Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

xe-buyt-nhanh-chay-gio-cao-diem-mat-56-phut-bang-xe-buyt-thuong

Nhà chờ buýt nhanh điểm Khuất Duy Tiến bị ùn tắc giao thông cục bộ sáng 29/12. Ảnh: Phương Sơn

Ngày 29/12, Sở Giao thông Hà Nội lần đầu tiên thử nghiệm 20 chuyến buýt nhanh (BRT), lộ trình từ bến xe Yên Nghĩa đến bến xe Kim Mã trong giờ cao điểm với tần suất 7-10 phút một chuyến.

Theo ghi nhận, buýt nhanh đón, trả khách tại các bến chờ, lưu thông cùng phương tiện khác trên làn ngoài cùng. Cảnh sát giao thông tham gia phân luồng, tuy nhiên chưa cấm các phương tiện xe máy, taxi đi vào cầu vượt nhẹ Láng Hạ, Lê Văn Lương như kế hoạch trước đây.

Do các phương tiện khác được đi vào làn riêng dành cho buýt nhanh, nên trong giờ cao điểm, trên các tuyến Yên Nghĩa - Lê Trọng Tấn, Lê Văn Lương - Láng Hạ..., mật độ xe đông đúc, buýt nhanh chạy khá chậm. Tại điểm chờ trên trục đường Tố Hữu, Khuất Duy Tiến giao thông bị ùn tắc cục bộ trong thời gian ngắn.

Trao đổi với VnExpress, ông Vũ Hà (Giám đốc Ban quản lý dự án phát triển giao thông đô thị, đại diện chủ đầu tư) cho biết, qua thử nghiệm nêu trên, buýt nhanh chạy từ bến Yên Nghĩa đến Kim Mã mất khoảng 56 phút. Việc vận hành khớp nối kỹ thuật diễn ra thuận lợi, tuy nhiên cần điều tiết lại một số điểm mở, quay đầu tại các nút giao, ngã ba, ngã tư trên trục đường xe buýt đi qua.

Cũng theo ông Hà, trong thiết kế ban đầu làn xe buýt nhanh được ngăn cách bằng dải phân cách cứng cao khoảng 25 cm, nhưng hiện các tuyến đường phân cách bằng vạch sơn, phương tiện đi chung nên tốc độ buýt nhanh "không được nhanh như kỳ vọng".

Ông Nguyễn Hoàng Hải (Giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành Giao thông đô thị Hà Nội) cho hay, việc chạy thử nghiệm là để kiểm tra mức độ ùn tắc giao thông trên toàn tuyến, để xem xét có phương án tốt nhất.

"Qua lần đầu buýt nhanh chạy giờ cao điểm cho thấy ở một số nút giao tín hiệu đèn chưa hợp lý, Trung tâm sẽ đề xuất hiệu chỉnh lại cho phù hợp", ông Hải nói.

xe-buyt-nhanh-chay-gio-cao-diem-bang-xe-buyt-thuong-1

Có thời điểm 2 xe buýt nhanh nối đuôi nhau tại đường Tố Hữu vào giờ cao điểm sáng 29/11. Ảnh: Phương Sơn

Trong hai ngày 29 và 30/12, 20 xe buýt nhanh chạy thử nghiệm vào tất cả các khung giờ để cơ quan quản lý đánh giá tác động, dự kiến vận hành chính thức từ 31/12.

Theo tính toán của Sở giao thông Hà Nội, tốc độ trung bình của buýt nhanh là 20 km/h, thời gian vận hành 45 phút/chuyến, nhanh hơn 5-10 phút so với buýt thường.

Tuyến buýt nhanh thí điểm đầu tiên của Hà Nội là Kim Mã - Yên Nghĩa khởi công đầu năm 2013, dự kiến khai thác vào quý II/2015 nhưng đã chậm tiến độ hơn một năm.

Tuyến buýt chạy theo lộ trình Yên Nghĩa - Ba La - Lê Trọng Tấn - Lê Văn Lương kéo dài - Láng Hạ - Giảng Võ - bến xe Kim Mã. Theo tính toán của đơn vị quản lý, xe buýt nhanh di chuyển cả chặng Kim Mã - Yên Nghĩa dài 14 km, mất khoảng 45 phút.

Tổng đầu tư của dự án gồm xây dựng hạ tầng, nhà chờ, phương tiện... là 55 triệu USD (trên 1.100 tỷ đồng) bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới, trong đó Việt Nam góp vốn đối ứng bằng chi phí giải phóng mặt bằng.

Bá Đô

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật trong tuần

Đối tác

Mời các bạn ghé thăm:
Bảo Châu ELEC chuyên cung cấp lắp đặt các hệ thống Audio chuyên nghiệp như:
Loa klipsch

Tham khảo thêm Loa klipsch hay, giá rẻ khác


Loa Klipsch chính hãng, nghe nhạc cực hay, xem phim cực chất, đa dạng mẫu mã, giá tốt nhất tại Việt Nam.
Xem thêm nhiều loa Jamo chính hãng, giá tốt khác

Xem thêm nhiều loa Jamo chính hãng, giá tốt khác


Bảo Châu Elec - hệ thống chuỗi cửa hàng âm thanh hiện đại hàng đầu tại Việt Nam. Hiện đang cung cấp dòng loa Jamo chính hãng với giá cực tốt. Quý khách đang có nhu cầu sở hữu dòng loa nghe nhạc đỉnh cao, âm thanh chất lượng, kiểu dáng sang trọng này hãy xem thêm tại đây.