang-lam-ro-trach-nhiem-ong-vo-kim-cu

Nhiều cử tri ở Đà Nẵng đặt câu hỏi liên quan đến việc ông Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài, nhưng chưa được phúc đáp. Ảnh: Nguyễn Đông.

"Bài học công ty Formosa gây ô nhiễm các tỉnh bắc miền Trung vẫn còn nguyên vẹn. Quá trình làm ra thép chắc chắn phải sử dụng đến hóa chất. Những hóa chất này vô cùng độc hại, nếu chúng ta không có một quy trình quản lý việc xử lý nước thải, đặt trạm quan trắc thì không biết những tác hại khôn lường với các thế hệ sau này", cử tri Phạm Xuân Thạnh nói.

Nhiều cử trị cũng đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng có ý kiến đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương về việc xem xét trách nhiệm của ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, trong các quyết định trước đây liên quan đến dự án Formosa Hà Tĩnh. "Ông Cự không thể vô can được", cử tri Lê Du Kiếm (phường Hòa Cường Bắc) nói.

Ông Đinh Thế Huynh cho biết, hiện nay Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang kiểm tra mức độ vi phạm của ông Võ Kim Cự. Bên cạnh đó, Ban cáng sự Đảng và UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng bị kiểm tra, đặc biệt là quá trình lắp đặt hệ thống xả thải của Formosa. "Sau khi kiểm tra sẽ có thông báo", ông Huynh nói với cử tri.

thuong-truc-ban-bi-thu-uy-ban-kiem-tra-dang-lam-ro-trach-nhiem-ong-vo-kim-cu-1

Ông Đinh Thế Huynh trả lời ý kiến cử tri Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông.

Ông Đinh Thế Huynh cũng cho biết, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng sẽ gửi văn bản đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, nêu ý kiến của cử tri Đà Nẵng để các Bộ này tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ khi xây dựng các trạm quan trắc môi trường, giám sát hệ thống xả thải... "Sản xuất thép phải có công nghệ ít độc hại nhất và không được xả thải thẳng ra môi trường", ông nói.

Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri Đà Nẵng băn khoăn "tại sao chưa thể triệu hồi Trịnh Xuân Thanh về nước?", "vì sao Trịnh Xuân Thanh trốn đi nước ngoài một cách trót lọt nhẹ nhàng, liệu có sự tiếp tay?"... Tuy nhiên những câu hỏi này không được phúc đáp.

Trước ý kiến của cử tri về việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức phải đưa về niêm yết tại khu dân cư, tổ dân phố nơi cán bộ đó ở để người dân theo dõi, đối chiếu, giám sát, ông Đinh Thế Huynh cho hay sắp tới sẽ kiến nghị sửa Luật kê khai tài sản, với hy vọng việc báo cáo đúng thực chất. Ông cũng đề nghị Đà Nẵng xử lý đúng luật vụ xây dựng biệt phủ trái phép ở rừng Hải Vân. 

Nguyễn Đông

Nhóm học sinh lớp 6 gồm 4 nam, 5 nữ của trường Tiểu học - THCS Lê Lợi (xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm) được nghỉ học nên rủ nhau ra hồ thủy lợi sâu 2-15 m tắm, trưa hôm qua. Trong lúc nô đùa, 3 nữ sinh bị đuối nước, chới với kêu cứu.

Hồ nước nơi các em chết đuối. Ảnh: Hoài Thanh

Hồ thủy lợi có 3 nữ sinh đuối nước. Ảnh: Hoài Thanh.

Thấy bạn bị nạn, 6 học sinh còn lại chạy kêu cứu. Tuy nhiên, khi người dân bơi ra, các em đã chìm xuống hồ. 20 phút sau, 3 nữ sinh được tìm thấy nhưng đã tử vong. 

Sau sự việc xảy ra, chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ mỗi gia đình nạn nhân 7,5 triệu đồng.

Hoài Thanh

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Thu nhập từ 400.000 đến 500.000 mỗi ngày, Nguyễn Văn Na (23 tuổi, quê ở Thái Bình) hóa trang thành Tôn Ngộ Không đi cà kheo, múa gậy trên khắp phố phường Hà Nội. (Theo Startalk)

Thời sự  14:38 - 30/11

Loài cá quý hiếm có thể nặng vài trăm kg được nông dân ở Đồng Tháp nuôi chung với cá diêu hồng trong bè trên sông Tiền và phải mất 5-10 năm mới khai thác.

Hoàng Nam

Ngọn lửa bất ngờ bùng phát ở đống lốp ôtô gần quốc lộ 1A, lan vào cửa hàng và căn nhà bên cạnh thuộc xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom (Đồng Nai), rạng sáng 30/11

Hiện trường vụ cháy. Ảnh: Văn Hoàng

Đám cháy bùng phát dữ dội trong đêm. Ảnh: V.H

Nghe tiếng hô hoán của người dân và ngửi mùi khét, anh Đinh Quốc Phong (47 tuổi) nhanh trí đưa vợ cùng con gái lên ôtô tải, chạy tông cửa lao qua ngọn lửa thoát ra ngoài an toàn.

2 giờ sau, đám cháy được lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Đồng Nai dập tắt. Hỏa hoạn không gây thương vong, song đã thiêu rụi toàn bộ cửa hàng cùng trang thiết bị mua bán vỏ ôtô của gia đình anh Phong.

Nguyên nhân vụ cháy đang được điều tra. 

Phước Tuấn

Nhiều ngày qua, con hải cẩu xám (tên khoa học Halichoerus grypus) - loài động vật sống chủ yếu ở hai bán cầu Bắc và Nam bất ngờ xuất hiện tại vùng biển khu bãi Dương thuộc thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, Bình Thuận.

hai-cu-no-dua-voi-du-khach-tam-bien-binh-thuan

Hải cẩu nô đùa cùng khách tại khu bãi Dương, thị trấn Phan Rí Cửa. Ảnh: Báo Bình Thuận

Theo người dân địa phương, con hải cẩu này thường xuất hiện vào buổi trưa. "Nó tỏ ra gần gũi, thân thiện khi cùng nô đùa với một số nam thanh niên tắm biển", một người cho biết.

3 tháng trước, cặp hải cẩu cũng liên tục xuất hiện ở bãi đá gần bờ thuộc xã Chí Công, huyện Tuy Phong (cách bãi Dương chừng 10 km).

Theo chuyên gia Viện Hải dương học Nha Trang, việc hải cẩu xuất hiện ở Bình Thuận không phải là hiếm. Trước đây, các ngư dân miền Trung vẫn thường bắt được chúng. Viện đang nuôi dưỡng một số con hải cẩu do ngư dân bắt được nhằm phục vụ công tác nghiên cứu và tham quan. 

"Đây là loại động vật hoang dã sống chủ yếu ở vùng biển ôn đới, việc chúng xuất hiện ở vùng biển Bình Thuận có thể là đi lạc theo dòng hải lưu và hoàn toàn bình thường về quy luật, không có gì bất thường", chuyên gia này cho biết.

Hoàng Trường

hon-5000-mo-o-nghia-trang-lon-nhat-sai-gon-chua-co-nguoi-nhan

Nghĩa trang Bình Hòa đã có từ trước năm 1975. Ảnh: NLĐ

Theo UBND quận Bình Tân, tính đến hết tháng 11, gần 11.000 ngôi mộ tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa có thân nhân đến kê khai di dời, còn hơn 5.000 ngôi mộ vẫn chưa được người thân đến nhận.

Trước đó, đơn vị này đã thực hiện nhiều phương thức tuyên truyền, vận động thân nhân các ngôi mộ liên hệ để đăng ký kê khai. Tuy nhiên, do người thân của các ngôi mộ trú ở nhiều địa phương nên việc tuyên truyền thời gian qua chưa hiệu quả.

Việc di dời mộ là để thực hiện dự án di dời nghĩa trang Bình Hưng Hòa được tiến hành từ đầu năm 2011. Trong giai đoạn 1 (dự kiến sẽ hoàn thành trước 30/4/2017), quận Bình Tân di dời khoảng 16.500 ngôi mộ, giải phóng 12 ha đất với kinh phí 784 tỷ đồng.

Để không ảnh hưởng đến dự án, sau ngày 31/1/2017, UBND quận Bình Tân tổ chức bốc mộ tập trung theo kế hoạch đối với các ngôi mộ đã kê khai hồ sơ nhưng chưa đăng ký bốc mộ và các ngôi mộ không có thân nhân kê khai.

Nghĩa trang Bình Hưng Hòa rộng 40 ha có từ trước năm 1975 với hơn 75.000 ngôi mộ. Từ đầu năm 2011 nghĩa trang bị đóng cửa để chuẩn bị bồi thường, di dời giải tỏa, xây dựng trung tâm thương mại phức hợp, tháp lưu tro cốt và công viên cây xanh.

Trung Sơn

Xem thêm: 4 mẹ con sống trong nghĩa trang lớn nhất Sài Gòn

nguoi-dan-dao-duoc-hien-vat-nghi-la-an-tin-cua-vua

Mặt trước của hiện vật có hình đầu rồng. Ảnh: Phòng văn hóa.

Ngày 26/11, trong lúc đi làm đồng tại xóm 5, xã Nghi Lâm (Nghi Lộc, Nghệ An), ông Trường Văn Sửu, 56 tuổi, đào được vật lạ bằng kim loại. Nghi là hiện vật cổ có giá trị, ông mang về cất giữ. 

Hay tin ông Sửu nhặt được đồ quý, vài ngày qua nhiều người dân tìm tới nhà xem. Hiện vật hình giống ấn tín của nhà vua, có 9 đầu rồng, nặng 1,6 kg, làm bằng kim loại màu đen, mặt dưới và mặt bên đều có dòng chữ Hán.

nguoi-dan-dao-duoc-hien-vat-nghi-la-an-tin-cua-vua-1

Mặt bên của hiện vật. Ảnh: Phòng văn hóa.

Trực tiếp tới xem hiện vật, ông Nguyễn Đình Dương, Phó trưởng phòng Văn hóa huyện Nghi Lộc, cho biết nội dung dòng chữ phần thân là "Cửu Long Kim Tỷ" (ấn tín chín rồng), dòng chữ phía dưới là "Đại Thanh Tự Thiên Tử Bảo" (loại ấn để phong Thái Tử của triều Mãn Thanh - Trung Quốc).

Hiện, cơ quan chức năng đã lập biên bản yêu cầu người dân giao nộp hiện vật, báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của Luật di sản văn hóa.

nguoi-dan-dao-duoc-hien-vat-nghi-la-an-tin-cua-vua-2

Dưới đế hiện vật có dòng chữ Hán. Ảnh: Phòng văn hóa.

Hải Bình

Ngày 30/11, Ban chỉ huy quân sự huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cho biết đã di dời, vô hiệu hóa thành công quả bom nặng 230 kg tại cống thôn Đình Hàn (xã Thạch Sơn).

Một ngày trước, trong quá trình thi công dự án cống Đò Điệm và hệ thống kênh sông Nghèn, công nhân phát hiện một quả bom nằm sâu hơn một mét dưới lòng kênh.

bom-nang-hon-200-kg-duoi-kenh

Quả bom nặng hơn 200 kg đã được vô hiệu hóa. Ảnh: Đ.H

Ban chỉ huy quân sự huyện Thạch Hà đã phối hợp với Công ty xử lý bom mìn vật nổ thuộc Bộ Quốc phòng vớt thành công quả bom. "Khu vực này vẫn còn một số quả bom nằm dưới lòng đất song chưa được phát hiện", một cán bộ tham gia xử lý cho hay.

Nhà chức trách xác định đây là bom ký hiệu MK 82, sót lại từ thời chiến tranh chống Mỹ, dài 1,5 m, nặng khoảng 230 kg.

Đức Hùng

tai-xe-phu-xe-nhay-khoi-xe-dau-keo-boc-chay

Xe đầu kéo bị thiêu rụi. Ảnh: Hoàng Nam

Rạng sáng 30/11, anh Lâm Quốc Vĩnh (38 tuổi, quê Trà Vinh) lái xe đầu kéo chở xi măng trên quốc lộ 1A, hướng từ miền Tây về TP HCM.

Đến xã Thân Cửu Nghĩa (Châu Thành, Tiền Giang), đầu xe bất ngờ bốc cháy dữ dội. Anh Vĩnh nhanh chóng tấp vào lề rồi cùng phụ xe nhảy ra khỏi xe. Tài xế Vĩnh bị thương ở chân.

Hàng chục cảnh sát cứu hỏa đã dập tắt đám cháy nhưng phần đầu kéo bị thiêu rụi hoàn toàn.

Hoàng Nam

Khoảng 10h sáng 29/11, tàu Hùng Thái 17 đang chở quặng Apatit ở vị trí gần đảo Hòn La, Quảng Bình thì máy lái gặp sự cố. Khi các thuyền viên đang cố gắng khắc phục, hàng hóa trên tàu xô lệch dẫn đến tàu bị nghiêng và chìm nhanh. 

Thuyền trưởng đã phát tín hiệu khẩn cấp qua Hệ thống Thông tin Duyên hải Việt Nam. Đơn vị này đã chuyển thông tin tới các cơ quan tìm kiếm cứu nạn địa phương và thông báo các tàu lân cận ứng cứu. 

Trưa cùng ngày, toàn bộ thuyền viên tàu Hùng Thái 17 đã được các tàu xung quanh cứu an toàn, đưa về Cảng Hòn La, sức khỏe ổn định. 

Hùng Thái 17 là tàu chở hàng có trọng tải 1600 tấn do Công ty TNHH Vận tải Hùng Thái, xã Cát Thành, huyện Trực Ninh, Nam Định quản lý. 

Đoàn Loan

Đường ống nước sạch đã hoen gỉ, nước thải xâm nhập, hàng nghìn hộ dân thôn Vĩnh Ninh (huyện Thanh Trì, Hà Nội) phải dùng nước ngầm bốc mùi hôi thối gần nghĩa trang Văn Điển.​

Đình Dũng  |  

Trao đổi với báo giới bên lề phiên họp báo chiều 29/11, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay, một trong những nội dung tại phiên họp Chính phủ (28-29/11) là hành động làm gương, xây dựng Chính phủ liêm chính được thể hiện qua chỉ đạo của Thủ tướng với việc "chăm lo Tết cho nhân dân đầm ấm, tiết kiệm".

thu-tuong-yeu-cau-dia-phuong-khong-len-trung-uong-chuc-tet

Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. Ảnh: Võ Hải.

Cụ thể, Thủ tướng đề nghị Chính phủ chủ động chăm lo tết cho đồng bào vùng xa, vùng khó khăn, gia đình chính sách, người có công cách mạng.

“Không được đến chúc Tết Thủ tướng, Phó thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên Chính phủ. Chính phủ phải gương mẫu, không để mỗi dịp Tết địa phương xếp hàng lên là không được”, Bộ trưởng Dũng nói.

Theo ông Dũng, khi Quốc hội bầu Thủ tướng, phê chuẩn các thành viên Chính phủ, thừa lệnh Thủ tướng ông đã ký ngay văn bản yêu cầu các địa phương, Bộ, ngành không đến tặng hoa chúc mừng Thủ tướng, các Phó thủ tướng và Bộ trưởng.

"Khi ban hành văn bản trên, họ cũng thoải mái vì nếu không đến thì băn khoăn, đến thì xếp hàng đến bao giờ", Bộ trưởng Dũng cho hay.

Trước đó, tại phiên họp báo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thông tin, Thủ tướng đã giao các thành viên thực hiện lời hứa trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 vừa qua. Bên cạnh đó, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng nghị định về văn hóa từ chức.

“Đây là cái mới, đã hứa với Quốc hội, với nhân dân thì phải làm. Nghị định nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho những cán bộ không đủ sức khỏe, thiếu năng lực có thể từ chức”, Bộ trưởng Dũng nói.

Bộ Nội vụ cũng được giao sớm xây dựng hoàn thiện quy định về văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức để triển khai vào đầu năm 2017.

Võ Hải

Trao đổi với báo giới bên lề phiên họp báo chiều 29/11, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay, một trong những nội dung tại phiên họp Chính phủ (28-29/11) là hành động làm gương, xây dựng Chính phủ liêm chính được thể hiện qua chỉ đạo của Thủ tướng với việc "chăm lo Tết cho nhân dân đầm ấm, tiết kiệm".

thu-tuong-yeu-cau-dia-phuong-khong-keo-len-trung-uong-chuc-tet

Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. Ảnh: Võ Hải.

Cụ thể, Thủ tướng đề nghị Chính phủ chủ động chăm lo tết cho đồng bào vùng xa, vùng khó khăn, gia đình chính sách, người có công cách mạng.

“Không được đến chúc Tết Thủ tướng, Phó thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên Chính phủ. Chính phủ phải gương mẫu, không để mỗi dịp Tết địa phương xếp hàng lên là không được”, Bộ trưởng Dũng nói.

Theo ông Dũng, khi Quốc hội bầu Thủ tướng, phê chuẩn các thành viên Chính phủ, thừa lệnh Thủ tướng ông đã ký ngay văn bản yêu cầu các địa phương, Bộ, ngành không đến tặng hoa chúc mừng Thủ tướng, các Phó thủ tướng và Bộ trưởng.

"Khi ban hành văn bản trên, họ cũng thoải mái vì nếu không đến thì băn khoăn, đến thì xếp hàng đến bao giờ", Bộ trưởng Dũng cho hay.

Trước đó, tại phiên họp báo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thông tin, Thủ tướng đã giao các thành viên thực hiện lời hứa trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 vừa qua. Bên cạnh đó, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng nghị định về văn hóa từ chức.

“Đây là cái mới, đã hứa với Quốc hội, với nhân dân thì phải làm. Nghị định nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho những cán bộ không đủ sức khỏe, thiếu năng lực có thể từ chức”, Bộ trưởng Dũng nói.

Bộ Nội vụ cũng được giao sớm xây dựng hoàn thiện quy định về văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức để triển khai vào đầu năm 2017.

Võ Hải

Tôm hùm, cá bớp, cá mè... tại các lồng bè xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) hôm 24/11 quẫy nước mạnh, chết rất nhanh với số lượng lớn.

Ngoài ra, các loại thuỷ sản tự nhiên như cá đục, cá bống, bè, tôm, cua ghẹ... chết hàng loạt dọc bờ biển. Trong đó có rất nhiều loài sống ở tầng đáy. Chính quyền và người dân thu gom tổng cộng hơn 10 tấn.

thuy-trieu-do-khien-ca-chet-hang-loat-o-khanh-hoa

Thủy triều đỏ được cho là "thủ phạm" khiến cá chết, trôi dạt trên biển Vạn Ninh, Khánh Hòa. Ảnh: N.X

Sở Tài nguyên - Môi trường Khánh Hòa phát hiện nước tại khu vực lồng bè và biển có màu đỏ đậm, cặn lơ lửng, mùi hôi nồng. 

Kiểm tra mẫu nước, nhà chức trách bước đầu xác định nguyên nhân khiến cá chết do tác động của loài Creratium furca, có tên gọi tảo nở hoa (thủy triều đỏ), có trong nước bùng phát mạnh với mật độ cao và quy mô rộng.

Hiện tượng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng ở vùng biển Vạn Ninh tảo nở hoa đã làm giảm oxy, tác động đến quá trình hô hấp khiến thủy sản chết.

thuy-trieu-do-khien-ca-chet-hang-loat-o-khanh-hoa-1

Vùng biển Vạn Ninh ghi nhận không còn cá chết. Ảnh: Xuân Ngọc

Tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục theo dõi, tổng hợp tình hình cá chết, khuyến cáo người dân di chuyển lồng bè còn lại ra khỏi khu vực bị ô nhiễm; không sử dụng cá chết để ăn hoặc chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm...

Xuân Ngọc

Trao đổi với báo giới bên lề phiên họp báo chiều 29/11, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay, một trong những nội dung tại phiên họp Chính phủ (28-29/11) là hành động làm gương, xây dựng Chính phủ liêm chính được thể hiện qua chỉ đạo của Thủ tướng với việc "chăm lo tết cho nhân dân đầm ấm, tiết kiệm".

bo-truong-mai-tien-dung-khong-de-dia-phuong-keo-len-trung-uong-chuc-tet

Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. Ảnh: Võ Hải.

Cụ thể, Thủ tướng đề nghị Chính phủ chủ động chăm lo tết cho đồng bào vùng xa, vùng khó khăn, gia đình chính sách, người có công cách mạng.

“Không được đến chúc tết Thủ tướng, Phó thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên Chính phủ. Chính phủ phải gương mẫu, không để mỗi dịp tết địa phương xếp hàng lên là không được”, Bộ trưởng Dũng nói.

Theo ông Dũng, khi Quốc hội bầu Thủ tướng, phê chuẩn các thành viên Chính phủ, thừa lệnh Thủ tướng ông đã ký ngay văn bản yêu cầu các địa phương, Bộ, ngành không đến tặng hoa chúc mừng Thủ tướng, các Phó thủ tướng và Bộ trưởng.

"Khi ban hành văn bản trên, họ cũng thoải mái vì nếu không đến thì băn khoăn, đến thì xếp hàng đến bao giờ", Bộ trưởng Dũng cho hay.

Trước đó, tại phiên họp báo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thông tin, Thủ tướng đã giao các thành viên thực hiện lời hứa trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 vừa qua. Bên cạnh đó, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng nghị định về văn hóa từ chức.

“Đây là cái mới, đã hứa với Quốc hội, với nhân dân thì phải làm. Nghị định nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho những cán bộ không đủ sức khỏe, thiếu năng lực có thể từ chức”, Bộ trưởng Dũng nói.

Bộ Nội vụ cũng được giao sớm xây dựng hoàn thiện quy định về văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức để triển khai vào đầu năm 2017.

Võ Hải

Nhiều lần mang rùa mà người dân bắt ở ao, đầm, ruộng... thả về tự nhiên, ông Phạm Ngọc Hoàng (52 tuổi, quê Phú Yên) phát hiện đây là loài rùa nước đang có nguy cơ tuyệt chủng nên đã làm hồ nuôi.

Xuân Ngọc  |  

Sáng 29/11, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh có buổi đối thoại với hàng nghìn tiểu thương chợ Hà Tĩnh về chủ trương chuyển đổi mô hình quản lý. Động thái này bắt nguồn từ việc ba ngày qua, tiểu thương liên tục bãi thị, kéo về tỉnh đòi quyền lợi, yêu cầu ký hợp đồng dài hạn thay vì 3 tháng như chính quyền đề ra.

tieu-thuong-om-chu-tich-tinh-sau-khi-duoc-hua-dam-bao-tuong-lai

Các tiểu thương tập trung trước cổng chợ Hà Tĩnh. Ảnh: Đức Hùng

Mở đầu buổi đối thoại, nhiều tiểu thương bày tỏ lo lắng việc chuyển đổi sẽ ảnh hưởng đến tương lai, kế sinh nhai của gia đình. Họ muốn Chủ tịch tỉnh giải đáp các thông tin liên quan việc bán chợ cho doanh nghiệp, phá bỏ một phần chợ, gia hạn và ký hợp đồng mới với tiểu thương sẽ ra sao.

Trả lời câu hỏi của bà con, ông Đặng Quốc Khánh cho hay chợ Hà Tĩnh được xây dựng 15 năm, nay bộ máy quản lý cồng kềnh, quy hoạch ngày xưa bị phá vỡ, kiốt chen chúc, nguy cơ mất an toàn cháy nổ rất cao, do vậy chuyển đổi mô hình là cần thiết.

Ông Khánh phủ nhận tin đồn bán chợ cho tư nhân. Theo ông, chợ là tài sản của nhà nước, cấp huyện không có chức năng bán, muốn chuyển đổi thì tỉnh phải ra quyết định. Nếu ai đó nghe những tin đồn thất thiệt như vậy thì đề nghị cung cấp nguồn để nhà chức trách xử lý.

tieu-thuong-om-chu-tich-tinh-sau-khi-duoc-hua-dam-bao-tuong-lai

Tiểu thương ôm Chủ tịch Đặng Quốc Khánh sau khi được hứa đảm bảo tương lai. Ảnh: Đ.H

Người đứng đầu tỉnh Hà Tĩnh cho hay, trong quá trình chuyển đổi mô hình quản lý thì chợ cần phải sửa chữa, chỉnh trang, song giữ nguyên hiện trạng, không đập phá đình chợ.

Với vấn đề ký hợp đồng, ông Khánh hứa sẽ đảm bảo tương lai cho các tiểu thương. Theo ông, những hộ đã hết hạn thuê 15 năm sẽ ký tiếp hợp đồng ngắn hạn. Sau khi chuyển mô hình, người dân sẽ ký hợp đồng dài hạn hơn.

"Việc ký hợp đồng ngắn hạn để đảm bảo tính pháp lý. Người dân không ký vào thì khi xảy ra sự cố ai sẽ chịu trách nhiệm, vô tình sẽ thiệt thòi cho tất cả", ông Khánh giải thích.

tieu-thuong-om-chu-tich-tinh-sau-khi-duoc-hua-dam-bao-tuong-lai-1

Sau đối thoại với Chủ tịch tỉnh, chiều nay các kiốt trong đình chợ đã mở cửa buôn bán trở lại. Ảnh: Đức Hùng

Kết thúc buổi đối thoại, hàng nghìn người đã vỗ tay cảm ơn Chủ tịch tỉnh. Nhiều tiểu thương đã tiến lại bắt tay, ôm chầm ông Đặng Quốc Khánh, hứa không bãi thị, trở lại kinh doanh buôn bán như trước kia.

"Chúng tôi thấy được đảm bảo tương lai sau khi nghe Chủ tịch tỉnh đối thoại", một tiểu thương nói.

Trước đó, ngày 26/11, khoảng 1.000 hộ dân kinh doanh trong chợ đồng loạt đóng quầy hàng để phản đối chính sách chuyển đổi mô hình quản lý và ký hợp đồng mới với những hộ hết hạn. Nhiều tiểu thương thông tin, năm 2001 họ ký hợp đồng mua kiốt thời hạn 15 năm với Ban quản lý chợ Hà Tĩnh, mỗi quầy từ 20 triệu đồng, do vậy họ muốn ký hợp đồng dài hạn như trước thay vì chỉ được ký 3 tháng.

UBND TP Hà Tĩnh đã tổ chức đối thoại với bà con, song không đạt được thỏa thuận cần thiết.

Xem thêm:

>> Hà Tĩnh thông tin vụ hơn một nghìn tiểu thương bãi thị

>> Hà Tĩnh có chủ tịch tỉnh trẻ nhất nước

Đức Hùng

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

thanh-nien-nhay-xuong-ho-o-lam-dong-cuu-co-gai

Nơi anh Dương lao xuống hồ cứu cô gái sâu 4-5 m. Ảnh: Hoài Thanh

Trong lúc vui chơi ở trung tâm TP Bảo Lộc, Lâm Đồng, tối 28/11, chị Lê Thị Ngọc Mai (25 tuổi) bất ngờ bị trượt chân té xuống hồ Đồng Nai.

Thấy nhiều người tri hô, anh Nguyễn Minh Dương (23 tuổi, quê Bến Tre), nhân viên phụ quán cà phê gần đó liền chạy đến lao xuống hồ, bơi ra đưa cô gái vào bờ trong tình trạng bất tỉnh.

Hành động đẹp của thanh niên miền Tây được nhiều người hoan nghênh. "Tôi chỉ nhảy xuống cứu cô ấy theo bản năng thôi, ai cũng sẽ làm vậy mà", anh Dương bộc bạch và cho biết, nơi cô gái rơi xuống sâu 4-5 m.

Sau khi được sơ cứu tỉnh lại, cô gái cho biết mình bị té xuống hồ khi đứng tạo dáng chụp hình với bạn. "Do không biết bơi nên tôi chới với rồi không biết gì, may mà được cứu. Tôi rất cảm kích hành động của anh ấy", cô gái nói.

thanh-nien-nhay-xuong-ho-o-lam-dong-cuu-co-gai-1

Nam nhân viên quên mình cứu cô gái đuối nước. Ảnh: Hoài Thanh

Hoài Thanh 

nam-thanh-nien-nhay-xuong-ho-cuu-co-gai

Nơi anh Dương lao xuống hồ cứu cô gái sâu 4-5 m. Ảnh: Hoài Thanh

Trong lúc vui chơi ở trung tâm TP Bảo Lộc, Lâm Đồng, tối 28/11, chị Lê Thị Ngọc Mai (25 tuổi) bất ngờ bị trượt chân té xuống hồ Đồng Nai.

Thấy nhiều người tri hô, anh Nguyễn Minh Dương (23 tuổi, quê Bến Tre), nhân viên phụ quán cà phê gần đó liền chạy đến lao xuống hồ, bơi ra đưa cô gái vào bờ trong tình trạng bất tỉnh.

Hành động đẹp của thanh niên miền Tây được nhiều người hoan nghênh. "Tôi chỉ nhảy xuống cứu cô ấy theo bản năng thôi, ai cũng sẽ làm vậy mà", anh Dương bộc bạch và cho biết, nơi cô gái rơi xuống sâu 4-5 m.

Sau khi được sơ cứu tỉnh lại, cô gái cho biết mình bị té xuống hồ khi đứng tạo dáng chụp hình với bạn. "Do không biết bơi nên tôi chới với rồi không biết gì, may mà được cứu. Tôi rất cảm kích hành động của anh ấy", cô gái nói.

nam-thanh-nien-nhay-xuong-ho-cuu-co-gai-1

Nam nhân viên quên mình cứu cô gái đuối nước. Ảnh: Hoài Thanh

Hoài Thanh 

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật trong tuần

Đối tác

Mời các bạn ghé thăm:
Bảo Châu ELEC chuyên cung cấp lắp đặt các hệ thống Audio chuyên nghiệp như:
Loa klipsch

Tham khảo thêm Loa klipsch hay, giá rẻ khác


Loa Klipsch chính hãng, nghe nhạc cực hay, xem phim cực chất, đa dạng mẫu mã, giá tốt nhất tại Việt Nam.
Xem thêm nhiều loa Jamo chính hãng, giá tốt khác

Xem thêm nhiều loa Jamo chính hãng, giá tốt khác


Bảo Châu Elec - hệ thống chuỗi cửa hàng âm thanh hiện đại hàng đầu tại Việt Nam. Hiện đang cung cấp dòng loa Jamo chính hãng với giá cực tốt. Quý khách đang có nhu cầu sở hữu dòng loa nghe nhạc đỉnh cao, âm thanh chất lượng, kiểu dáng sang trọng này hãy xem thêm tại đây.