Thứ hai, 26/12/2016 | 17:29 GMT+7
Thứ hai, 26/12/2016 | 17:29 GMT+7
Những ngày này, người dân ở làng Sình (xã Phú Mậu huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) đang tất bật sản xuất tranh giấy để bán dịp Tết.
Làm tranh giấy là nghề cổ truyền của làng Sình, vốn nổi tiếng xứ Huế và các vùng lân cận.
Tranh làng Sình có nét giống tranh Đông Hồ (Bắc Ninh) và tranh Hàng Trống (Hà Nội), nhưng vẫn giữ nét riêng biệt và chủ yếu phục vụ việc thờ cúng, tâm linh dịp Tết.
Để làm tranh, người dân tạo nên những bản tranh khắc gỗ mộc mạc.
Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước cho biết, giấy dùng để in tranh là giấy dó hoặc giấy mộc quét điệp. Màu sắc tô tranh được tạo từ chất liệu như sò điệp, các loại lá cây.
Quy trình làm tranh gồm pha giấy, phơi giấy, tạo màu, khắc ván, in tranh, và tô màu là quan trọng nhất.
Người thợ để giấy trắng lên mộc bản đã quét mực để in tranh.
Tranh in trên mộc bản xong, được phơi khô ráo rồi đến công đoạn tô màu, vẽ mắt mũi.
Dòng chủ đạo của làng Sinh là tranh thờ cúng. Theo phong tục địa phương, các bức tranh này sẽ được đốt bỏ sau khi cúng xong.
Nhiều năm nay, cơ sở làm tranh của nghệ nhân Kỳ Hữu Phước là địa điểm du lịch trải nghiệm được yêu thích của khách quốc tế.
Du khách thích thú khi tự mình tạo nên một bức tranh.
Làng Sình hiện có khoảng 30 hộ đang theo nghề làm tranh dân gian.
Bên cạnh sản xuất tranh thờ cúng dịp Tết, cơ sở làm tranh giấy của nghệ nhân Kỳ Hữu Phước cũng sản xuất bộ lịch 2017 bằng tranh giấy đưa ra thị trường.
Tranh làng Sình theo thương lái sẽ đi các các tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Bình để tiêu thụ.
Võ Thạnh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét