Điểm khác biệt cơ bản là chương trình linh hoạt hơn nhiều so với Việt Nam. Các trường Mỹ, mỗi sinh viên được xây dựng và lựa chọn cách học khác nhau, còn sinh viên Việt Nam gần như không có lựa chọn. Ở Mỹ, một số môn tín chỉ chia làm 3 phần, một phần bắt buộc, tất cả sinh viên học; một phần tín chỉ chuyên môn và một phần được phép chọn lựa Triết học, tiếng Anh hoặc tiếng Nhật... Thời gian trên giảng đường ít hơn Việt Nam, thường họ tự học và đến gặp trực tiếp thầy.
TS Nguyễn Thành Nam: Chicago có cơ sở tốt, nếu Việt Nam có cơ sở tốt vẫn có thể thực hiện được?
GS Ngô Bảo Châu: Có thể. Vấn đề là cả sinh viên và giáo viên phải quan niệm ĐH là động cơ cho nghiên cứu khoa học chứ không hẳn là giảng dạy. Hai phần tương hữu nhau, thực tế 90% giảng dạy, nên giảng viên dạy nhiều, sinh viên học nhiều quá.
TS Nguyễn Thành Nam: Vậy có thể lồng ghép?
GS Ngô Bảo Châu: Việc nghiên cứu ảnh hưởng lớn giảng dạy nên không thể lồng ghép.
TS Nguyễn Thành Nam: Quy định có đủ tín chỉ mới cấp bằng?
GS Ngô Bảo Châu: Cần hạ xuống, nên có định tính trong đó. Trong quá trình làm việc, người thầy đó có thời gian làm việc với sinh viên có thể có bản viết giới thiệu mô tả về quá trình đó. Cá nhân tôi nghĩ bức thư đó tương đương mà không cần tín chỉ.
TS Nguyễn Thành Nam: Tức là càng lên cao càng định tính nhiều hơn.
GS Ngô Bảo Châu: Chính xác.
TS Nguyễn Thanh Nam: Người ta xem bảng điểm?
GS Ngô Bảo Châu: Vì phát triển xã hội chưa cao.
TS Nguyễn Thành Nam: Vậy là trường ĐH ở các nước tiên tiến không phải chỉ đáp ứng nhu cầu hiện xã hội mà còn cao hơn?
GS Ngô Bảo Châu: ĐH ở các nước tiên tiến là nơi lưu trữ di sản văn hóa xã hội, không làm kiến thức chết mà đó là kiến thức sống và luôn phát triển, đó là vai trò lớn và cơ bản của trường ĐH. Trong đó có cả giảng dạy và nghiên cứu, đều thể hiện sứ mệnh chung này.
TS Nguyễn Thành Nam: Tức là nền dân trí xã hội dựa vào đó.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét