Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

Chủ nhật, 1/1/2017 | 13:32 GMT+7

Chủ nhật, 1/1/2017 | 13:32 GMT+7

Sáng 1/1, bất chấp cái nắng nóng của Sài Gòn, nhiều phụ huynh đưa con đến các điểm vui chơi trong thành phố. Ở Hà Nội, trời âm u, thi thoảng có mưa nhưng phố đi bộ và nhiều công viên vẫn đông khách.

Buổi sáng đầu năm, hàng nghìn người đổ về Khu du lịch Suối Tiên, quận 9, TP HCM để vui chơi. Tiết trời nắng nóng oi bức, nhiều người phải mua mũ che đầu với giá 20.000 đồng một cái.

Bé Trúc tỏ ra khó chịu khi bị nắng gắt chiếu thẳng vào mặt khi đi chơi cùng gia đình. 

Chị Mai đưa con nhỏ từ Đồng Nai lên vui chơi dịp nghỉ lễ. "Vừa phải đi đường xa, trời thì nắng làm thằng bé mệt mỏi", chị Mai than.

Ghế đá, bóng mát của cây cối trong Khu du lịch Suối Tiên được nhiều người tận dụng nghỉ ngơi.

Điểm thu hút nhiều em nhỏ nhất trong mỗi dịp lễ là Thảo Cầm Viên cũng đông nghẹt người. Nhiều người chuẩn bị sẵn luôn đồ ăn, thức uống để nghỉ trưa tại chỗ.

Khu vui chơi đi bóng trên mặt nước trong Thảo Cầm Viên thu hút đông đúc các em nhỏ tham gia.

Do không chuẩn bị mũ nón, chị Tuyền phải dùng áo khoác che đầu cho con trai Gia An, 13 tháng tuổi khi đi giữa khuôn viên. "Bữa nay, trời nắng nóng quá, tôi rất sợ con sẽ bị sốt", chị Tuyền chia sẻ.

Hai em nhỏ hào hứng cho chú lạc đà ăn mía trong Thảo Cầm Viên.

Những bãi cỏ có bóng mát trở thành nơi lý tưởng để các bậc phụ huynh cho con nghỉ trưa.

Tại Hà Nội, ngay từ sáng sớm, trong tiết trời se se lạnh, hàng nghìn người đã có mặt tại phố đi bộ hồ Gươm. Dù thành phố đã bố trí nhiều điểm trông giữ xe, tuy nhiên do lượng người quá lớn dẫn đến tình trạng quá tải...

Chị Huệ quê ở Hải Phòng cùng gia đình lên Hà Nội từ hôm qua và đã trải qua cảm giác đón giao thừa náo nhiệt ở thủ đô. Sáng nay, cả gia đình dạo phố đi bộ, cố gắng ghi lại khoảnh khắc hồ Gươm mờ mờ sương ảo.

Tại Vườn thú Thủ Lệ, rất đông người tới tham quan, trong đó chủ yếu là các gia đình có con nhỏ.

Nhiều gia đình chọn công viên Nghĩa Đô (Cầu Giấy) làm điểm vui chơi ngày đầu năm. Tại đây có khá nhiều trò chơi cho các em nhỏ như: Leo dây, đu dây, câu cá, tô tượng, ôtô mô hình…

Thành Nguyễn - Quỳnh Trần - Gia Chính

Buổi sáng đầu năm, hàng nghìn người đổ về Khu du lịch Suối Tiên, quận 9, TP HCM để vui chơi.

Tiết trời nắng nóng khá oi bức, anh Mai Ngọc Trung phải mua mũ che đầu với giá 20.000 đồng một cái. "Tôi đi từ Gò Vấp xuống, đưa bé đi chơi thấy nắng quá nên ghé mua mấy cái mũ", anh Trung nói.

Bé Trúc tỏ ra khó chịu khi bị nắng gắt chiếu thẳng vào mặt khi đi chơi cùng gia đình.

Chị Mai đưa con nhỏ từ Đồng Nai lên vui chơi dịp nghỉ lễ. "Vừa phải đi đường xa, trời thì nắng làm thằng bé mệt mỏi", chị Mai than.

Ghế đá, bóng mát của cây cối trong Khu du lịch Suối Tiên được nhiều người tận dụng nghỉ ngơi.

Điểm thu hút nhiều em nhỏ nhất trong mỗi dịp lễ là Thảo Cầm Viên cũng đông nghẹt người. Nhiều người chuẩn bị sẵn luôn đồ ăn, thức uống để nghỉ trưa tại chỗ.

Khu vui chơi đi bóng trên mặt nước trong Thảo Cầm Viên thu hút đông đúc các em nhỏ tham gia.

Trời nắng nóng khó chịu khiến một em nhỏ khóc lóc, đòi bố mẹ cho về.

Do không chuẩn bị mũ nón, chị Tuyền phải dùng áo khoác che đầu cho con trai Gia An, 13 tháng tuổi khi đi giữa khuôn viên. "Bữa nay, trời nắng nóng quá, tôi rất sợ con sẽ bị sốt", chị Tuyền chia sẻ.

Hai em nhỏ hào hứng cho chú lạc đà ăn mía trong Thảo Cầm Viên.

Bà Thu ngồi bế cháu nội đang ngủ trong khuôn viên Thảo Cầm Viên. "Từ sáng, hai bà cháu đi thăm quan một vòng nhưng trời nắng quá nên ngồi nghỉ. Vừa ngồi, cháu đã ngủ một giấc ngon lành", bà Thu cho biết.

Những bãi cỏ có bóng mát trở thành nơi lý tưởng để các bậc phụ huynh cho con nghỉ trưa.

Tiến Thành - Quỳnh Trần

Theo đề xuất, dự án có tổng diện tích xây dựng hơn 6.000 m2 với sức chứa 168 ôtô (4 chỗ và 7 chỗ). Bãi xe được trang bị hệ thống đậu xe thông minh sử dụng robot tự động xếp xe. Hình thức đầu tư dự án được đề xuất theo hợp đồng Xây dựng - Sở Hữu - Kinh doanh (BOO).

Dự kiến tiến độ thi công xây dựng công trình tối đa 14 tháng. Thời gian xây dựng, khai thác công trình dự kiến trong 30 năm (theo tính toán sơ bộ sau 23 năm dự án sẽ được thu hồi vốn). Tổng mức đầu tư dự án (bao gồm cả lãi vay và VAT) là 161 tỷ đồng.

Đơn giá giữ ôtô dự kiến là 27.000 đồng mỗi xe một giờ; giá giữ xe theo ngày là 468.000 đồng; theo tháng là gần 12 triệu đồng; theo năm là hơn 121 triệu đồng.

doanh-nghiep-de-xuat-xay-bai-xe-9-tang-o-trung-tam-tp-hcm

Bãi xe thông minh với tổng vốn đầu tư 550 tỷ đồng vừa được đưa vào sử dụng ở sân bay Tân Sơn Nhất hồi tháng 11 năm ngoái. Ảnh: Quỳnh Trần.

Đánh giá về đề xuất này, Sở GTVT TP HCM cho biết, theo quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 khu trung tâm hiện hữu thành phố đã được phê duyệt thì vị trí khu đất đề xuất xây dựng bãi đậu xe thuộc đất công viên cây xanh. Do vậy, đề xuất đầu tư xây dựng bãi đậu xe cao tầng lắp ghép tại ví trí công trường Lam Sơn là chưa phù hợp với quy định.

Cũng theo sở này, thời gian vừa qua một số doanh nghiệp cũng đề xuất thực đầu tư bãi đỗ xe thông minh cao tầng lắp ghép trong khu vực bãi trung chuyển xe buýt công viên 23/9 (quận 1) với hình thức thuê đất, đầu tư xây dựng công trình với thời gian thuê 8-10 năm, khi có chủ trương thực hiện theo quy hoạch, nhà đầu tư sẽ hoàn trả lại mặt bằng cho thành phố.

Do vậy, Sở GTVT TP HCM đề nghị thành phố chỉ cho phép đầu tư xây dựng bãi đậu xe thông minh cao tầng lắp ghép tại các khu đất thuộc công trường Lam Sơn, bãi trung chuyển xe buýt công viên 23/9 theo hình thức cho xây dựng và khai thác có thời hạn cho đến khi nhu cầu đậu xe tại trung tâm giảm đi, vận tải hành khách công cộng phát triển sẽ hoàn trả mặt bằng để thực hiện theo quy hoạch.

Theo Sở Giao thông Vận tải TP HCM, hiện nhu cầu đậu đỗ xe tại khu vực trung tâm thành phố là rất lớn nên cần đầu tư các bãi đậu xe thông minh nhằm giải quyết nhu cầu đỗ xe của người dân, giảm ùn tắc, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đồng thời khai thác sử dụng hiệu quả các khu đất đã được quy hoạch (đất công viên cây xanh…).

Hữu Công

Sáng 1/1, anh Đặng Anh Quốc (37 tuổi) chở 4 người nhà cùng khoảng 1,5 tấn nông sản trên chiếc thuyền gỗ đi qua hồ thủy điện Đăk N'Teng thuộc xã Quảng Sơn, huyện Đăk Glong, Đăk Nông.

Hiện trường vụ việc. Ảnh: Thiện Nhân

Hiện trường vụ tai nạn thương tâm khiến 3 người mất tích. Ảnh: Thiện Nhân

Khi khởi hành ra giữa hồ được 50 m, bất ngờ gặp gió lớn, thuyền chao đảo rồi lật nhào. Cả 5 người rớt xuống hồ chới với kêu cứu. Lúc này, một thuyền khác đi ngang đã cứu được bé gái 6 tuổi cùng người phụ nữ. Hiện anh Quốc và 2 nạn nhân còn lại vẫn mất tích.

Cơ quan chức năng vẫn tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân còn lại và điều tra nguyên nhân.

Thiện Nhân

Mẹ mất sớm, bố bỏ đi, hai chị em Hồ Thị Ngày (lớp 8) và Hồ Thị Nghé (lớp 5, trú xã Hướng Linh, Hướng Hóa, Quảng Trị) ngoài thời gian đi học còn đi chăn dê, làm ruộng. Cả hai cùng ước mơ làm cô giáo.

Hàng trăm thùng mứt Tết từ Trung Quốc hoặc không nguồn gốc, không hạn sản xuất, sử dụng được chế biến mất vệ sinh tại quận 6, TP HCM.

Thời sự  10:14 - 1/1

Duy Trần  |  

Nhiều thanh niên vô tư trèo vào vườn hoa, dẫm đạp bãi cỏ quanh Hồ Hoàn Kiếm để tạo dáng, chụp ảnh trong đêm giao thừa Tết dương lịch 2017.

Nhật Quang & Chí Hiếu

Chủ nhật, 1/1/2017 | 09:00 GMT+7

Chủ nhật, 1/1/2017 | 09:00 GMT+7

Lăn lê bò toài, lộn ngửa với súng trên tay, bắn trúng mục tiêu trong 3s bia hiện... là những bài học sinh viên Học viện An ninh nhân dân phải trải qua để phục vụ công việc tác chiến sau này.

Bước sang năm thứ hai, sinh viên Học viện An ninh nhân dân bắt đầu học bộ môn quân sự võ thuật. Nhiều học viên, nhất là nữ sinh "toát mồ hôi hột" khi học môn này vì phải tập luyện vất vả, làm quen với vũ khí sát thương như súng, dao. "Ban đầu em còn chẳng dám cầm súng", Lưu Linh Nga (lớp B21-D47) nhắc chuyện của 3 tháng trước.

Trước khi bắn súng thật, học viên tập cầm gạch bổ trợ. Viên gạch được yêu cầu giữ chếch 45 độ, hướng ngắm vuông góc 90 độ, không rung, trong vòng 30 giây đến một phút. Việc này giúp học viên làm quen với tay cầm vật nặng, giữ ổn định hướng, đường ngắm bắn."Ngày đầu học cầm gạch, tay em mỏi nhừ. Nhưng thầy giáo nói chỉ một người làm rơi gạch, cả lớp sẽ phải tập lại nên em gắng hết sức. Buổi tối về phòng, bả vai, cổ tay rã rời, em chẳng muốn cầm thêm vật gì, dù nhẹ đến mấy", nữ sinh năm 2 Linh Nga nói.

Bắn súng ngắn, súng AK đều là nội dung ảnh hưởng đến tính mạng nên kỷ luật giờ học được đặt rất cao.

Để bắn súng AK tới mục tiêu cách xa 100 m, học viên phải nghiêm túc và tập luyện rất nhiều.

Nội dung bắn súng ngắn, học viên phải tham gia các bài tập giả định tình huống có thể xảy ra để biết cách xử trí và có kỹ năng, kỹ thuật tác chiến. Trong ảnh là bài tập kỹ thuật vận động trong chiến đấu lợi dụng địa hình, địa vật để truy kích, bắt mục tiêu. Sinh viên phải cầm súng đi khom, trườn, lăn trái - phải, nằm, quỳ, thậm chí lộn ngửa rồi ngắm bắn.

"Kỹ thuật vận động trong bắn súng rất khó, đòi hỏi cả thể lực tốt và sự nhanh nhạy. Tuy không chấn thương nhưng phải lăn lê, lộn ngửa nhiều lần chân tay em bị xây xát", Nguyễn Trọng Lý, nam sinh lớp B21D47 nói.

Bài tập bia ẩn 7s, hiện 3s giả định mục tiêu ẩn nấp và chỉ chớp nhoáng lộ mình bắn trả, yêu cầu sinh viên phải tập trung cao độ, có kỹ thuật bắn tốt để bắn trúng đích trong 3s mục tiêu xuất hiện.

Theo thượng tá Lê Mạnh Cường, Phó trưởng bộ môn Quân sự võ thuật, mục tiêu của môn võ thuật là rèn các tố chất, kỹ thuật, động tác tấn công, phòng ngự, đánh bắt đối tượng, đặc biệt là chiến thuật tác chiến để sinh viên ra trường có thể sẵn sàng chiến đấu. Bởi vậy, rất nhiều động tác có ứng dụng cao trong thực tế được đưa vào giảng dạy.

Đây là động tác "dao đâm thẳng", được dùng nhiều trong thực tế khi ngày càng nhiều đối tượng manh động sử dụng dao, mảnh thủy tinh... chống đối người thi hành công vụ. Kỹ thuật này yêu cầu người tập phải dùng sức mạnh tạt tay, vật ngã, khóa tay rồi tước vũ khí của đối tượng.

Động tác Judo này được đánh giá có hiệu quả cao trong đánh bắt tội phạm. Học viên phải đổ người nằm xuống, dùng 2 chân đạp thẳng yếu điểm làm mất sức và khiến đối tượng lao đầu xuống đất. Kỹ thuật này thường dùng khi đối tượng giằng co, lôi kéo người thi hành công vụ.

"Cầm dao đâm thẳng hay Judo ngã ngửa đạp hạ bộ đều yêu cầu thể lực rất khỏe, động tác nhanh, mạnh, dứt khoát. Bị bạn nam quật ngã xuống đất rất đau khiến nhiều lúc sợ em chẳng dám đi học môn này", nữ sinh Như nói.

Trải qua 3 tháng tập thể lực, võ thuật, bắn súng... dưới trời nắng gắt của Hà Nội những ngày tháng 8-9, cả những ngày mưa lâm thâm mùa đông xuân, hiện sinh viên lớp Pháp luật B31-D47 đã tự tin cầm súng, sẵn sàng trấn áp tội phạm, bảo vệ an ninh tổ quốc.

Quỳnh Trang
Ảnh: Giang Huy

Khu vườn rộng hàng nghìn mét vuông của nghệ nhân Năm Thoại (Nguyễn Văn Toản, 57 tuổi) ở xã Long Trung, Cai Lậy (Tiền Giang) nổi bật nhất vùng bởi hàng trăm gốc cây bông trang được tạo hình chim, thú ngộ nghĩnh đang chớm hoa đỏ rực. Ngoài tạo hình các loài thú quen thuộc như rồng, phụng, trâu, cá, rùa, ngựa, khỉ, chó, tê giác, tại khu vườn này còn sở hữu một "đàn gà khủng" lên đến vài chục con. Trong đó, có đủ con trống mái, với các tư thế vỗ cánh, mổ thóc rất sinh động phục vụ Tết Đinh Dậu.

vuon-kieng-ga-quy-chuc-ty-cua-lao-nghe-nhan-mien-tay

Nghệ nhân đang cắt tỉa một cặp kiểng gà có giá 150 triệu đồng. Ảnh: Hoàng Nam.

Nghệ nhân Năm Thoại cho biết, ông làm nghề trồng hoa kiểng theo nghiệp ông cha để lại đã 26 năm. Trước đây, ông không chơi cây bông trang mà tạo hình chim, thú bằng các loại cây tắc, si, sanh.

Theo ông, những cây nói trên nhiều người làm được, tạo hình không quá ấn tượng nên bán ra khá rẻ, không có giá trị kinh tế cao. "Có thời điểm tôi vay nhiều tiền đầu tư mở rộng quy mô quá mức cần thiết trong khi chưa có kinh nghiệm chăm sóc nhiều. Hậu quả là sau đó cây bị bệnh chết gần hết, số còn lại bán không có giá cao nên lỗ nặng rồi phá sản", ông Năm Thoại kể lại.

Sau 4 lần bị phá sản, tưởng chừng phải bỏ nghề, ông Năm Thoại bắt đầu tính toán lại cách làm, thay vì làm đại trà, ông tập trung vào yếu tố "chất" của từng gốc kiểng.

Ông nhận thấy trong các loại kiểng tạo hình, cây bông trang hoa đẹp nở quanh năm, tạo hình rất bắt mắt và dễ chăm sóc nhưng ít được các nghệ nhân lựa chọn. Lý do là cây bông trang luôn trong tình trạng khan hiếm vì nó rất chậm lớn trong khi tiêu chuẩn tạo hình thì mỗi gốc phải có tuổi từ vài chục năm đến hàng trăm năm.

vuon-kieng-ga-quy-chuc-ty-cua-lao-nghe-nhan-mien-tay-1

Một con gà trống oai vệ vừa hoàn thành từ một gốc cây bông trang gần 70 năm tuổi. Nghệ nhân ước tính toàn bộ hoa sẽ nở kín vào đúng những ngày Tết. Ảnh: Hoàng Nam.

Vậy là suốt hai năm nay, ông Năm Thoại đi khắp miền Tây lùng sục cây bông trang, mỗi ngày chỉ mua được vài cây về chăm sóc rồi tạo hình theo các linh vật để bán mùa Tết.

Từ một gốc trang để tạo hình chim thú là cả một quá trình công phu mất nhiều thời gian. Chẳng hạn, một cặp gà loại lớn cao trên một mét phải cần 5-7 thợ làm xuyên suốt gần 10 ngày mới hoàn thành, gà con mất 2-3 ngày. Do kiểng quý, tạo tác công phu nên giá thành mỗi cặp gà cũng không hề rẻ chút nào, gà nhỏ 100 triệu đồng một cặp, gà lớn 150 triệu đồng một cặp, đàn gà con 7-10 con 75 triệu đồng.

Ngoài kiểng bông trang tạo hình gà, nhiều dân chơi biết tiếng ông Năm Thoại khéo tay cũng đặt ông làm kiểng hình mục đồng trên lưng trâu, kỳ lân loại ngoại cỡ cao 3,4 m bao gồm 4-6 gốc cây chụm lại, mất 15-20 ngày công và giá tầm khoảng nửa tỷ đồng một cặp.

Để kịp thời gian giao sản phẩm, tại vườn luôn có trên 20 công nhân địa phương làm nhiệm vụ vận chuyển cùng 5-7 nghệ nhân giỏi nghề được ông Năm Thoại thuê cắt, tỉa, bón phân chăm sóc cây kiểng.

"Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm nhìn cây nên có khi cây nhỏ mà làm khung lớn quá nên ráp vô không vừa, hoặc thợ non tay bẻ quá gắt, khung yếu nên có khi làm đến gần công đoạn cuối khung bị hư phải làm lại từ đầu", ông Năm nói.

vuon-kieng-ga-quy-chuc-ty-cua-lao-nghe-nhan-mien-tay-2

Nhờ quý hiếm và tạo tác công phu, kiểng gà tại vườn của ông Năm Thoại còn xuất đi Malaysia. Ảnh: Hoàng Nam.

Nghệ nhân Năm Thoại chia sẻ, nghề tạo tác kiểng hình gà nói riêng và chim, thú bằng cây bông trang cổ thụ nói chung không quá khó, quan trọng là phải có kinh nghiệm để khi lựa gốc nhìn vào là biết ngay thế cây phù hợp để làm con gì, bộ khung ra sao.

Gần Tết, kiểng bông trang của nghệ nhân Năm Thoại được nhiều dân chơi kiểng cả nước biết đến và đặt hàng, nhiều nhất là khu vực phía Bắc. Ngoài ra, kiểng bông trang của ông cũng xuất đi Malaysia. Với hàng trăm gốc kiểng tạo hình quý hiếm, tính sơ sơ tổng trị giá khu vườn của ông lên đến hàng chục tỷ đồng.

Hoàng Nam

Chủ nhật, 1/1/2017 | 07:26 GMT+7

Chủ nhật, 1/1/2017 | 07:26 GMT+7

Ngôi mộ của tướng như Võ Tánh, nhà bác học Trương Vĩnh Ký, các vị quan, bá hộ... đang yên nghỉ ở Sài Gòn nhưng không phải ai cũng biết đến.

Nằm sâu trong đường số 10 (phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức) từ xưa đã tồn tại một ngôi mộ cổ nằm sát đường qua lại. Đây là mộ của ông Tạ Dương Minh, hiệu Thủ Đức, tiền hiền thôn Linh Chiểu. Bia mộ không ghi năm mất chỉ viết thời gian lập mộ vào năm 1890. Tháng 7/2016 ngôi mộ đã được trùng tu với kinh phí 120 triệu.

Theo các tài liệu, ông là người là người có công khai sáng vùng đất Thủ Đức, tên hiệu của ông được đặt tên quận Thủ Đức ngày nay. Ông Tạ Dương Minh là thủ lĩnh của thiểu số người Hoa "bài Thanh phục Minh" di cư sang Việt Nam. Tại vùng Linh Chiểu xưa kia, họ đã cùng một số cư dân người Việt, người Champa, người Chân Lạp khai khẩn đất hoang, mở rộng canh tác rồi lập nghiệp.

Một trong những ngôi mộ lâu đời nhất ổ Sài Gòn la khu mộ cổ Gò Quéo (phường Bình Trưng Đông, quận 2). Gò Quéo là một gò rộng lớn cao 2,5 m bao quanh bởi rạch Giồng Ông Tố. Nơi đây gồm 17 ngôi mộ táng trong đó có hai ngôi mộ độc đáo của quan lại xưa.

Quần thể mộ có hai ngôi mộ cổ từ thời vua Gia Long và Tự Đức là của ông Triệt thanh hầu Phạm Quang Triệt và ông Phạm Duy Trinh. Cả hai đều làm quan dưới thời nhà Nguyễn. Hai tấm bia mộ hiện được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TP HCM.

Qua thời gian, hầu hết các mộ ở đây đều bám đầy rêu, nứt nẻ, xuống cấp. Các cơ quan chức năng, chuyên gia nhận định khu mộ nhiều khả năng là nghĩa trang họ Phạm bị hoang phế. Người dân trong vùng thường đến đây lễ bái, quét dọn.

Tọa lạc trong hẻm 79 đường Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú ) là cổ mộ rộng khoảng 100 m2, được xây từ 110 năm trước của vợ chồng ông Lý Tường Quan (tức bá hộ Xường, 1842 - 1896) - người đứng thứ ba trong bốn người giàu có nhất Sài Gòn xưa. Ở thời kỳ đầu Pháp đến chiếm đóng Việt Nam, trong dân gian có câu: Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định.

Khu mộ được xây bằng đá, có tường rào, mái che, họa tiết chạm khắc công phu. Hơn 100 năm qua nhưng quần thể mộ cổ vẫn được bảo quản khá tốt. Khu mộ mang nhiều nét độc đáo của kiến trúc cổ Trung Hoa: có nhà mồ, hai bên cửa vào có cặp liễn khắc chữ...

Nằm ở hẻm 19 đường Hồ văn Huê (quận Phú Nhuận) là mộ gió của ông Võ Tánh (? - 1801), là một vị tướng theo phò vua Gia Long. Ngôi mộ chính của ông hiện nằm ở Bình Định. Phần nấm mộ có hình chữ nhật, dài 4 m, rộng 3 m và cao khoảng 4 tấc. Phía sau mộ là bình phong vẽ hình hạc, ngụ ý võ tướng công cưỡi hạc về trời.

Ngôi mộ gió của Võ Tánh do Nguyễn Ánh cho xây dựng tại Gia Định năm 1801. Mặt trước bức bình phong tiền vẽ hình con hổ. Sau bình phong tiền là cửa lăng rộng hơn 2 m, hai bên có trụ biểu, trên đầu mỗi trụ có chạm búp sen lớn.

Nơi an nghỉ của cụ Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898) - người Việt được vinh danh là một trong 18 nhà thông thái thế giới - nằm ở số 520 Trần Hưng Đạo (quận 5). Cổng vào nhà mồ xây kiểu tam quan truyền thống của người Việt.

Còn bên trong là khu nhà mồ được xây vào năm 1889 theo phong cách kiến trúc Pháp kết hợp với một số họa tiết phương Đông, có diện tích khoảng 50 m2, nằm trong khuôn viên rộng hơn 2.000 m2. Hiện nay, phần lớn diện tích nơi đây được tận dụng làm bãi giữ xe.

Trong nhà mồ có 3 mộ phần, gồm 3 bia đá khác màu có chiều rộng khoảng 1 m, dài gần 2 m, được lát bằng phẳng nên dễ nhìn là nền nhà mồ. Mộ cụ Trương Vĩnh Ký nằm ở giữa, hai bên là người vợ Vương Thị Thọ và con trai cả Trương Vĩnh Thế. Theo tư liệu gia đình, nhà mồ này được xây dựng trước khi Trương Vĩnh Ký mất tại Chợ Quán, Sài Gòn.

Ở Công viên Tao Đàn có một ngôi mộ cổ được công nhận là di tích cấp thành phố. Đây là di tích mộ cổ họ Lâm hay còn gọi là Mả Ông Thượng. Mộ được xây dựng năm Ất Tỵ (1895), đây là mộ ông Lâm Tam Lang, người gốc Quảng Đông, cùng vợ là bà Mai Thị Xã. Hậu duệ đời thứ tư của ông là cụ Lâm Quang Ky - Phó lãnh binh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, đã góp phần không nhỏ trong trận chiến thắng Nhật Tảo lẫy lừng.

Quỳnh Trần

Xem thêm:

Chủ nhật, 1/1/2017 | 07:00 GMT+7

Chủ nhật, 1/1/2017 | 07:00 GMT+7

Với 2 cầu vượt mới khánh thành, đến năm 2016 Hà Nội có 8 cầu vượt nhẹ ở khu vực nội đô, giúp giảm thiểu ùn tắc tại các nút giao trọng điểm.

Đầu năm 2012, để giải quyết bài toán ùn tắc giao thông tại các nút giao trọng điểm, Hà Nội quyết định đầu tư và xây dựng thí điểm hàng loạt cầu vượt nhẹ bằng thép. Trong năm 2016, thành phố khánh thành thêm 2 cầu vượt nhẹ, nâng tổng số cầu loại này ở nội đô lên 8, với tổng kinh phí trên 2.000 tỷ đồng.

Gần đây nhất ngày 26/12, cầu vượt nút giao Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái (Hà Nội) với tổng mức đầu tư 166 tỷ đồng được khánh thành sau 7 tháng xây dựng. Cầu dài 232 m, rộng 12 m, được chia làm 2 làn xe.

Ngày 21/5, cầu vượt nhẹ thứ 7 trong nội đô dài gần 600 m ở nút giao Nguyễn Chánh - Hoàng Minh Giám với tổng mức đầu tư 148 tỷ đồng, bắt đầu thông xe, góp phần giải tỏa ùn tắc khu vực cửa ngõ phía Tây thủ đô. Cầu dài 595,7 m gồm phần cầu và đường dẫn. Trong đó, phần cầu vượt gồm hai làn xe, bề rộng 9 m, cho phép xe chạy 40 km/h.

Từ khi đưa vào hoạt động, cầu phát huy tác dụng, đặc biệt không còn cảnh xung đột, ùn tắc nghiêm trọng trên trục đường Trần Duy Hưng giao cắt với Nguyễn Chánh và Hoàng Minh Giám.

Cầu vượt Trần Duy Hưng - Láng khánh thành vào ngày 16/12/2012, sau 7 tháng thi công. Cầu dài 315 m, dành cho 4 làn xe, với kết cấu trụ bê tông cốt thép, dầm thép hộp có độ bền vĩnh cửu chịu được trọng tải 80 tấn. Tổng đầu mức đầu tư cầu là 348 tỷ đồng.

Sau nhiều năm đưa vào hoạt động, cầu đã giúp giảm tải phương tiện lớn, tránh ùn tắc nghiêm trọng ở ngã tư Trần Duy Hưng - Láng.

Ngày 10/10/2013, cầu vượt tại nút giao Liễu Giai - Kim Mã dài 276 m, rộng 17 m, tổng đầu tư trên 300 tỷ đồng được thông xe. Cầu được xây vĩnh cửu, sử dụng dầm hộp thép, liên hợp bản bê tông cốt thép, cho phép các loại phương tiện lưu thông, trừ xe siêu cường siêu trọng.

Sau 3 năm đưa vào hoạt động, cầu vượt Liễu Giai - Kim Mã đã giúp giảm thiểu đáng kể tình trạng ùn tắc kéo dài trên trục Kim Mã đi hướng Nguyễn Thái Học vào giờ cao điểm.

Cũng trong năm 2013, Hà Nội thông xe cầu vượt nút giao Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân (giao phố Huế - Bạch Mai) dài hơn 350 m, rộng 11 m, tổng đầu tư hơn 180 tỷ đồng. 

Cầu vượt tại đường Lê Văn Lương - Láng Hạ rộng 9 m (gồm 2 làn ôtô, 2 làn xe máy), dài 315 m, kết cấu nhịp dầm thép kết hợp bê tông cốt thép với tổng đầu tư hơn 200 tỷ đồng, thông xe năm 2012. Cầu đã góp phần giải phóng ùn tắc trên đường Láng và trục Lê Văn Lương - Láng Hạ.

Cũng khánh thành năm 2012 cùng ngày với cầu vượt Chùa Bộc, cầu vượt Láng Hạ - Thái Hà với 2 làn ôtô đi 2 chiều, dài 220 m, mặt cắt ngang 12 m, tổng kinh phí hơn 222 tỷ đồng. Sau 4 năm hoạt động, cầu đã giúp các tuyến Thái Hà, Huỳnh Thúc Kháng giảm thiểu ùn tắc và xung đột giao thông. Công trình này vừa được nâng cấp để tăng tải trọng, phục vụ tuyến xe buýt nhanh đầu tiên của thủ đô.

Cầu vượt Chùa Bộc - Thái Hà dài 227 m, mặt cắt ngang 7 m, tổng đầu tư 179 tỷ đồng. Ngoài 8 cầu vượt ở khu vực nội thành, Hà Nội còn có 2 cầu vượt khác ở nút giao Nguyễn Văn Cừ (Long Biên) và cầu vượt Nam Hồng (Đông Anh), dự kiến năm 2017 khánh thành cầu vượt nút giao Cổ Linh (Long Biên).

Theo đánh giá của Sở Giao thông Vận tải, từ một giải pháp tình thế, những cây cầu vượt đã chứng minh hiệu quả to lớn trong việc thực hiện mục tiêu giảm ùn tắc giao thông đô thị. Hà Nội đã giảm được từ 124 điểm (năm 2010) có nguy cơ ùn tắc xuống còn 44 điểm (năm 2016).

Bá Đô - Giang Huy 

Dọn rác liên tục trước, trong và sau lễ đón năm mới quanh Hồ Gươm, nhưng đến 2h sáng, chị Duyên (nhân viên vệ sinh môi trường) chưa biết khi nào có thể buông chổi.

Thời sự  06:54 - 1/1

Trần Quang

Thời khắc đón năm mới vừa qua, dòng người vội vã ra về bỏ lại những con phố ngập rác. Quảng trường Nhà Hát Lớn phủ xác pháo giấy sắc màu.

Trước cửa hàng kem Tràng Tiền, que và vỏ kem được xả ngay dưới chân thực khách.

Các bịch nylon lấp đầy mép đường.

Dọc phố Tràng Tiền, đâu đâu cũng thấy rác.

Rác thải chủ yếu là các loại vỏ chai, bao nilon, hộp xốp và thức ăn thừa bị bỏ lại ở bất kỳ nơi nào trên hè phố.

Nhiều nhóm người trải giấy bìa ngồi ăn uống ngay lòng đường và vỉa hè, sau khi ra về mặc nhiên để lại giấy.

Nhân viên môi trường và học sinh sinh viên tình nguyện thu gom rác đến gần 2h sáng chưa xuể.

Mọi thùng rác được trang bị bên đường đều quá tải.


Công nhân vệ sinh bức xúc vì dọn rác không xuể.

Ngọc Thành
Video: Trần Quang

Phí cấp lại biển số là 100 nghìn đồng

Theo Thông tư 229/2016 của Bộ Tài chính quy định về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, áp dụng từ 1/1/2017, các mức phí cấp mới, cấp đổi được giữ nguyên như trước đây, riêng trường hợp giấy đăng ký hoặc biển số bị mất, chủ phương tiện sẽ được cấp lại với mức thu mới là 100.000 đồng.

Việc cấp lại giấy đăng ký hoặc biển số chỉ được áp dụng đối với trường hợp giấy đăng ký hoặc biến số bị mất.

9 lỗi vi phạm giao thông bị phạt từ 2017

chinh-sach-moi-co-hieu-luc-tu-thang-1-2017

Từ 1/1/2017 cảnh sát giao thông được xử phạt thêm 9 lỗi vi phạm. Ảnh minh hoạ: Phương Sơn

Theo Nghị định 46 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, những vi phạm sau sẽ bị xử phạt từ 1/1/2017

Phạt 100.000-200.000 đồng với hành vi không làm thủ tục sang tên xe chính chủ khi mua, được cho, tặng, phân bổ, điều chuyển, thừa kế tài sản là xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe môtô.

Phạt 2.000.000-3.000.000 đồng với người điều khiển xe bánh xích, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả ôtô chở khách) mà tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 20% đến 50%, trừ trường hợp có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng...

7 trường hợp được miễn lệ phí môn bài

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 139/2016 quy định về phí môn bài, trong đó nêu rõ đối tượng phải nộp, được miễn lệ phí môn bài và mức thu, có hiệu lực từ 1/1/2017.  

Trong đó, 7 trường hợp được miễn lệ phí môn bài, gồm: Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống; cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối; tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử); chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp; quỹ tín dụng nhân dân xã; hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi.

Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban dân tộc.

Thu lệ phí trước bạ ôtô chở người từ 9 chỗ trở xuống

chinh-sach-moi-co-hieu-luc-tu-thang-1-2017-1

Ôtô chở người từ 9 chỗ trở xuống nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 10% theo quy định mới. Ảnh minh hoạ: Phương Sơn

Theo Nghị định 140/2016 về lệ phí trước bạ có hiệu lực từ 1/1/2017, mức thu lệ phí trước bạ 2% đối với ôtô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ôtô, các loại xe tương tự.

Riêng ôtô chở người từ 9 chỗ trở xuống nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 10%. Trường hợp cần áp dụng mức thu cao hơn cho phù hợp với điều kiện thực tế tại từng địa phương, HĐND tỉnh, thành quyết định điều chỉnh tăng nhưng tối đa không quá 50% mức quy định chung.

Ôtô chở người từ 9 chỗ trở xuống nộp lệ phí trước bạ lần thứ 2 trở đi với mức thu là 2% và áp dụng thống nhất trên toàn quốc.

Tăng lương tối thiểu vùng năm 2017

Theo Nghị định 153/2016 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp từ ngày 1/1/2017 như sau: Vùng I: 3.750.000 đồng/tháng; vùng II: 3.320.000 đồng/tháng; vùng III: 2.900.000 đồng/tháng; vùng IV: 2.580.000 đồng/tháng.

Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay khoảng 180.000-250.000 đồng/tháng.

Cơ chế đặc thù đối với TP Đà Nẵng

Nghị định số 144/2016 quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng có hiệu lực từ 1/1/2017.

Cơ chế đặc thù này nhằm thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội của thành phố; tạo điều kiện để thành phố phát huy được những lợi thế trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ của miền Trung vào năm 2020; tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 154 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Những trường hợp chịu phí là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt gồm: hộ gia đình; cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; cơ sở rửa ôtô, rửa xe máy, sửa chữa ôtô, sửa chữa xe máy; bệnh viện; phòng khám chữa bệnh; nhà hàng...

Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của một m3 nước sạch chưa bao gồm thuế VAT. Trường hợp cần thiết áp dụng mức thu cao hơn, HĐND cấp tỉnh, thành phố quyết định mức cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Đối với nước thải sinh hoạt từ các tổ chức, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng, mức phí được xác định theo bình quân từng người sử dụng nước và giá bán một m3 nước sạch trung bình tại xã, phường, thị trấn.

Nghị định có hiệu lực từ 1/1/2017.

Bá Đô

Ăn một món ngon với bạn gái, xin lỗi một người thân hay chạy về với gia đình... là những cảm xúc ùa đến trong thời điểm tiễn năm cũ của mỗi người.

Thanh Tùng  |  

ong-mai-tien-dung-thu-tuong-dan-chung-toi

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng (Người phát ngôn Chính phủ).

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng có cuộc trao đổi với báo chí nhân dịp năm mới.

- Thời gian qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiều lần nhấn mạnh thông điệp xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động phục vụ nhân dân. Chính phủ kiến tạo được hiểu như thế nào?

- Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ mới, Thủ tướng đã đưa ra thông điệp này. Chính phủ kiến tạo trước hết phải tập trung hoàn thiện thể chế; rà soát toàn bộ cơ chế chính sách, hành lang pháp lý theo hướng cắt giảm rào cản, tháo gỡ khó khăn cho người dân, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Các phiên họp Chính phủ sau đó luôn đặt nhiệm vụ xây dựng thể chế lên đầu tiên, rồi mới bàn cụ thể các vấn đề kinh tế-xã hội. Cùng với đó, Chính phủ kiến tạo phải chuyển mạnh hơn từ quản lý sang phục vụ người dân, doanh nghiệp. Thủ tướng thường nhắc chúng tôi rằng, cán bộ làm gì người dân đều biết, do vậy phải gương mẫu trong lời nói và hành động, nói đi đôi với làm dù trong bất cứ trường hợp nào. 

Tôi đơn cử một chuyện, đó là Thủ tướng chỉ đạo trong dịp năm mới, các địa phương không được lên Trung ương chúc Tết thành viên Chính phủ, không phong bao, phong vì và ở các địa phương cũng tương tự như vậy. Thủ tướng nói điều này rất rõ ràng và dứt khoát. Làm được như vậy, sâu xa chính là góp phần xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính.

- Quyết tâm của Chính phủ như vậy, nhưng làm sao để cả bộ máy hành chính chuyển mạnh hơn theo hướng phục vụ người dân, thưa ông?

- Việc này đòi hỏi phải làm đồng bộ nhiều giải pháp, có lộ trình, tuy nhiên không có nghĩa chờ đợi. Điều đầu tiên là phải "xông vào việc" một cách chủ động, sáng tạo. Trong chỉ đạo, điều hành chiến lược, vĩ mô thì phải có trọng tâm, trọng điểm, nghĩa là xác định ưu tiên. Còn đối với những việc cụ thể thì không phân biệt to, nhỏ. Tinh thần là những gì liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân, doanh nghiệp thì đều là việc to. 

Khi dư luận “nổi sóng” với vụ quán cà phê Xin Chào ở TP HCM. Thủ tướng đã có ngay chỉ đạo xử lý chứ không chờ cơ quan chức năng tham mưu. Hoặc trong vụ thanh tra giao thông hành hung nhân viên hàng không, Thủ tướng cũng có ý kiến. Nhiều người điện cho tôi nói “việc nhỏ thế này mà Thủ tướng cũng chỉ đạo”. Tôi trả lời ngay “đừng nói như vậy, nếu đó là người nhà của anh thì việc này là nhỏ hay to?”. Muốn phục vụ người dân thật tốt thì phải đặt mình vào vị trí của dân, nếu anh đứng trên hay đứng ngoài thì không được.

nguoi-phat-ngon-chinh-phu-viec-cua-dan-deu-la-quan-trong-1

Ông Mai Tiến Dũng kiểm tra chất lượng hải sản tại tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Hoàng Táo

"Kiểm tra mà đóng cửa bảo nhau thì còn gì là minh bạch"

- Ông là Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng. Tổ này có vai trò như thế nào trong việc đưa thông điệp nêu trên của lãnh đạo Chính phủ vào cuộc sống?

- Mục đích chính của Tổ công tác là kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng giao cho các bộ ngành địa phương. Khi chúng tôi đến các bộ ngành, địa phương làm việc, đều rất công khai, mời báo chí tham dự đầy đủ. Chính tôi chịu sức ép rất lớn về điều này. Một số Bộ trưởng nói "sao có nhiều báo chí thế", tôi trả lời "tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là phải minh bạch, kiểm tra mà đóng cửa bảo nhau thì còn gì là minh bạch". Mới đầu anh em chưa quen với viêc này, cũng không đơn giản.

Trong 5 tháng qua, cùng với việc kiểm tra tại 13 bộ ngành, địa phương, Tổ công tác đã tiến hành một số cuộc làm việc chuyên đề do Thủ tướng trực tiếp yêu cầu. Qua đó, kết quả thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao có chuyển biến rõ nét. Từ tháng 8 đến tháng 12/2016, số nhiệm vụ quá hạn giảm 16,2% so với thời điểm 31/7 - thời điểm trước khi Tổ công tác được thành lập.

- Ngoài chuyện "mời nhiều báo chí", ông còn chịu sức ép nào khác?

Chúng tôi đến làm việc với các bộ ngành, địa phương thì không phải cấp trên xuống. Tổ trưởng Tổ công tác và lãnh đạo các bộ đều có vị trí như nhau, do vậy trong công việc phải đúng vị thế, đúng mực, làm sao để các bộ ngành, địa phương chia sẻ rằng đây là vì công việc chung. 

Ban đầu, anh em trong Tổ công tác cũng có những ngại ngần. Tôi quán triệt cứ nghiêm túc làm việc, công tâm, trung thực. Không phải đi kiểm tra trước mặt thì nịnh, ra ngoài gặp cơ quan báo chí lại né tránh. Kiểm tra mà làm thế, không ai tin cả.

"Không đánh võng" với báo chí

- Một nhiệm vụ khác ông đang đảm nhiệm - Người phát ngôn Chính phủ, cũng được cho là chịu nhiều sức ép khi phải trả lời những câu hỏi nóng từ dư luận và báo giới. Ông nghĩ sao?

- Tôi có nghe nói ở vị trí Người phát ngôn Chính phủ thì "sợ" nhất là phải làm việc thường xuyên với báo chí. Nhưng tôi quan niệm là cởi mở, thông tin thẳng thắn, không biết thì nói không biết, nếu nói sai xin lỗi, tuyệt đối không "đánh võng".

Trước đây họp báo Chính phủ hàng tháng không trực tuyến, nhưng bây giờ đưa lên mạng xã hội, người dân có thể tiếp cận được ngay. Mục tiêu của Chính phủ là làm sao để thông tin đến người dân nhanh nhất, đúng nhất. 

Khi vừa nhậm chức, có người khuyên tôi “ông phải xây dựng hình ảnh”, tôi gạt đi ngay. Mình không thể làm thế, mà phải luôn là mình chứ. 

- Trong thời gian tới, Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm các chức danh.Ông tự tin như thế nào với những nỗ lực của mình?

- Làm việc mà chỉ nghĩ nay mai bỏ phiếu thì không thể làm được. Sống và làm việc bằng cái tâm là tốt nhất. Khi nhận nhiệm vụ từ địa phương lên, tôi lo lắm chứ. Nhưng đã vào vị trí thì phải đúng chức năng, đúng vai, không né tránh. Văn phòng Chính phủ là cơ quan đầu não tham mưu cho Thủ tướng, kết nối các bộ, ngành, địa phương mà không rõ quan điểm, đường lối, không có bản lĩnh thì sẽ tạo ra sự trì trệ. Trong công việc không tránh khỏi va chạm, nhưng mình vì cái chung thì mọi người sẽ hiểu và chia sẻ.

Anh Minh

Chủ nhật, 1/1/2017 | 00:10 GMT+7

Chủ nhật, 1/1/2017 | 00:10 GMT+7

Gà 9 cựa, gà Đông Tảo, gà đuôi dài, gà hắc phong, gà khổng lồ..., đủ chủng loại gà trong và ngoài nước có giá từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng, sẵn sàng phục vụ nhu cầu khách hàng dịp năm mới.

Gà 9 cựa, một giống gà có nguồn gốc từ vùng đất Tổ (Phú Thọ) đang đắt hàng. Tương truyền đây là sản vật tiến vua. Gà bình thường có một đến 2 cựa, giống gà quý Phú Thọ này thường có 4-7 cựa, trong khoảng 100 con sẽ có một con 8-9 cựa. 

Anh Trần Nhữ Giáp (Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội) chủ trang trại gà, chim quý cho biết:"Tết Nguyên đán Đinh Dậu đến gần, nhiều giống gà quý đã được đặt hàng từ trước để làm quà biếu hoặc để nuôi cảnh".

Gà đuôi dài (Onagadori) có nguồn gốc từ Nhật Bản, thường được nuôi làm cảnh với bộ lông dài tới 7 m. Giá gà trưởng thành tại Việt Nam khoảng hơn 60 triệu đồng/một cặp.

Gà đen Ayam Cemani nhập từ đảo Java, Indonesia. Trang trại của anh Trần Nhữ Giáp có số lượng gà đen Ayam Cemani nhiều nhất Việt Nam với 18 con trưởng thành.

"Giống gà này có màu đen từ nội tạng ra ngoài, giá khoảng 50 triệu đồng/một con", anh Giáp nói. 

Gà Hắc Phong có thịt đen, xương đen, lông đen, mào thâm hoặc đỏ nhạt, nguồn gốc từ Trung Quốc. 

Gà Quý Phi một giống gà quý nguồn gốc từ Anh, được khách hàng ưa chuộng bởi thịt chắc và ngọt. Gà này thường có 6 cựa trở lên, những con 8 cựa thuộc loại hiếm và giá rất cao.

Gà rừng tai trắng là một trong bốn loài gà trong chi gà rừng. Hiện giá gà rừng khoảng 700.000 đồng/con.

Gà vảy cá (Sebright) có nguồn gốc từ Anh.

Gà này có thân hình nhỏ, chỉ 500 gram nhưng giá từ 6 - 7 triệu đồng/con. Gà có hai màu phổ biến là vàng và trắng cùng bộ lông đậm, đều, viền đen hình vảy cá rõ nét.

Gà Ba Lan, một trong những giống gà đẹp nhất thế giới, thường được nuôi làm cảnh.

Nhiều trang trại rao bán gà Ba Lan với giá từ một đến 4 triệu đồng/con. Gà có nhiều màu lông khác nhau như vàng, đen, trắng...

Gà khổng lồ hay còn gọi là Brahma là một trong những giống gà lớn nhất thế giới, trọng lượng có thể lên đến 18 kg/con.

Gà dễ dàng thích nghi với thời tiết khắc nghiệt nhất, sức đề kháng tốt và ít bệnh tật. Giá con trưởng thành có thể lên đến hàng chục triệu đồng.

Gà Lôi khá đa dạng về loài, thường sống ở khu vực miền núi các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Nhiều loài đã được đưa vào sách đỏ cần được bảo vệ. Giống gà này phần lớn được nuôi để làm cảnh hoặc phục vụ nghiên cứu.

Gà Serama xuất xứ từ Malaysia, được tạo giống từ gà ác, gà tre Nhật và gà địa phương. Giống gà này tượng trưng cho vẻ đẹp, sự sang trọng và vương giả. Với thân hình bé nhỏ (500 gram), việc nuôi và chăm sóc giống gà này đòi hỏi kỳ công của người chơi, điều quan trọng nhất là tập dáng đứng và chăm bộ lông. Giá dao động từ 25-30 triệu đồng/một cặp.

Gà Đông Tảo là một giống gà quý hiếm của Việt Nam, phân bố chủ yếu ở xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Đặc điểm nhận dạng là thân hình to con, bệ vệ, cặp chân to, da đỏ, đầu oai vệ.

Gà thuần chủng khi trưởng thành có thể nặng trên 4,5 kg và có giá tới 30-50 triệu đồng/một con. Những năm gần đây, giống gà này được nhiều người tìm mua vào dịp Tết.

Ngọc Thành

Chủ nhật, 1/1/2017 | 00:00 GMT+7

Chủ nhật, 1/1/2017 | 00:00 GMT+7

Lương cơ sở tăng từ 1,21 triệu lên 1,3 triệu mỗi tháng; lương tối thiểu vùng tăng 180.000-250.000 đồng..., là những thay đổi về tiền lương từ đầu năm nay.

Những thay đổi về tiền lương năm 2017

Tiến Thành - Hoàng Phương

Chủ nhật, 1/1/2017 | 00:00 GMT+7

Chủ nhật, 1/1/2017 | 00:00 GMT+7

Mỗi độ đông về, xuân sang, rừng phong chùa Thanh Mai (Hải Dương) thay lá đỏ, tạo cho cảnh sắc thiên nhiên nơi đây vẻ đẹp quyến rũ độc đáo.

Chùa Thanh Mai thuộc xã Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chùa xây dựng trên sườn núi Phật Tích, nay gọi là núi Tam Bảo. Trước chùa là núi Bái Vọng, nơi có phần mộ cụ Nguyễn Phi Khanh, thân phụ của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi.

Chùa xây dựng từ thế kỷ 13. Đây là một trong những trung tâm của Phật giáo Việt Nam, nơi trụ trì của Pháp Loa tôn giả - vị Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm. Trải qua năm tháng mưa nắng, chiến tranh, chùa cổ đã  sụp đổ. Thời gian gần đây, chùa được khôi phục từng phần trên nền móng của một số công trình lớn.

Chùa Thanh Mai nằm dưới quần thể rừng cây lá phong trải rộng trên diện tích hơn 100 ha, trong đó hơn 50 ha nằm trọn trong đất chùa.

Ông Lê Văn Khoa, Chủ tịch UBND xã Hoàng Hoa Thám, cho biết rừng phong chùa Thanh Mai được nhà chức trách địa phương bảo vệ nghiêm ngặt, "không chỉ dưới góc độ bảo vệ rừng đơn thuần, mà đây còn là nơi tạo phong cảnh đẹp độc đáo, là tài sản thiên nhiên quý giá của địa phương".

Để bảo vệ rừng phong quý hiếm trên cả miền Bắc, chính quyền địa phương vận đồng người dân không được chặt phá, giao công an xã phối hợp với đơn vị kiểm lâm cắt cử lực lượng tuần tra thường xuyên. 

Mỗi độ đông về, rừng phong chùa Thanh Mai bắt đầu thay lá, chuyển từ màu xanh sang màu vàng, rồi màu đỏ. Mùa đông càng lạnh thì lá cây càng chuyển màu đỏ, tạo cảnh sắc tự nhiên quyến rũ.

Những cây phong có tuổi đời cả trăm năm thường rụng lá sớm hơn các cây còn lại.

Trên những cành cây xù xì mốc thếch tưởng như không còn sự sống là những mầm non đang nhú. Lá non của cây phong cũng có màu đỏ đặc trưng.

Lá phong đỏ mỏng manh in trên nền trời xanh, một hình ảnh quen thuộc nhìn từ sân chùa Thanh Mai.

Người dân địa phương gọi những cây phong là táo hậu. Lá cây táo hậu thường được các thầy lang dùng làm thuốc.

Nhiều cây phong có đường kính thân 60-70 cm, mọc từ lưng chừng núi lên tới đỉnh. Trên con đường nhỏ quanh co men theo triền núi là thảm lá phong khô rụng.

Dịp cuối năm, cảnh đẹp rừng phong chùa Thanh Mai thu hút nhiều bạn trẻ.

Giang Chinh

Chủ nhật, 1/1/2017 | 00:00 GMT+7

Chủ nhật, 1/1/2017 | 00:00 GMT+7

Cầu phao Vồm (Thanh Hóa) được làm từ năm 1977, đến nay đã xuống cấp nặng, tuy nhiên hàng trăm người dân vẫn phải qua lại cầu này mỗi ngày.

Cầu phao Vồm bắc qua sông Chu nối xã Thiệu Khánh (TP Thanh Hóa) với xã Thiệu Hợp (huyện Thiệu Hóa).

Cây cầu được làm từ năm 1977 đến nay đã xuống cấp nặng.

Mỗi ngày có hàng trăm người dân sinh sống hai bên bờ sông Chu qua cầu.

Cầu dài khoảng 200 m, rộng 2 m, được ghép từ tre, luồng, ván..., với phao nổi là hàng chục thùng phuy. "Kết nối giữa các vật liệu làm cầu rất lỏng lẻo", một người dân địa phương cho biết.

Những năm trước cầu không có lan can, do có nhiều người ngã xuống sông tử nạn nên chính quyền cho hàn thêm phần lan can bằng sắt. Tuy nhiên, do thi công tạm bợ nên nhiều mối hàn đã bong gãy, nhiều chỗ nối bằng dây thừng hoặc buộc bằng cọc tre.

Những sợi thép buộc nhô cao giữa lòng cầu gây nguy hiểm cho người và phương tiện đi qua.

"Hầu như năm nào cũng có người qua cầu không may rơi xuống sông chết đuối", ông Phạm Văn Toàn (xã Thiệu Hợp) nói và cho hay, dù biết hiểm nguy rình rập, người dân vẫn sử dụng cây cầu này vì nếu đi đường vòng sẽ mất nhiều thời gian.

Những tấm ván mục, thủng trở thành "bẫy" trên thân cầu. 

Giữa tháng 9/2016, hai người đàn ông ở xã Thiệu Quang khi qua cầu Vồm đã va vào nhau, cả hai rơi xuống sông chết đuối. 

Chính quyền xã Thiệu Khánh cho hay, hàng năm xã đều duy tu bảo dưỡng cầu nhưng ngân sách hạn hẹp nên cũng chỉ chắp vá tình thế.

Ông Lê Văn Tiến, Chánh văn phòng UBND huyện Thiệu Hóa, cho biết, năm 2010, tỉnh Thanh Hóa đã có dự án làm một chiếc cầu cứng thay thế nhưng đến nay chưa triển khai.

Lê Hoàng

Cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông cùng nhiều lực lượng đóng chốt khắp các ngả đường trung tâm nhằm đảm bảo an ninh cho người dân đón năm mới 2017.

Thanh Tùng  |  

Thứ bảy, 31/12/2016 | 22:37 GMT+7

Thứ bảy, 31/12/2016 | 22:37 GMT+7

Tối 31/12, hàng nghìn người dân và du khách đổ về trung tâm TP HCM vui chơi, tham dự các chương trình chào đón năm 2017.

nguoi-sai-gon-rong-ran-xuong-duong-don-nam-moi

Người dân đổ về khu trung tâm khiến các tuyến đường kẹt cứng. Nhất là đoạn từ nhà thờ Đức Bà đến đường Hai Bà Trưng, các lối dẫn vào khu phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1).

nguoi-sai-gon-rong-ran-xuong-duong-don-nam-moi-1

Anh Tài và gia đình thích thú nhìn ngắm cảnh trang trí đèn hoa ở các tuyến đường trung tâm. "Năm nay không bắn pháo hoa nên tôi tính chở vợ con đi dạo phố rồi về nhà xem tivi đón giao thừa”, bác Tài chia sẻ.

nguoi-sai-gon-rong-ran-xuong-duong-don-nam-moi-2

Chị Thiên Thanh (23 tuổi, quận 1) bế cún cưng đi dạo phố. Chị tỏ ra thích thú: “Mình thấy không bắn pháo hoa lại hay, cảm giác đỡ ngột ngạt hơn hẳn”.

nguoi-sai-gon-rong-ran-xuong-duong-don-nam-moi-3

Một gia đình chụp hình lưu niệm trên phố đi bộ Nguyễn Huệ trước giờ đón năm mới.

nguoi-sai-gon-rong-ran-xuong-duong-don-nam-moi-4

Càng về khuya người dân và du khách đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ ngày càng đông. Tại đây có chương trình văn nghệ, đếm ngược - tiễn năm cũ và đón chào năm mới và biểu diễn ánh sáng nghệ thuật 3D.

nguoi-sai-gon-rong-ran-xuong-duong-don-nam-moi-5

Nhiều bạn trẻ chọn quán cà phê trên cao để ngắm nhìn toàn cảnh quảng trường đi bộ trong đêm giao thừa.

nguoi-sai-gon-rong-ran-xuong-duong-don-nam-moi-6

Từ 20h đường Đồng Khởi - đoạn giao với đường Lý Tự Trọng - cấm toàn bộ xe và trở thành tuyến đường cho người dân, du khách dạo bộ, vui chơi chào đón năm mới.

nguoi-sai-gon-rong-ran-xuong-duong-don-nam-moi-7

Người dân và du khách thong dong dạo bộ trên đường Đồng Khởi.

nguoi-sai-gon-rong-ran-xuong-duong-don-nam-moi-8

Đông đảo người dân xem chương trình văn nghệ chào mừng năm mới tại Nhà văn hóa thanh niên TP HCM, quận 1.

Thành Nguyễn – Quỳnh Trần

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();

Chiều 31/12, một ngày trước lệnh điều chuyển luồng tuyến vận tải cố định từ bến Mỹ Đình sang bến Nước Ngầm có hiệu lực, Sở Giao thông Hà Nội đã đối thoại với khoảng 30 doanh nghiệp hoạt động trên luồng tuyến này.

nha-xe-doa-kien-viec-so-giao-thong-chuyen-luong-tuyen-van-tai

Khoảng 30 doanh nghiệp vận tải đối thoại với Sở Giao thông Hà Nội chiều 31/12. Ảnh: Võ Hải.

Phát biểu đầu tiên, ông Trần Hữu Quảng (Giám đốc Công ty TNHH Hà Sơn Hải, Thanh Hoá) cho biết, thành phố ra thông báo điều chuyển vào ngày 28/12, đến 2/1/2017 thực hiện và 10/1/2017 phải hoàn thành, "lộ trình như thế, doanh nghiệp không thể làm được".

“Các nhà xe không muốn về bến nước Ngầm, vì trước đây thành phố công bố là bến tạm, giờ chuyển đến rồi sau này bến tạm không còn thì chuyển đi đâu. Hơn nữa giá dịch vụ bến nước Ngầm quá đắt so với bến Mỹ Đình, gấp 5, 6 lần. Nếu đẩy chúng tôi xuống nước Ngầm, không khác gì đẩy chúng tôi vào chỗ chết”, ông Quảng nói và đặt ra hàng loạt câu hỏi với lãnh đạo Sở Giao thông: Bến xe Nước Ngầm giờ có là bến tạm hay không? Bến này quy hoạch trên cơ sở nào? Tại sao lại có bến xe giữa ngã ba, gần đường cao tốc?

Theo ông này, “từ năm 2013 tôi đã tham dự rất nhiều cuộc họp do Sở tổ chức, nói khan cổ, khóc cạn nước mắt nhưng không có gì thay đổi”, do vậy doanh nghiệp muốn được đối thoại với Chủ tịch UBND TP Hà Nội và Bộ Giao thông.

nha-xe-doa-kien-viec-so-giao-thong-chuyen-luong-tuyen-van-tai-1

Ông Trần Hữu Quảng cho biết đã nhiều lần tham gia đối thoại với Sở nhưng không đạt kết quả. Ảnh: QT.

Cũng mong muốn được đối thoại với Chủ tịch Hà Nội, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Ninh Bình Nguyễn Thị Nga nhấn mạnh: “Doanh nghiệp của các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định... đã bàn, nếu thành phố quyết tâm điều chuyển, doanh nghiệp sẽ kiện ra tòa”.

Theo bà Hồ Thị Hoàng (Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Phương, Thanh Hoá), doanh nghiệp từng đưa xe về bến Nước Ngầm kinh doanh nhưng thua lỗ nên buộc phải chuyển về bến Giáp Bát. Sau đó, theo sự vận động của Sở Giao thông Hà Nội, doanh nghiệp vào hoạt động tại bến Mỹ Đình từ những ngày đầu tiên. "Hiện lộ trình chúng tôi đi là Thanh Hoá – đường Hồ Chí Minh – Đại lộ Thăng Long – Mỹ Đình, xe của chúng tôi không đi xuyên tâm. Đề nghị cơ quan chức năng xem xét cho chúng tôi để tránh thiệt thòi”, bà Hoàng nói.

Bà Nguyễn Thị Thảo (Giám đốc Công ty TNHH Minh Thảo, Thanh Hoá) nghẹn ngào bày tỏ: “Xe 45 chỗ mỗi ngày mất 3.900.000 đồng chi phí dù không hoạt động, nếu hoạt động còn tốn kém hơn nữa. Chúng tôi rất lo lắng việc điều chuyển, không đảm bảo kinh doanh sẽ khiến doanh nghiệp phá sản”.

Phản hồi với doanh nghiệp, Giám đốc Sở Giao thông Vũ Văn Viện khẳng định, việc điều chuyển luồng tuyến là để phục vụ mục tiêu giảm ùn tắc giao thông, đảm bảo an ninh trật tự cho Thủ đô.

“Căn cứ để điều chuyển, sắp sếp là Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2020, định hướng 2030 của Bộ Giao thông. Nếu doanh nghiệp thấy thực hiện không đúng có thể kiện Sở”, ông Viện nói.

nha-xe-doa-kien-viec-so-giao-thong-chuyen-luong-tuyen-van-tai-2

Giám đốc Sở Giao thông Vũ Văn Viện. Ảnh. QT.

Ông Viện cho hay, Sở đã cùng các đơn vị liên quan thành lập tổ công tác rà soát 4.700 tuyến vận tải hành khách đi đến 5 bến xe chính của Hà Nội. Với tổng số hơn 1.600 doanh nghiệp tham gia trên tuyến, có thể một số doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng, nhưng phải vì mục tiêu chung. Từ việc rà soát, Sở đã công khai, minh bạch các tiêu chí điều chuyển, không có bất cứ lợi ích nhóm hay ưu ái cho doanh nghiệp nào.

Về thời điểm điều chuyển, ông Viện cho rằng, dịp cuối năm lưu lượng giao thông thường tăng cao, gây nguy cơ ùn tắc lớn. Nếu muốn giảm lưu lượng phải thực hiện điều chuyển. Đây là việc khó khăn nhưng cần thiết, thành phố đã chủ động thông báo đến Sở Giao thông các tỉnh, hiện hội vận tải và doanh nghiệp chủ trương này.

Người đứng đầu ngành giao thông Thủ đô cho hay, hiện có một số doanh nghiệp, nhà xe không thực hiện đúng biểu đồ, ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân. “Doanh nghiệp nói vì nhân dân phục vụ nhưng 2 ngày nay để khách vơ bơ trên tuyến. Như thế đã là làm tốt trách nhiệm với xã hội chưa hay là gây sức ép lên chính quyền. Hôm nay tôi chính thức phê phán những hành động đó. Tôi sẽ thực hiện quyền và trách nhiệm của mình với những hành động không đúng pháp luật đó”, ông Viện nói.

Theo ông Viện, sau cuộc đối thoại, Sở sẽ làm việc với các doanh nghiệp ở bến xe đầu đi để bàn phương án điều chuyển. Chủ tịch UBND thành phố cũng đã có văn bản gửi các tỉnh, thành để phối hợp.

“Càng phối hợp tốt, càng sớm ổn định, doanh nghiệp càng có lợi. Sở cam kết sẵn sàng cùng doanh nghiệp bàn phương án tốt nhất, nhanh nhất giúp doanh nghiệp ổn định, nhân dân đi lại thuận tiện và trên hết góp phần giảm ùn tắc giao thông của Hà Nội trước, trong và sau tết”, Giám đốc Sở Giao thông nói.

Theo kế hoạch của Sở Giao thông Hà Nội, từ 2/1/2017 các tuyến xe ở bến trung tâm và ngoại thành sẽ được luân chuyển để tránh ùn tắc. Theo đó, Sở điều chỉnh 691 nốt với 20.396 chuyến/tháng (trung bình 680 chuyến/ngày), tập trung chủ yếu vào 3 bến xe lớn: Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm. 

Các tuyến xe đi Đăk Lăk, Gia Lai, Hà Tĩnh, Nam Định, Nghệ An, Thái Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình đang hoạt động tại bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm, Yên Nghĩa, Sơn Tây, Trôi, Phùng sẽ chuyển về bến Nước Ngầm. Các tuyến xe đi Bắc Giang, Lạng Sơn đang hoạt động tại bến Yên Nghĩa, Nước Ngầm, Sơn Tây, chuyển về bến xe Gia Lâm.

Sở Giao thông lý giải, việc điều chuyển nhằm tránh các tuyến xe khách đi vào nội đô, tránh hoạt động chồng chéo. Đặc biệt, việc điều chuyển các tuyến xe phù hợp với cung đường, tránh xung đột giao thông và để xe khách của các tỉnh đến từ phía Bắc, Nam, Đông, Tây sẽ đến đón trả khách tại các bến xe nằm ở phía tương ứng của Hà Nội.

Võ Hải

can-bo-tu-phap-gac-chan-len-ban-bi-cach-chuc

Trung tâm Hành chính công UBND TP Hạ Long. Ảnh: Minh Cương

UBND TP Hạ Long (Quảng Ninh) vừa ban hành quyết định cách chức ông Vũ Phi Hùng (Phó trưởng phòng Tư pháp, Trung tâm hành chính công) do vi phạm các quy định về kỷ cương, kỷ luật hành chính.

Trước đó khoảng 15h20 ngày 27/12, Đoàn công tác của Sở Nội vụ đi kiểm tra tại Trung tâm hành chính công TP Hạ Long, phát hiện ông Vũ Phi Hùng đang xử lý công việc trong giờ làm nhưng lại gác chân lên bàn. Ông này cũng có biểu hiện uống rượu giờ nghỉ trưa, dẫn đến có hành động, lời nói thiếu văn hóa, phản cảm.

Một ngày sau, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc đã chỉ đạo Thường trực Thành ủy TP Hạ Long đình chỉ công tác đối với ông Vũ Phi Hùng, cho tiến hành kiểm điểm công chức theo quy định pháp luật; kiểm điểm đảng viên theo quy định về những điều đảng viên không được làm. 

Liên quan đến sự việc trên, để xử lý trách nhiệm người đứng đầu trong việc để xảy ra vi phạm của cán bộ, công chức, UBND TP Hạ Long cũng đã ban hành các quyết định kỷ luật lãnh đạo Trung tâm hành chính công. Cụ thể là khiển trách bà Bùi Thị Hải, Giám đốc Trung tâm;  cảnh cáo các ông Nguyễn Văn Trọng, Trần Đức Minh, cùng là Phó giám đốc Trung tâm.

Minh Cương

nguoi-dan-ca-nuoc-un-un-ra-duong-don-nam-2017

Trung tâm Sài Gòn chật kín người. Ảnh: Như Quỳnh.

TP HCM tối cuối cùng của năm 2016 trời mát mẻ, nhiều nơi chỉ còn 23 độ C. Từ rất sớm, dòng người ùn ùn kéo về trung tâm thành phố vui chơi trước thời khắc chuyển sang năm mới. Các con đường thuộc quận 1, 3, 5, 10… như Hai Bà Trưng, Cách Mạng Tháng Tám, Nam Kỳ Khởi Nghĩa… luôn trong tình trạng ùn ứ vì lượng xe quá đông.

20h, cũng như nhiều nhóm khác, Phương Loan và những người bạn trường Đại học Luật TP HCM hoà mình trong dòng xe chật ních, nhích từng chút một trên đường Đồng Khởi (quận 1). Tuy nhiên, không ai lộ vẻ khó chịu dù tình trạng ùn ứ ngày càng nghiêm trọng. Họ thỉnh thoảng lấy điện thoại chụp ảnh đèn trang trí rực rỡ suốt nhiều km đường hay trước các trung tâm thương mại…

nguoi-dan-ca-nuoc-un-un-ra-duong-don-nam-2017-1

Khu nhà thờ Đức Bà tối 31/12. Ảnh: Tiến Thành.

"Năm nay thành phố không bắn pháo hoa nhưng vẫn còn rất nhiều chương trình vui chơi khác. Tôi và các bạn dự định sẽ đến phố đi bộ Nguyễn Huệ xem biểu diễn ánh sáng 3D lên tòa nhà UBND thành phố. Chắc ở đó sẽ đông lắm nhưng không sao, Tết mà”, Loan nhoẻn miệng cười, nói.

Nữ sinh cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ việc cả nước không bắn pháo hoa, dành tiền chăm lo cho đồng bào nghèo hay bị lũ lụt ở miền Trung. "Sài Gòn nhiều năm nay bắn pháo hoa bằng tiền xã hội hoá, song cũng cần thiết có động thái này để chia sẻ với cả nước", Loan nói thêm.

Khu vực Nhà thờ Đức Bà (quận 1) không khí đón năm mới chộn rộn từ 18h khi hàng trăm người dân và du khách đổ về vui chơi, chụp hình lưu niệm. 

Tạ Nguyễn Đan Vy, du học sinh tại Australia, xúng xính trong tà áo dài say sưa tạo dáng chụp hình cùng bạn học. Vy cho biết đây là năm thứ hai ăn Tết ở quê nhà. "Năm mới đã đến, mình muốn ghi lại kỷ niệm trong những ngày nghỉ lễ tại Việt Nam. Chỉ hơi tiếc Tết này thành phố không bắn pháo hoa", Vy chia sẻ. 

nguoi-dan-ca-nuoc-un-un-ra-duong-don-nam-2017-2

Đan Vy (trái) lưu lại hình ảnh đón năm 2017 tại quê nhà. Ảnh: Tiến Thành.

Đây là lần đầu tiên sau cả chục năm TP HCM không bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch. Tuy nhiên, thành phố đã tổ chức trang trí ánh sáng nghệ thuật trên hàng loạt tuyến đường: Trường Sơn, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Văn Trỗi, Hàm Nghi, Đồng Khởi, Lê Lợi, Lê Duẩn, Phạm Ngọc Thạch, Tôn Đức Thắng, Võ Văn Kiệt, Trương Định, Nguyễn Huệ, Cách Mạng Tháng Tám, Hai Bà Trưng, Pasteur, Nguyễn Thị Minh Khai.

Chương trình đếm ngược trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới sẽ diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ. Trước đó là trình chiếu ánh sáng nghệ thuật 3D lên tòa nhà UBND thành phố, tòa nhà Times Square.

Ngoài ra, chương trình biểu diễn nghệ thuật đón chào năm mới sẽ diễn ra trong 2 đêm 31/12 và 1/1/2017 tại nhiều địa điểm như: Công viên Gia Định, Nhà văn hóa Thanh niên, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, ký túc xá, khu lưu trú công nhân, khu chế xuất, khu công nghiệp...

ha-noi-luc-19h30

Phố Tràng Tiền với dòng người tản bộ trước giao thừa. Ảnh: Giang Huy.

Hà Nội đón thời khắc chuyển giao năm mới trong tiết trời khô ráo, 18-19 độ C. Từ chập tối, dòng người đổ về trung tâm thành phố, nêm chặt các con đường. Một số nút giao Hàng Bài - Hai Bà Trưng, Ngô Quyền - Tràng Thi, Hàng Bông xảy ra ùn ứ cục bộ.

Năm nay không gian đi bộ mở rộng hơn nhiều so với mọi năm nên không còn cảnh chen chúc, ngột ngạt. Quanh Hồ Hoàn Kiếm, điểm tập trung đông đảo người dân hơn cả là khu vực sân khấu đếm ngược trước quảng trường Nhà Hát Lớn, tượng đài Lý Thái Tổ và quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.  

ha-noi-luc-19h30-1

Sân khấu Lễ hội đếm ngược trước quảng trường Nhà Hát Lớn, Hà Nội. Ảnh: Giang Huy.

Trong khi đó, Đà Nẵng đón cơn mưa như trút nước khiến lễ hội đếm ngược có nguy cơ không diễn ra như dự kiến.

TP Nha Trang (Khánh Hoà) vừa tạnh mưa, khí trời se lạnh, đường phố được trang hoàng lộng lẫy, rực rỡ ánh đèn. Nhiều người ở các vùng ngoại ô chở con đến trung tâm thành phố vui chơi, chụp ảnh. Nhiều ngã tư, cảnh sát đã lập chốt, điều tiết giao thông.

nguoi-dan-ca-nuoc-un-un-ra-duong-don-nam-2017-5

TP Nha Trang. Ảnh: Xuân Ngọc.

Quảng trường 2 Tháng 4, nơi được đánh giá sầm uất nhất phố biển đông nghẹt người. Dọc trung tâm thành phố, khu phố Tây Trần Quang Khải, Nguyễn Thiện Thuật, Hùng Vương... tấp nập dân địa phương lẫn khách nước ngoài. "Tối qua mưa lớn, nay tạnh hơn nên chở vợ con đi vòng vòng thành phố dạo chơi", anh Đình Bảo nói.

Dọc bờ biển đường Trần Phú từng đoàn người đi đạo, nhiều khách tây dù đón tết xa quê, song rất háo hức. Còn những vị khách Nga tỏ ra thích thú với thời tiết tạnh ráo, se lạnh. Ngoài ra, nhiều nhà hàng, quán ăn phục vụ đêm tất bật, mở cửa sớm hơn hàng ngày.

nguoi-dan-ca-nuoc-un-un-ra-duong-don-nam-2017-6

Trung tâm Cần Thơ. Ảnh: Cửu Long.

Sau cơn mưa chiều cuối năm, Cần Thơ khá mát mẻ. Các điểm vui chơi ở quận trung tâm Ninh Kiều đông nghẹt người. Khu trang trí đèn nghệ thuật lung linh, sặc sỡ trên đại lộ Hòa Bình, Hai Bà Trưng, Lê Lợi… cũng thu hút rất đông các gia đình đến thưởng lãm.

Từ quận Thốt Nốt, anh Nguyễn Văn Thảo lái ôtô đưa vợ và hai con vượt 45 km xuống trung tâm Cần Thơ đón năm mới. Giọng hào sảng, anh cho biết: "Vụ cá tra vừa qua trúng giá, tôi dành một phần tiền mua ôtô cho gia đình. Giờ nhà tôi gởi xe đi bộ ngắm đèn nghệ thuật, vào trung tâm thương mại 30 tầng - cao nhất miền Tây - cho hai nhóc nhà tôi biết. Tối xíu thì ra công viên Lưu Hữu Phước xem chương trình nghệ thuật chào năm mới".

Tại công viên bến Ninh Kiều, nhiều người đến khu vực tượng đài Bác Hồ hóng mát, trò chuyện. Trên sông Cần Thơ, hai du thuyền lớn đông nghẹt khách. Nhiều bạn trẻ kéo lên cầu đi bộ độc nhất miền Tây dạo chơi, chụp hình lưu niệm hay ngắm sông Hậu rực rỡ đèn nghệ thuật từ Cầu Cần Thơ…

nguoi-dan-ca-nuoc-un-un-ra-duong-don-nam-2017-7

An Ninh ở Cà Mau được thắt chặt trong dịp tổ chức kỉ niệm 20 năm tái lập tỉnh trùng thời điểm đón năm mới. Ảnh: Văn Em.

Tại Cà Mau, nhiều tuần trước các tuyến đường đã được trang trí hoa văn, đèn chiếu sáng lộng lẫy. Chiều cuối năm thời tiết mát mẻ, người dân từ các nơi đổ về những điểm vui chơi, giải trí ở trung tâm thành phố từ rất sớm. Đặc biệt năm nay Cà Mau tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh (1/1/1997–1/1/2017) tại khu Trung tâm hội nghị đúng vào dịp cuối năm nên dòng người về dự lễ, chờ đợi đón giao thừa bắt đầu đông đúc từ 17h.

Tại các trục đường chính dẫn vào khu Trung tâm hội nghị an ninh được thắt chặt. Người dân đến dự sự kiện được lực lượng chức năng bố trí nơi đậu xe và trông coi miễn phí.

Hơn 19h, hàng nghìn người tập trung trước sân khấu lớn ở khu Trung tâm hội nghị chờ đón xem chương trình lễ kỷ niệm ngày thành lập tỉnh Cà Mau diễn ra lúc 20h.

"Gia đình tôi chạy xe máy gần 100 km từ Đất Mũi về trung tâm của tỉnh để đón giao thừa. Do mấy năm trước không có điều kiện để đi vì chưa có đường bộ, năm nay đường xá thông thoáng, bà con xứ Mũi rủ nhau lên tỉnh chơi Tết dương lịch", anh Nguyễn Văn Tình ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, nói.

Nhóm phóng viên

Cho rằng việc phải chuyển một số tuyến từ bến Mỹ Đình sang bến Nước Ngầm, cách đó hơn 10 km để tránh tắc đường, ông Vũ Văn Viện - giám đốc Sở Giao thông Hà Nội đề nghị các chủ xe hợp tác vì sự phát triển bền vững trong cuộc đối thoại chiều 31/12.

Chí Hiếu

TP HCM tối cuối cùng của năm 2016 trời se lạnh, nhiều nơi chỉ còn 23 độ C. Từ rất sớm, dòng người ùn ùn kéo về trung tâm thành phố vui chơi trước thời khắc chuyển sang năm mới. Các con đường thuộc quận 1, 3, 5, 10… như Hai Bà Trưng, Cách Mạng Tháng Tám, Nam Kỳ Khởi Nghĩa… luôn trong tình trạng ùn ứ vì lượng xe quá đông.

Cũng như nhiều nhóm khác, Phương Loan và những người bạn trường Đại học Luật TP HCM hoà mình trong dòng xe chật ních, nhích từng chút một trên đường Đồng Khởi (quận 1). Tuy nhiên, không ai lộ vẻ khó chịu dù tình trạng ùn ứ ngày càng nghiêm trọng. Họ thỉnh thoảng lấy điện thoại chụp ảnh đèn trang trí rực rỡ suốt nhiều km đường hay trước các trung tâm thương mại…

nguoi-dan-ca-nuoc-don-nam-2017

Khu nhà thờ Đức Bà tối 31/12. Ảnh: Tiến Thành.

"Năm nay thành phố không bắn pháo hoa nhưng vẫn còn rất nhiều chương trình vui chơi khác. Tôi và các bạn dự định sẽ đến phố đi bộ Nguyễn Huệ xem biểu diễn ánh sáng 3D lên tòa nhà UBND thành phố. Chắc ở đó sẽ đông lắm nhưng không sao, Tết mà”, Loan nhoẻn miệng cười, nói.

Nữ sinh cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ việc cả nước không bắn pháo hoa, dành tiền chăm lo cho đồng bào nghèo hay bị lũ lụt ở miền Trung. "Sài Gòn nhiều năm nay bắn pháo hoa bằng tiền xã hội hoá, song cũng cần thiết có động thái này để chia sẻ với cả nước", Loan nói thêm.

Khu vực Nhà thờ Đức Bà (quận 1) không khí đón năm mới chộn rộn từ 18h khi hàng trăm người dân và du khách đổ về vui chơi, chụp hình lưu niệm. 

Tạ Nguyễn Đan Vy, du học sinh tại Australia, xúng xính trong tà áo dài say sưa tạo dáng chụp hình cùng bạn học. Vy cho biết đây là năm thứ hai ăn Tết ở quê nhà. "Năm mới đã đến, mình muốn ghi lại kỷ niệm trong những ngày nghỉ lễ tại Việt Nam. Chỉ hơi tiếc Tết này thành phố không bắn pháo hoa", Vy chia sẻ. 

nguoi-dan-ca-nuoc-don-nam-2017-1

Đan Vy (trái) lưu lại hình ảnh đón năm 2017 tại quê nhà. Ảnh: Tiến Thành.

Đây là lần đầu tiên sau cả chục năm TP HCM không bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch. Tuy nhiên, thành phố đã tổ chức trang trí ánh sáng nghệ thuật trên hàng loạt tuyến đường: Trường Sơn, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Văn Trỗi, Hàm Nghi, Đồng Khởi, Lê Lợi, Lê Duẩn, Phạm Ngọc Thạch, Tôn Đức Thắng, Võ Văn Kiệt, Trương Định, Nguyễn Huệ, Cách Mạng Tháng Tám, Hai Bà Trưng, Pasteur, Nguyễn Thị Minh Khai.

Chương trình đếm ngược trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới sẽ diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ. Trước đó là trình chiếu ánh sáng nghệ thuật 3D lên tòa nhà UBND thành phố, tòa nhà Times Square.

Ngoài ra, chương trình biểu diễn nghệ thuật đón chào năm mới sẽ diễn ra trong 2 đêm 31/12 và 1/1/2017 tại nhiều địa điểm như: Công viên Gia Định, Nhà văn hóa Thanh niên, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, ký túc xá, khu lưu trú công nhân, khu chế xuất, khu công nghiệp...

TP Nha Trang (Khánh Hoà) vừa tạnh mưa, khí trời se lạnh, đường phố được trang hoàng lộng lẫy, rực rỡ ánh đèn. Nhiều người ở các vùng ngoại ô chở con đến trung tâm thành phố vui chơi, chụp ảnh. Nhiều ngã tư, cảnh sát đã lập chốt, điều tiết giao thông.

Quảng trường 2 Tháng 4, nơi được đánh giá sầm uất nhất phố biển đông nghẹt người. Dọc trung tâm thành phố, khu phố Tây Trần Quang Khải, Nguyễn Thiện Thuật, Hùng Vương... tấp nập dân địa phương lẫn khách nước ngoài. "Tối qua mưa lớn, nay tạnh hơn nên chở vợ con đi vòng vòng thành phố dạo chơi", anh Đình Bảo nói.

Dọc bờ biển đường Trần Phú từng đoàn người đi đạo, nhiều khách tây dù đón tết xa quê, song rất háo hức. Còn những vị khách Nga tỏ ra thích thú với thời tiết tạnh ráo, se lạnh. Ngoài ra, nhiều nhà hàng, quán ăn phục vụ đêm tất bật, mở cửa sớm hơn hàng ngày.

Tại Cà Mau, nhiều tuần trước các tuyến đường đã được trang trí hoa văn, đèn chiếu sáng lộng lẫy. Chiều cuối năm thời tiết mát mẻ, người dân từ các nơi đổ về những điểm vui chơi, giải trí ở trung tâm thành phố từ rất sớm. Đặc biệt năm nay Cà Mau tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh (1/1/1997–1/1/2017) tại khu Trung tâm hội nghị đúng vào dịp cuối năm nên dòng người về dự lễ, chờ đợi đón giao thừa bắt đầu đông đúc từ 17h.

Tại các trục đường chính dẫn vào khu Trung tâm hội nghị an ninh được thắt chặt. Người dân đến dự sự kiện được lực lượng chức năng bố trí nơi đậu xe và trông coi miễn phí.

Hơn 19h, hàng nghìn người tập trung trước sân khấu lớn ở khu Trung tâm hội nghị chờ đón xem chương trình lễ kỷ niệm ngày thành lập tỉnh Cà Mau diễn ra lúc 20h.

"Gia đình tôi chạy xe máy gần 100 km từ Đất Mũi về trung tâm của tỉnh để đón giao thừa. Do mấy năm trước không có điều kiện để đi vì chưa có đường bộ, năm nay đường xá thông thoáng, bà con xứ Mũi rủ nhau lên tỉnh chơi Tết dương lịch", anh Nguyễn Văn Tình ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, nói.

Nhóm phóng viên

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Sáng 31/12, UBND TP Đà Nẵng kỷ niệm 20 năm thành phố trực thuộc Trung ương (1/1/1997-1/1/2017). "Ký ức của người dân Đà Nẵng chưa bao giờ phai mờ hình ảnh về thành phố thân yêu cách đây 20 năm, đó là những tháng ngày còn rất gian khó", ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, mở đầu bài phát biểu khai mạc buổi lễ.

Ông Xuân Anh cho biết, trước khi chia tách, Đà Nẵng là đô thị cấp 3, trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng với hạ tầng nghèo nàn, giao thông khó khăn; trường học, bệnh viện vừa thiếu vừa trang bị sơ sài; bờ đông sông Hàn là xóm nhà chồ tạm bợ. Nối đôi vờ sông, ngoài những chuyến phà chỉ có cầu Nguyễn Văn Trỗi và cầu Trần Thị Lý ọp ẹp. Bờ biển Đà Nẵng trải dài từ Hòa Hải đến cảng Tiên Sa hoang sơ, vắng vẻ...

thu-tuong-da-nang-phai-tro-thanh-doc-nhat-vo-nhi

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh phát biểu tại lễ kỷ niệm 20 năm thành phố trực thuộc Trung ương. Ảnh: Nguyễn Đông.

Ý thức được trách nhiệm của mình và đặc biệt vì cuộc sống của hơn 65 vạn dân thành phố, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đà Nẵng đã dốc toàn lực, toàn tâm vào công cuộc kiến thiết quê hương. Nhờ đó, năm 2016 tổng sản phẩm xã hội địa phương đạt 54.000 tỷ đồng, gấp 6 lần so với năm 1997; tổng thu ngân sách Nhà nước đạt gần 19.000 tỷ đồng, tăng 16 lần...

Thành phố đã có bộ mặt đô thị khang trang, 9 cây câu bắc qua sông Hàn, xóa xóm nhà chồ và có nhiều chương trình an sinh xã hội thiết thực như "5 không" (không hộ đói, không người lang thang xin ăn, không người mù chữ, không người nghiện ma túy trong cộng đồng, không giết người để cướp của) và "3 có" (có nhà ở, có việc làm, có nếp sống văn minh đô thị) và gần đây là "4 an" được dư luận ủng hộ…

"Có được thành tựu 20 năm qua, đúng là chúng ta đã biết khai thác quỹ đất để phát triển nhưng có một loại quỹ nghìn lần quý hơn đất, đó là lòng dân. Bài học sâu sắc nhất được rút ra trong chặng đường đã qua là bài học lấy dân làm gốc. Mọi chủ trương, chính sách đều hướng về nhân dân, vì nhân dân phục vụ", ông Xuân Anh nói và bày tỏ tri ân với những lãnh đạo tiền nhiệm, đặc biệt là những cống hiến to lớn của cố Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, sau khi tách khỏi tỉnh Quảng Nam, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã không ngừng sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và từng bước khẳng định vị thế đầu tàu của miền Trung - Tây Nguyên. "Sự phát triển của Đà Nẵng cũng khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về việc tái lập Đà Nẵng thành đơn vị hành chính thuộc Trung ương, đáp ứng yêu cầu phát triển mới", ông nói.

Thủ tướng yêu cầu Đà Nẵng cần xác định rõ tầm chiến lược hướng đến một thành phố thông minh, dựa trên công nghệ đột phá, một trung tâm giao thương quốc tế, thành phố du lịch dịch vụ cạnh tranh với Singapore, Hong Kong... "Tuy nhiên thay vì sao chép, lập lại vòng luẩn quẩn, Đà Nẵng phải tạo ra sự khác biệt, phải trở thành một thành phố độc nhất vô nhị không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

thu-tuong-da-nang-phai-tro-thanh-doc-nhat-vo-nhi-1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại lễ kỷ niệm 20 năm Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Ảnh: Nguyễn Đông.

Người đứng đầu Chính phủ cũng cho rằng Đà Nẵng cần tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp, khuyến khích khởi nghiệp, tiếp tục thu hút các dự án FDI công nghệ cao, phấn đấu đạt 40-50 nghìn doanh nghiệp vào năm 2020. Đà Nẵng phải đi đầu về giáo dục và đào tạo với tinh thần xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, khai phóng và hội nhập như các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp... từng đề xướng.

Dừng lại là tụt hậu

Theo Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, buổi lễ kỷ niệm 20 năm thành phố trực thuộc Trung ương sẽ không có ý nghĩa nếu lãnh đạo và nhân dân Đà Nẵng bằng lòng những thành quả đã đạt được. 

"Những thành tựu 20 năm qua là rất đáng tự hào nhưng không vì thế mà tự ru ngủ và huyễn hoặc mình bởi sự thật ngày hôm qua chưa chắc đã là sự thật của hôm nay; dứt khoát chúng ta không thể tự bằng lòng và không được phép để niềm tự hào ấy chỉ vỏn vẹn 20 năm mà nó phải kéo dài đến mãi mãi. Dừng lại là tụt hậu, là có lỗi", ông Xuân Anh nói.

Những việc sắp tới thành phố cần làm, theo Bí thư Đà Nẵng là phải xây dựng cho được đội ngũ công chức, viên chức có bản lĩnh, trí tuệ, dám chịu trách nhiệm, hết lòng gắn bó với nhân dân, kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, lười suy nghĩ - những căn bệnh cố hữu trong bộ máy công quyền. Đặc biệt, vai trò người đứng đầu được phát huy trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc dân chủ, tôn trọng tập thể.

thu-tuong-da-nang-phai-tro-thanh-doc-nhat-vo-nhi-2

Lãnh đạo Đà Nẵng trao tặng danh hiệu "Công dân tiêu biểu" cho 20 người dân thành phố. Ảnh: Nguyễn Đông.

"Tôi mong mỗi cán bộ, mỗi người trong chúng ta hãy suy ngẫm và hành động. Lịch sử đang giao trọng trách cho chúng ta, phải làm gì để tương lai trân trọng chúng ta như hôm nay chúng ta đang trân trọng quá khứ", ông Xuân Anh phát biểu.

Dịp này, UBND TP Đà Nẵng đã tặng bằng khen cho 20 công dân tiêu biểu vì những đóng góp trên tất cả các lĩnh vực y tế, giáo dục, an ninh trật tự, thể thao, văn hóa-văn nghệ...

Nguyễn Đông

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật trong tuần

Đối tác

Mời các bạn ghé thăm:
Bảo Châu ELEC chuyên cung cấp lắp đặt các hệ thống Audio chuyên nghiệp như:
Loa klipsch

Tham khảo thêm Loa klipsch hay, giá rẻ khác


Loa Klipsch chính hãng, nghe nhạc cực hay, xem phim cực chất, đa dạng mẫu mã, giá tốt nhất tại Việt Nam.
Xem thêm nhiều loa Jamo chính hãng, giá tốt khác

Xem thêm nhiều loa Jamo chính hãng, giá tốt khác


Bảo Châu Elec - hệ thống chuỗi cửa hàng âm thanh hiện đại hàng đầu tại Việt Nam. Hiện đang cung cấp dòng loa Jamo chính hãng với giá cực tốt. Quý khách đang có nhu cầu sở hữu dòng loa nghe nhạc đỉnh cao, âm thanh chất lượng, kiểu dáng sang trọng này hãy xem thêm tại đây.